vrijdag 23 maart 2018

Việt Nam 'bỏ dự án Cá Rồng Đỏ' (cạnh Bãi Tư Chính) của nhà thầu Tây-bán-nhà Repsol, ở Biển Đông ! [... việt cộng... "cụp đuôi" trước răng nanh của "chó tàu" ]

 Việt Nam ngưng khai thác dầu ở biển Đông do sức ép của Trung Quốc

Hình ảnh từ video từ tàu tuần duyên của Việt Nam hôm 1/6/2014 cho thấy tàu tuần duyên Trung Quốc (trái) đang đuổi theo tàu Việt Nam gần một mỏ khai thác dầu trong vùng nước tranh chấp ở biển Đông.
Hình ảnh từ video từ tàu tuần duyên của Việt Nam hôm 1/6/2014 cho thấy tàu tuần duyên Trung Quốc (trái) đang đuổi theo tàu Việt Nam gần một mỏ khai thác dầu trong vùng nước tranh chấp ở biển Đông.
AFP
PetroVietnam vừa yêu cầu công ty Repsol của Tây  Ban Nha ngưng dự án khai thác dầu ở lô 07/03 thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ, ngoài khơi Vũng Tàu của Việt Nam do sức ép từ Bắc Kinh. Hãng tin BBC loan tin này hôm thứ sáu ngày 23/3.
Theo BBC, quyết định ngưng khai thác đưa ra vào đúng lúc Repsol đang làm những bước chuẩn bị cuối cùng để khoan khai thác. Giàn khoan Ensco 8504 dự kiến sẽ rời Singapore để đến mỏ khoan vào thứ năm tuần này. Quyết định ngưng đột ngột có thể khiến Repsol và các đối tác của công ty này mất 200 triệu đô la đầu tư.
Repsol trước đó đã ước tính lô 07/03 có trữ lượng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ mét khối ga.
Hiện Repsol và các công ty đối tác là PetroVietnam và Mubadala Petroleum chưa đưa ra bình luận nào về quyết định mới này.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng chưa có bình luận gì về thông tin mới. Tuy nhiên tại cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng bà không biết gì về thông tin Trung Quốc gây sức ép lên phía Việt Nam hay Repsol.
Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy một năm qua, Việt Nam phải yêu cầu công ty nước ngoài ngưng dự án khai thác dầu khí ở biển Đông do sức ép từ Trung Quốc.
Hồi tháng 7 năm ngoái, Việt Nam cũng đã yêu cầu Repsol phải ngưng khai thác ở lô 136/03. BBC cho biết, vào lúc đó, chính Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch là những người kiên quyết yêu cầu Repsol ngưng khai thác để tránh đối đầu với Trung Quốc.
Lô 136/03 được cho là nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra ở biển Đông, đòi chủ quyền đến 90% diện tích khu vực này. Tòa Quốc tế hồi năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc này.
Lô 07/03 được cho là cũng nằm rất gần với đường đứt khúc 9 đoạn.
Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc hồi năm ngoái đã có lúc căng thẳng do Việt Nam muốn khai thác dầu tại hai lô này. Tướng Trung Quốc Phạm Trường Long đã cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 6 năm ngoái, và một giao lưu quốc phòng giữa hai nước cũng bị hủy bỏ vì Trung Quốc phản đối Việt Nam khai thác dầu.
Trung Quốc lúc đó cũng đã đe dọa sử dụng vũ lực đối với Việt Nam nếu Việt Nam không cho ngừng khoan thăm dò tại lô 136/03.
Việt Nam sau đó đã gửi đoàn làm việc sang Bắc Kinh, và quyết định ngưng khai thác được đưa ra sau chuyến thăm này.

Việt Nam 'bỏ dự án Cá Rồng Đỏ' ở Biển Đông

  • 37 phút trước


This picture taken on 14 May shows a Chinese coast guard ship (back) sailing next to a Vietnamese coast guard vessel (front) near China's oil drilling rig in disputed waters in the South China Sea.Bản quyền hình ảnh AFP
Image caption Hai nước đã có cuộc đối đầu căng thẳng hồi 2014, khi Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng biển có tranh chấp

Lần thứ hai chỉ trong vòng một năm, Việt Nam phải hủy bỏ một dự án dầu khí quan trọng ở Biển Đông do áp lực từ Trung Quốc, BBC được biết.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) yêu cầu hãng năng lượng của Tây Ban Nha, Repsol, tạm ngưng một dự án ở khu vực ngoài khơi phía đông nam, một nguồn đáng tin cậy trong ngành nói.
Điều này đồng nghĩa với việc Repsol và các đối tác có thể sẽ thiệt hại khoảng 200 triệu đô la đã đầu tư vào dự án.
Trung Quốc sẽ 'diễn tập hải quân ở Biển Đông'
Tàu thăm dò của Repsol có mặt ở địa điểm mới
Repsol tạm ngừng khoan dầu ở VN
VN ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông
Đây là tin không ai ngờ, bởi vì các công tác chuẩn bị cuối cùng cho việc khoan thương mại đã diễn ra.
Có thể Trung Quốc xem diễn tiến này là thắng lợi quan trọng.
Quyết định của Việt Nam dường như cho thấy sự phô trương sức mạnh của Hoa Kỳ tại Biển Đông trong thời gian gần đây đã không làm thay đổi các tính toán chiến lược của Việt Nam.
Tàu sân bay Mỹ vào Vịnh Đà Nẵng
Tại sao VN tiếp đón hàng không mẫu hạm Mỹ?

'Trả giá đắt'

Kể từ 2009, Việt Nam đã tìm cách thăm dò, phát triển mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ.


BBC
Một phần của dự án Cá Rồng Đỏ, giàn khoan có tên Ensco 8504, theo dự kiến lẽ ra khởi hành từ Singapore tới địa điểm khoan vào hôm thứ Năm.
Địa điểm đặt giàn khoan nằm trong Lô 07/03, nơi Việt Nam và các công ty con của Repsol trước đó từng ước tính là có trữ lượng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí gas.
Hãng đã thuê công ty Yinson của Malaysia cung cấp một bể chứa dầu nổi (Floating Production Storate and Offloading - FPSO) tại địa điểm này trong 10 năm, với chi phí ước tính trên 1 tỷ đô la.
Hơn nữa, Repsol đã thuê hãng Keppel FloaTEC của Mỹ xây một dàn kỹ thuật (production platform) để phục vụ cho địa điểm này với mức chi phí có lẽ là hàng chục triệu đô
Theo nguồn tin BBC có được, nhìn chung, Repsol và các đối tác trong dự án (gồm Mubadala Petroleum và PetroVietnam) nhiều khả năng bị thiệt hại khoảng 200 triệu đô la.
Repsol và các công ty liên đới hiện chưa hồi đáp các câu hỏi của BBC về những diễn biến mới nhất này.
Đây là lần thứ hai Repsol bị yêu cầu ngưng hoạt động khoan.
Lô 07/03 nằm ngay cạnh lô 136/03, nơi mà Repsol bị chính phủ Việt Nam yêu cầu ngưng hoạt động khoan thăm dò hồi tháng Bảy năm ngoái.


Ban do dau khi VN 12/2016Bản quyền hình ảnh Ban do dau khi VN 12/2016
Image caption Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà VN phải ngưng khai thác hồi 7/2017
Hồi đó, có tin nói nói quyết định được đưa ra sau khi Trung Quốc dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam ở vùng nước nông gần đó, Bãi Tư Chính.
Các tường thuật từ tháng 07/2017 nói rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch là những người đưa ra quan điểm rằng việc khoan thăm dò ở Lô 136/03 phải dừng lại để tránh đối đầu với Trung Quốc.
Trung Quốc không nói rõ về 'tin đồn giàn khoan'
Bill Hayton: 'Cá Voi Xanh chặn Đường Lưỡi Bò'
VN và TQ 'không xử lý được bất đồng cơ bản'
Có thể những toan tính giống vậy cũng đã tác động tới quyết định lần này.
Đã có một số quan điểm trong khu vực cho rằng cách tiếp cận cứng rắn hơn của ông Donald Trump đối với Trung Quốc cùng thái độ hành xử quyết liệt hơn của Hải quân Hoa Kỳ tại Biển Đông có thể tạo ra những khoảng không chính trị để chính phủ các nước Đông Nam Á vững tâm bảo vệ quyền trên biển một cách hiệu quả hơn.
Chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Việt Nam hồi cuối năm ngoái cùng các cuộc trao đổi sau đó giữa ông với giới lãnh đạo Việt Nam dường như cho thấy chính phủ hai nước đang hợp tác để đối phó với áp lực từ Trung Quốc.
Các nước khác trong khu vực cũng rất muốn khai thác nguồn trữ lượng dầu khí ngoài khơi của mình.
Malaysia, Brunei và Philippines đang đều bị áp lực từ phía Trung Quốc trong việc phải chấp nhận "khai thác chung" trong các khu vực mà theo Công ước Luật Biển của Liên hiệp quốc (UNCLOS) là hoàn toàn thuộc quyền của các nước đó.
Cho đến nay, toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á đều chống lại áp lực này.
Việt Nam đã chọn phát triển các mỏ khí một mình, và kết quả là đã bị Trung Quốc đe dọa về quân sự.
Nay, với việc lần thứ hai Hà Nội phải xuống thang, người ta đang đặt câu hỏi về khả năng khai thác ngoài khơi của Việt Nam.
Giờ đây người ta sẽ đồn đoán về số phận của dự án khí Cá Voi Xanh của Exxon Mobil ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam.
Tuy nhiên, dự án này nằm gần bờ hơn và do đó có thể sẽ không khiến cho Trung Quốc tức giận.
Bản tiếng Anh bài của nhà báo Bill Hayton trên trang BBC News đã đăng tại đây.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten