dinsdag 20 maart 2018

Hồng Kông : Nhà..."ống cống" OPod + Nông trại trên không + Núi... "rác thải"

Giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở Hong Kong

  • 30 phút trước
OPodBản quyền hình ảnh OPod
Hong Kong rất đông đúc - 7,4 triệu người sống chen chúc trên diện tích chỉ có 1.098 cây số vuông (424 dặm vuông).
Bên cạnh việc dân số quá đông, giá cả tăng chóng mặt khiến nhiều người không cách gì trang trải nổi chi phí chỗ ở.
Và đó là lý do khiến một kiến trúc sư địa phương muốn biến những ống cống thoát nước bằng xi măng thành những căn hộ mini, đặt chồng lên nhau ở những nơi còn khoảng trống.
Đặc sản lẩu gà nhất định phải thử ở Hong Kong
Hong Kong gặp khó khăn lớn về rác thải
Nông trại trên không ở Hong Kong
Nhìn từ xa, những nơi đặt các căn hộ này trông như thể công trường xây dựng. Thế nhưng nó có thể lại là một giải pháp thông minh cho vấn nạn thiếu chỗ ở trầm trọng của Hong Kong.
Việc tìm kiếm những căn nhà có mức giá phải chăng khiến người ta phải tính đến những nơi ở nhỏ xíu, thậm chí là những nơi vô cùng kỳ quặc.
Một số kiến trúc sư đang thử nghiệm làm các căn hộ nhỏ tới mức điên rồ, 'nhà siêu nhỏ' ('nano-home').
Một trong những căn như thế, chưa bằng một ô đậu xe hơi, với diện tích chỉ có 121 feet vuông, gần đây đã được báo với giá 1,93 triệu đô la Hong Kong (242.805 đô la Mỹ). Bán được, bởi mọi người ai cũng thiết cốt muốn tìm được nơi làm nhà ở ổn định.
Kiến trúc sư sống và làm việc tại Hong Kong, James Law, mô tả Hong Kong trở nên tệ hại về tình trạng chỗ ở ra sao, với các căn hộ và các tòa nhà thương mại bị chia nhỏ thành nhiều phần tới mức khó tưởng tượng.
"Không có ánh sáng mặt trời, không có hệ thống thông gió đàng hoàng, cực kỳ nhỏ, các ô bé xíu chỉ với diện tích 50 feet vuông," Law nói. "Về căn bản thì các chủ cho thuê chia không gian ra thành từng phần siêu nhỏ bởi không mấy ai đủ sức chi trả cho việc ở trong một căn hộ bình thường."
Getty ImagesBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Trong suốt gần 10 năm qua, nhiều người ở Hong Kong đã phải vật lộn với mức giá nhà tăng chóng mặt, và nhiều người đã buộc phải chọn sống trong các chuồng cũi
Thế chưa phải đã là ghê gớm gì. Mọi người thậm chí còn phải bắt đầu sống trong những chỗ trông như những cái chuồng.
Hàng ngàn người không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải chấp nhận thuê một khoảng không rộng chỉ chừng 16 feet vuông - được làm từ các chất liệu khiến nó trông không khác gì cái chuồng.
Bông hoa lạ trên lá cờ Hong Kong
Phút vui hiếm hoi của 'osin' ngoại ở Hong Kong
"Một cái chuồng điển hình sẽ có giường ba tầng. Và để đảm bảo an ninh cũng như sự riêng tư, sẽ có những tấm tôn lượn sóng chắn xung quanh. Trông giống như nhà tù," Law nói. "Thực sự là một chỗ sống kinh hoàng."
Và thực sự là mọi người phải trả tiền để có được chỗ trú chân như thế. Một căn hộ được chia nhỏ ra còn độ từ 50 cho đến 100 feet vuông có giá thuê từ 300 cho đến 600 bảng một tháng (418 đến 837 đô la Mỹ). Giá thuê một cái chuồng cũng không rẻ hơn bao nhiêu, ở mức khoảng 300 bảng, theo James Law.
Vậy là Law đưa ra một giải pháp khả thi hơn.
Các kiến trúc sư như anh đang tìm cách tận dụng những khoảng trống có thể (tuy cũng không có nhiều lắm những chỗ như thế ở Hong Kong).
OPod/James Law CybertectureBản quyền hình ảnh OPod/James Law Cybertecture
Image caption Kiến trúc sư James Law hy vọng sẽ làm được các căn nhà từ ống cống thoát nước và đặt chúng chồng lên nhau ở những nơi có khoảng không
Một ý tưởng mà Law đang nghiên cứu triển khai là OPod - dạng nhà nhỏ xíu được xây dựng từ các ống xi măng thoát nước khổng lồ mà ta có thể đặt chồng lên nhau ở các nơi có khoảng không còn trống nơi đô thị. Đây là một cách nhanh chóng để xây lên được những khối nhà cao tầng gồm các căn hộ nhỏ.
'"[Những ống cống này] thường được chôn ngầm dưới đất để thoát nước cho các trận bão lớn," anh nói. "Và chúng tôi mua được chúng với giá rất rẻ từ các nhà thầu, vì người ta luôn phải sản xuất dư hàng năm, không dùng hết."
"Thay vì bỏ phí, họ bán cho chúng tôi với giá gần như cho không. Và chúng tôi chỉ cần bỏ thêm chút tiền vào để lắp đặt đồ nội thất, buồng tắm, vòi hoa sen, một cái bếp nhỏ, rồi đặt cái giường sofa lưỡng dụng, thế là ngay lập tức ta đã có một căn nhà."
Nhà OPod là kiểu nhà công nghiệp hiện đại, được thiết kế cho phù hợp với nhu cầu ở trong tương lai.
Law thừa nhận rằng đây không phải là giải pháp dài hạn cho cuộc khủng hoảng chỗ ở của Hong Kong, và đó cũng không phải là ý định của anh.
"Tôi không hề có ý định coi OPod là giải pháp tổng thể cho vấn đề này, bởi còn có nhiều chuyện khác nữa dính dáng tới," anh nói. "Một kiến trúc sư đơn lẻ không thể giải quyết rốt ráo mọi thứ bằng một biện pháp được."
OPod/James Law CybertectureBản quyền hình ảnh OPod/James Law Cybertecture
Image caption Bên trong một căn nhà OPod
Còn có một lý do khác nữa cho việc tạo ra OPod: đó là sự hiểu sai về không gian ở Hong Kong. Law cho rằng tuy quả là tình trạng thiếu đất khiến giá bất động sản cao khủng khiếp, nhưng đó chỉ là một phần của bức tranh.
"Hong Kong là một thành phố rất đông đúc. Tuy nhiên, nói rằng chúng ta không đủ đất là không hoàn toàn chính xác. Chúng ta không có những khoảng đất rộng để xây các khu nhà tập thể khổng lồ. Chúng ta cần bồi đắp, lấn biển."
"Nếu ta thực sự nhìn vào thành phố trong hiện trạng ngày nay, ta sẽ thấy là còn rất nhiều đất dư thừa. Ở dưới các cầu vượt, trên nóc các tòa nhà, nằm giữa các tòa nhà... đó là những khoảng không gian thường bị bỏ trống hết năm này qua năm khác."
Law muốn các nhà hoạch định đô thị phải suy nghĩ về việc làm thế nào để phát triển thành phố và làm sao để các căn nhà như OPod có thể chen được vào các khe hở, các khoảng không còn dư thừa.
Với việc giá cả sinh hoạt tăng cao tại Hong Kong trong lúc mức lương không tăng theo kịp thì việc đưa ra các giải pháp là rất cần thiết. Cho tới khi có giải pháp thích hợp được đưa ra thì sẽ vẫn còn những người phải chui ra chui vào những căn chuồng mỗi đêm.
Bản tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-43471199

Nông trại trên không ở Hong Kong

  • 28 tháng 5 2017
Getty ImagesBản quyền hình ảnh Getty Images
Một con bướm đậu trên lá rau diếp không phải là điều gì khác thường. Thế nhưng tôi đang đứng trên nóc của Bank of America Tower, một toà nhà cao 39 tầng nằm trong quận đông đúc nhất của Hong Kong, để được chứng kiến một trong những nông trại cao nhất ở đây. Chú bướm này có lẽ đã phải bay qua những toà tháp trải dài hàng dặm để đến được ốc đảo bé nhỏ nằm giữa sa mạc bê tông này.
"Chúng tôi chỉ việc trồng rau và để cho thiên nhiên ùa về," Andrew Tsui nói. Đi cùng với chúng tôi còn có Michelle Hong và Pol Fabrega, những người sáng lập Rooftop Republic, với mục tiêu phủ xanh những toà nhà chọc trời trong thành phố.
Những loài cây duy nhất cứu được miền ven biển VN
Loại sữa để hàng tháng không hỏng
Có thể chỉ ăn một món để sống?
Có lẽ nếu không phải là chúng tôi đang cách mặt đất 146 mét thì nông trại này trông cũng sẽ giống như bất cứ nông trại nào khác, với các thùng hình chữ nhật xếp thành nhiều hàng. Một số thùng chỉ đựng các mầm mới nhú, một số thùng khác đựng các cây rau đã đủ lớn để thu hoạch. m thanh lớn nhất mà tôi nghe thấy không phải là tiếng xe cộ bên dưới, mà là tiếng gió.
Mặc dù thời điểm chuyến thăm của tôi là vào tháng Hai, ánh nắng vẫn mạnh đến cháy da, và Hong nói với tôi rằng điều kiện thời tiết ở Hong Kong trong cả năm đều phù hợp cho việc trồng trọt. "Chúng tôi trồng từ cà chua, xà lách, broccoli - tất cả mọi thứ," Hong nói.
Những loại rau mà tôi nhìn thấy cũng xanh tươi giống như bất cứ loại rau nào được trồng trên mặt đất. Các nhân viên ở các văn phòng bên dưới chăm sóc chúng mỗi ngày, và sau khi thu hoạch, những loại rau củ này được gửi đến một ngân hàng lương thực, nơi chúng được đem đi phân phát cho những người có điều kiện khó khăn.
"Chúng tôi muốn chia sẻ những sản phẩm tốt chứ không chỉ thức ăn thừa," Tsui nói. Thế nhưng một số nơi khác, những người trồng sẽ giữ lại sản phẩm của mình.
Những loại rau củ tươi thường hiếm khi đến từ Hong Kong. Để giải thích, Tsui chỉ tay về phía các dãy núi bao vòng thành phố. "5 đến 6 triệu người sống chen chúc giữa hai vành đai chật hẹp đó," ông nói.
Trên nóc tòa nhà 39 tầng, Bank of America, là các khay trồng rau xanhBản quyền hình ảnh Robert Davies
Image caption Trên nóc tòa nhà 39 tầng, Bank of America, là các khay trồng rau xanh
Điều này khiến cho 90% thực phẩm tiêu thụ tại Hong Kong đến từ Trung Quốc. Thế nhưng sau nhiều vụ tai tiếng thực phẩm nhiễm độc ở phần lục địa, ngày càng nhiều người dân tại Hong Kong muốn chuyển sang thực phẩm được trồng tại địa phương. Và nếu họ không có đủ đất để làm chuyện đó, họ chuyển sang những toà nhà chọc trời.
Tuy nhiên sản xuất lương thực không phải là mục tiêu duy nhất của dự án. Mục tiêu lớn hơn đó là cách mạng hoá văn hoá sống vội ở thành phố này. Cũng giống như tất cả những đô thị khác, xã hội Hong Kong phân tầng khá rõ rệt, khiến mối quan hệ của mỗi người chỉ giới hạn ở các đồng nghiệp và bạn bè thân. Rooftop Republic muốn giúp phá vỡ những rào cản xã hội này. "Điều này giống như là một thử nghiệm xã hội," Tsui nói.
Điều kỳ diệu ẩn chứa trong một cốc bia
Các thành phố lớn nhất chống ô nhiễm không khí thế nào?
Kiểm soát sự căng thẳng và tình trạng sức khỏe bằng máy tính
Nhóm của ông đang tìm cách mời các nông dân từ những vùng xung quanh đến để huấn luyện cách trồng trọt cho những nhân viên văn phòng. "Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức về trồng trọt sẽ không mất đi theo họ, và họ có thể truyền đạt, chia sẻ với cộng đồng."
Đổi lại, những người nông dân được trả tiền để chăm sóc những hạt giống dùng cho các nông trại trên không này. Điều này giúp họ có được nguồn thu nhập ổn định mà không bị ảnh hưởng bởi những biến động của giá thị trường.
"Đây là khoản thu nhập có rủi ro thấp," Tsui nói. Đó có lẽ là một bước đi nhỏ, thế nhưng nó đang giúp kết nối hai tầng lớp xã hội mà thường có lẽ không bao giờ giao tiếp với nhau. Nhóm của Tsui cũng làm việc với những người khiếm thính hoặc các dạng khuyết tật khác, vốn xem việc tương tác với thiên nhiên là một hình thức điều trị.
Sau khi rời toà tháp Bank of America, nhóm của Tsui tiếp tục đưa tôi đến một dựa án thứ hai, nằm trên nóc toà tháp Câu lạc bộ Hong Kong Fringe - nơi trồng cà tím, cà chua, oregano, sả, bạc hà và cải xoăn cho quán bar và nhà hàng ở dưới. Tôi đã đi qua toà nhà này rất nhiều lần mà không biết rằng có cả một ốc đảo trên nóc của nó.
Tại đây, Rooftop Republic kể với tôi về mục tiêu còn lại của họ: Giáo dục. Bằng việc thường xuyên mở các lớp thực hành, họ hy vọng rằng những cư dân sống tại Hong Kong sẽ ý thức tốt hơn về nguồn lực cần thiết để sản xuất ra những thực phẩm mà họ đang sử dụng.
Robert DaviesBản quyền hình ảnh Robert Davies
Image caption 'Ruộng rau' trên nóc tòa nhà Hong Kong Fringe Club cung ứng rau xanh cho quán bar và nhà hàng bên dưới
Hong chỉ tay về phía một dàn bông cải xanh và nói một trong các nhóm viếng thăm gần đây cho biết họ chưa bao giờ nhìn thấy hết cả cây. "Họ không nhận ra rằng bông cải mà chúng ta ăn chỉ là một phần nhỏ," bà nói, "và nếu bạn nhìn vào số lượng bông cải được bán ở siêu thị, bạn sẽ bắt đầu nhận ra rằng việc trồng một số lượng như vậy sẽ tốn diện tích ra sao," bà nói thêm.
Fabrega đồng ý với Hong. Ông nói rằng trong những buổi học thực hành, các bậc phụ huynh cũng học được nhiều điều mới chứ không chỉ bọn trẻ. "Chúng tôi mang lại kiến thức cho họ, dù đó là những kiến thức khá cơ bản."
Ông cho biết bằng việc chỉ ra nguồn gốc và quá trình sinh thái học của các loại thực phẩm cho những người đến viếng thăm, điều này sẽ giúp làm giảm tình trạng lãng phí thực phẩm - từ đó khuyến khích sự phát triển bền vững toàn diện.
Tsui nói giấc mơ của ông là biến việc thư giãn, nghỉ ngơi trên nông trại trên không này trở thành thói quen hàng ngày của tất cả mọi người. "Cũng tương tự như cà phê," Tsui nói - những thứ từng rất xa xỉ, nhưng sau đó trở thành thói quen hàng ngày nhờ sự tiện lợi. Tsui muốn rằng những chuyến thăm nông trại cũng sẽ trở nên cần thiết như cốc cà phê buổi sáng. "Ở một nghĩa nào đó, chúng tôi có nhiệm vụ biến nông nghiệp trở nên có sức hấp dẫn."
Để hiểu hơn về tiềm năng của ý tưởng trồng trọt trên nóc nhà, tôi đã gặp Matthew Pryor, từ đơn vị thiết kế cảnh quan ở Đại học Hong Kong (HKU). Pryor, một người Anh, đã chuyển đến Hong Kong 25 năm trước. "Nhịp sống ở đây rất dễ gây nghiện - bạn không thực sự yêu thích nó, nhưng bạn không thể sống thiếu nó."
Tôi gặp Pryor giữa lúc ông đang lên một dự án mới, trong đó ước tính khoảng không gian trong thành phố có thể được dùng làm nông trại trên không. Diện tích ước tính ban đầu của ông khá lớn, khoảng 695 hecta, gần gấp 5 lần quy mô Hyde Park ở London hay Central Park ở New York.
Robert DaviesBản quyền hình ảnh Robert Davies
Image caption Khí hậu Hong Kong thích hợp cho việc trồng rau quanh năm
"Hiện nay diện tích trên mặt đất có thể sử dụng để trồng trọt ở Hong Kong chỉ vào khoảng 420 hecta," ông nói. "Như vậy có nhiều chỗ trên nóc nhà hơn là ở dưới đất."
Pryor cũng thực hiện nhiều cuộc khảo sát đối với các nông trại trên không ở Hong Kong. Ông đã tìm đến 60 nông trại đang trong quá trình hình thành. "Điều khiến tôi khá thú vị là những nơi này hoàn toàn không liên kết với nhau - 60 nhóm với ý tưởng giống nhau và họ đã thực hiện ý tưởng đó gần như cùng lúc."
Cũng giống như Tsui, Pryor xem các nông trại trên không là một hình thức chăm sóc sức khoẻ cộng đồng hiệu quả - nhất là với những người lớn tuổi. "Tuổi thọ ở Hong Kong hiện nay là 90 - chúng ta sống lâu hơn hầu hết những nơi khác trên thế giới," ông nói. "Thế nhưng chúng ta lại không có không gian cho người lớn tuổi. Họ dành phần lớn thời gian trên đường phố - nhất là những người già có thu nhập thấp. Tại sao lại không để cho họ dành thời gian trên những nóc nhà?" Các bài tập thể dục nhà và những giao tiếp xã hội là hai trong những cách tốt nhất để tránh bệnh mất trí nhớ.
Bên cạnh đó, ông cũng nói các nông trại trên nóc nhà cũng có thể giúp cách nhiệt và cách âm, giúp các toà nhà giảm lượng tiêu thụ điện từ điều hoà không khí. "Tôi muốn thuyết phục chính phủ công nhận chính thức các chức năng của nông trại trên không," ông nói - để chúng có thể được đưa vào quy hoạch thành phố.
Sau khi nói chuyện trong văn phòng của ông, chúng tôi đang đi dạo quanh nông trại trên không của HKU mà Pryor đã dựng nên cùng với các sinh viên và một số nhân viên khác ở trường.
Ông nhớ lại khi mới được phép cho xây nông trại, ông đã phải vác hàng tấn đất và phân bón lên các bậc cầu thang mà vẫn phải cố gắng giữ im lặng vì có một phòng học gần đó đang làm bài thi.
Tất cả những thứ tôi nhìn thấy ở đây đều được tái sử dụng hoặc mang về từ các công trường.
Ông còn đảm bảo rằng mỗi chậu chứa một lượng đất đủ nặng, đề phòng mùa bão tới. Cho đến nay các cơn bão mạnh đều không để lại hậu quả gì lớn đối với nông trại của Pryor.
Gần đây, thách thức lớn nhất của ông là bảo vệ các cây trồng khỏi những con vẹt mào. "Chúng là loài phá hoại đích thực - rất ồn ào và hung dữ." Thế nhưng trong chuyến thăm của tôi hồi tháng Hai, nông trại ở HKU vô cùng yên bình và có tầm nhìn rất đẹp về phía các dãy núi bao quanh thành phố. "Hầu hết những người đến thăm là vào buổi chiều muộn để nhìn hoàng hôn," ông nói.
Liệu đây có phải là tương lai dành cho cư dân đô thị ở khắp nơi? "Hong Kong có thể được xem như là một nơi thí nghiệm," Pryor nói. Nếu những nông trại trên không có thể trở thành xu hướng mới ở đây và trở nên phổ biến như cà phê, có lẽ việc ý tưởng này được áp dụng trên toàn cầu chỉ là vấn đề thời gian.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-40000965

Hong Kong gặp khó khăn lớn về rác thải

  • 23 tháng 6 2017
Hồng Kông hiện là khu vực có mật độ dân số cao thứ tư trên thế giớiBản quyền hình ảnh Ron Yue / Alamy Stock Photo
Image caption Hồng Kông hiện là khu vực có mật độ dân số cao thứ tư trên thế giới.
Khi lần đầu tiên tôi gặp Chan King Ming tại Đại học Trung Quốc của Hong Kong, khó để tưởng tượng rằng khu vực này đang phải đối mặt với thảm hoạ môi trường. Chúng tôi đang nói chuyện vào một buổi sáng mùa xuân khô rét, trong khu trường đại học nhiều cây xanh ở New Territories của Hong Kong. Giữa các cây cối, tôi có thể nhìn thấy biển lấp lánh dưới ánh nhìn của các khối nhà của thành phố và sườn dốc núi phía sau. Không nhìn thấy một chai nhựa hoặc tờ báo phế thải vứt vương vãi.
Nhưng vẻ bề ngoài này là không thật. Hong Kong có thể là sạch trên bề mặt thôi. nhưng các dịch vụ công cộng đang gắng sức đậy cái nắp rác của thành phố . Mặc dù hết sức nỗ lực dọn dẹp, khu vực này đã tạo ra 3,7 triệu tấn rác đô thị năm 2015, con số lớn nhất trong 5 năm. Nó đã trải qua 13 bãi chôn lấp, và hiện đang được chuyển chức năng thành các công viên, sân golf và sân thể thao, chỉ còn 3 bãi rác đang hoạt động. Với tốc độ này, sẽ chỉ vài năm nữa là những bãi này cũng bắt đầu tràn đầy. "Nếu Hồng Kông tiếp tục theo cách này, chúng tôi sẽ đến điểm tới hạn vào năm 2020," ông Chan nói, một ước tính được xác nhận bởi Bộ Bảo vệ Môi trường của Hong Kong.
Chan là một nhà khoa học về môi trường và cũng là một chính trị gia của Đảng Dân chủ Mới của Hong Kong, kinh nghiệm đã cho ông một cái nhìn vô song về những khó khăn xã hội, kinh tế và công nghệ của việc cứu thành phố khỏi sự ngập tràn này. "Chúng tôi đang theo hướng đô thị hóa không bền vững," Chan nói. Và đó có thể là một cảnh báo cho các quốc gia khác, khi mà ngày càng có nhiều người cảm thấy sự cám dỗ của cuộc sống thành phố, có nghĩa là các nhà môi trường trên khắp toàn thế giới sẽ theo dõi sát sao các bước tiếp theo của Hong Kong.
Cư dân Hồng Kông có thể sớm phải trả một khoản phí nhỏ cho mỗi túi rác mà họ thải đi.Bản quyền hình ảnh Steve Vidler / Alamy Stock Photo
Image caption Cư dân Hong Kong có thể sớm phải trả một khoản phí nhỏ cho mỗi túi rác mà họ thải đi.
Với khoảng 7 triệu người, chen chúc trên diện tích 2.000 km2, Hong Kong hiện là khu vực có mật độ dân số cao thứ tư trên thế giới (sau láng giềng, Macau, Singapore và Monaco). Với diện tích có giá cao như vậy, còn ít chỗ để xây dựng các bãi chôn lấp mới.
Du lịch Hong Kong chỉ tạo thêm áp lực này. Do các ngành công nghiệp của khu vực chuyển sang Trung Quốc đại lục, khu vực này đã nỗ lực để thu hút nhiều du khách từ đất liền để thúc đẩy kinh tế của mình. Giờ đây, hàng năm có khoảng 60 triệu du khách thêm vào các hòn đảo này (gần 7 lần số dân sống thường xuyên ở đây) với khoảng 70% đến từ Trung Quốc đại lục. Các món ăn và các trung tâm mua sắm của Hong Kong là hai trong số những thứ thu hút chủ yếu, có nghĩa là mỗi khách sẽ tạo ra thêm nhiều rác thải về thức ăn và bao bì. "Chúng tôi cần họ để thúc đẩy kinh tế, nhưng cũng có những hạn chế," Chan nói.
Thêm vào những khó khăn này là tình trạng 'nền kinh tế tự do'của Hong Kong, có nghĩa là chính quyền không muốn áp đặt các quy định có thể đe dọa đến thương mại. "Có thể coi đây là nền kinh tế tự do nhất trên thế giới, vì vậy các quan chức chính quyền cố gắng hết sức để không can thiệp vào các dây chuyền sản xuất, hoặc vào hành xử của người tiêu dùng," Chan nói. Vì lý do này, thí dụ hiện nay có rất ít luật về đóng gói sản phẩm hoặc bất kỳ biện pháp nào khác để làm giảm chất thải.

Chiến dịch Hàng rào Xanh

Hồng Kông đã từng xuất khẩu rác thải sang Trung Quốc đại lục, nhưng luật pháp gần đây là nó phải xử lý rác thải của chính mìnhBản quyền hình ảnh Sean Pavone / Alamy Stock Photo
Image caption Hong Kong đã từng xuất khẩu rác thải sang Trung Quốc đại lục, nhưng luật pháp gần đây là nó phải xử lý rác thải của chính mình
Cùng với nhiều nước khác, Hong Kong đã từng chuyển một số rác thải của mình sang Trung Quốc đại lục để tái chế. Trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc có thể tận dụng các kim loại phế liệu, chất dẻo, và các kim loại quý hiếm trong hàng điện tử, rác cũng thường đi kèm những đồ thừa vô dụng và gây nhiễm (kể cả thực phẩm và chất thải y tế), tạo ra những rắc rối tiếp theo về môi trường cho các thành phố Trung Quốc. Do đó, chính phủ đã quyết định cấm nhập khẩu các vật liệu chưa xử lý, một động thái được gọi là "Hàng rào Xanh", với hy vọng rằng các nước khác sẽ làm sạch vật liệu của họ trước khi bán những thứ có giá trị này.
Không may, Hong Kong vẫn chưa phát triển đủ các nhà máy tái chế của riêng mình để đáp ứng chính sách thay đổi này. "Vì vậy, những thứ đáng phải được gửi đến Trung Quốc để chế biến thì lại đang được đưa vào bãi rác," Doug Woodring, một nhà vận động môi trường và là đồng sáng lập của Liên Minh Khôi Phục Đại Dương, người tôi gặp sau khi tôi nói chuyện với Chan, nói.
Kết quả là, bất chấp những cảnh báo lặp đi lặp lại, rác thải của thành phố Hong Kong vẫn tiếp tục tăng lên trong 5 năm qua, và chính quyền sẽ cần phải hành động nhanh chóng trước khi tất cả các bãi chôn lấp rác ở đây hết mức chứa.
Một bước tiến lớn sẽ là việc đưa ra một "phí rác thải", khiến người dân địa phương phải trả khoảng 0,11 đô la Hong Kong cho mỗi lít rác thu được. Đạo luật mới, được công bố hồi đầu năm nay, sẽ có hiệu lực vào năm 2019, và tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng ước tính khoảng 33-54 đô la Hong Kong (khoảng 3-5 bảng Anh) với mỗi hộ gia đình, mỗi tháng. Những người đề xướng luật này đã đi biển tới Đài Bắc ở Đài Loan, và Seoul ở Hàn Quốc, cả hai thành phố này đã giảm được 30% lượng rác thải bằng các kế hoạch tương tự.
Cục Bảo vệ Môi trường Hong Kong cũng đang tiến hành kế hoạch đưa một lò đốt rác trị giá 10 tỷ đô la Mỹ vào Lantau (hòn đảo lớn nhất của Trung Quốc lục địa, về phía tây nam của Hong Kong). Việc đốt chất thải sẽ làm giảm khoảng một phần mười kích thước của nó. Mặc dù vậy, nó chỉ có thể đốt được khoảng 30% tổng sản lượng rác của thành phố, theo ước tính của Chan. Giải pháp này hoàn toàn không được được người dân địa phương ưa thích, họ hiểu và lo ngại về sự ô nhiễm không khí sẽ gia tăng khi có lò đốt.
Không có các nhà máy tái chế mới, Hồng Kông sẽ phải chống trả với sự dâng tràn rác thải của dân thành phố và du khách.Bản quyền hình ảnh REUTERS / Alamy Stock Photo
Image caption Không có các nhà máy tái chế mới, Hong Kong sẽ phải chống trả với sự dâng tràn rác thải của dân thành phố và du khách.
Chan lại nhiệt tình hơn về kế hoạch xây dựng một nhà máy chế biến thực phẩm ở Lantau, nơi sẽ tái chế chất thải từ các nhà bếp thương mại quanh sân bay. Ông chỉ ra rằng các nhà trồng trọt hiện đang nhập khẩu rất nhiều phân ủ com pốt từ mãi tận Hà Lan, trong khi rác thải thực phẩm phân hủy là một nguồn tự nhiên ở đây. Những nhà máy như vậy cũng có thể sản xuất biogas để chạy xe. "Theo ước tính sơ bộ, chúng tôi cần 20 nhà máy có quy mô đó để xử lý chất thải thực phẩm," Chan nói. "Nhưng tôi nghĩ nó đáng để làm, bởi vì chúng ta cần phải tái sử dụng hết mức các vật liệu còn dùng được."
Vùng đất này cũng có thể hưởng lợi từ các nhà máy xử lý rác thải điện tử, cho phép các nhà sản xuất trích xuất các vật liệu có giá trị để xuất khẩu, một động thái mà nó có thể thúc đẩy kinh tế Hong Kong. Nhưng những kế hoạch này cần sự hỗ trợ của chính quyền hơn nữa, kể cả một hệ thống tốt hơn buộc các gia đình và doanh nghiệp phải phân loại các loại rác thải khác nhau (gồm thực phẩm, nhựa, thủy tinh) ngay tại nguồn, trước khi chúng được thu thập. "Tại lúc này là chưa có," Chan nói.
Chỉ riêng khối lượng rác thải, xuất phát từ rất nhiều người, làm cho việc phân loại riêng rẽ cái gì tốt và cái gì xấu sau khi thu thập rác là quá khó khăn. "Vấn đề là ngay lúc này, mọi thứ đều để trong một túi (thức ăn, dầu mỡ, nào giấy, nào nhựa) và nó làm trung hòa giá trị của tất cả," Woodring nói. "Thậm chí nếu ta lọc rác ướt khỏi rác khô, thì cũng dễ dàng cho ai đó để có thể rút ra một số giá trị nhất định."
Woodring cũng muốn người ta và các công ty tính toán một "dấu chân chất dẻo", giống như "dấu chân các bon" cho phát thải khí nhà kính, để mọi người ý thức hơn về chất thải mà họ đang tạo ra. "Bởi vì nếu bạn không biết những gì bạn đang có thì bạn không biết làm thế nào để quản lý nó."
Như Chan và Woodring đều chỉ ra, các biện pháp môi trường không cần phải thách thức các doanh nghiệp ở Hong Kong: nó có thể tạo ra các cách để có thêm doanh thu mới. Ví dụ Woodring chỉ ra rằng Pacific Coffee (một trong những quán cà phê kiểu Mỹ phổ biến của thành phố) gần đây đã triển khai kế hoạch tái chế của riêng mình, nơi bạn có thể trả lại các nắp đậy qua sử dụng để được một lần rót thêm miễn phí, việc này giúp công ty thu gom vật liệu tái chế đồng thời làm tăng sự trung thành của khách hàng. Cho đến nay, các loại chiến lược kiểu này rất hiếm ở Hong Kong, nhưng đó là một bước đi đúng hướng, ông nói.
Sự sốt ruột của Chan là rõ ràng trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi: vấn đề này là hiển nhiên ít nhất là trong một thập kỷ rồi, ông nói, nhưng tiến bộ là chậm, với những cuộc thảo luận triền miên thay vì ra chính sách có tính quyết định. "Chúng tôi đã lãng phí tất cả thời gian đó." Khi rác tiếp tục dâng tràn như lũ, sự bất động lúc này không phải là một lựa chọn.
Bài tiếng Anh trên BBC Future

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten