VN ký đối tác chiến lược còn Indonesia mời Úc vào ASEAN
Bộ trưởng Ngoại giao Julie Bishop nói Úc nghiêm túc xem khả năng gia nhập ASEAN sau lời đề nghị của Tổng thống Indonesia.
Một ngày trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Australia ở Sydney vào ngày 17/03/2018, bà Julie Bishop nói nước Úc sẽ "nghiêm túc xem khả năng gia nhập ASEAN" nếu có lời mời chính thức.Đây là động thái do Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo nêu ra và ngay lập tức được nhiều ý kiến bình luận.
APEC: 'VN là trung tâm thu hút quốc tế'
ASEAN họp về Biển Đông 'bất lợi' cho VN
Phan Văn Anh Vũ ‘bị giữ’ ở Singapore
Indonesia tiêm triệt dâm để 'thanh toán nạn ấu dâm'
Tiến sĩ Adriana Elisabeth, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Indonesia, Jakarta tỏ ý nghi ngờ về tính thực tiễn của ý tưởng này.
Bà nói với BBC:
"ASEAN còn nhiều việc phải giải quyết, nhất là về mặt củng cố sự thống nhất và tập trung hóa."
"10 nước ASEAN với văn hóa, chính trị và kinh tế khác nhau nên tự thân ASEAN đã rất phức tạp cho việc quản lý."
Bà Adriana Elisabeth cũng tin rằng ASEAN "chịu tác động của các nước hùng mạnh bên ngoài như Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhất là về vấn đề Biển Đông."
Còn TS Greg Fealy từ Viện College of Asia and the Pacific, ĐH Quốc gia Australia thì tỏ ra ngạc nhiên về bình luận của ông Jokowi.
"Tôi hơi ngạc nhiên vì ông Jokowi có vẻ như thiếu hiểu biết sâu sắc về động lực nội tại của ASEAN, và việc khó thực hiện điều đó. "
"Nhưng tôi nghĩ Úc rất vui thích với ý tưởng này vì nó là dấu hiệu quan hệ giữa hai ông Jokowi và Turnbull ấm lên."
"Đa số các nhà quan sát ASEAN đều thận trọng về chuyện nhận thành viên mới, như trong trường hợp Đông Timor. Nước đó thuộc vùng Đông Nam châu Á nhưng không trong ASEAN, chưa nói gì tới Úc. Với đa số các thành viên ASEAN, nước Úc nằm ngoài cả khu vực này."
Phát biểu trước khi đến Sydney dự hội nghị, ông Widodo, hay Jokowi, trả lời hãng Fairfax Media rằng đó là "ý tưởng rất hay", theo tờ Sydney Morning Herald hôm 15/03.
ASEAN cần nước Úc
Theo ông Jokowi, sự có mặt của Úc trong ASEAN sẽ chỉ giúp cho khu vực thêm ổn định, cả về kinh tế và chính trị.Theo AFP, bình luận của ông Jokowi thu hút sự chú ý vào lúc Úc là nước đăng cai hội nghị đặc biệt giữa họ và các lãnh đạo ASEAN, trong khi "Trung Quốc đang ngày càng thể hiện sức mạnh" và trong vùng còn có "mối đe dọa gia tăng của chủ nghĩa bạo lực cực đoan".
Các lãnh đạo ASEAN đều đã hoặc sắp tới Sydney dự hội nghị.
Bà Aung San Suu Kyi, Cố vấn Nhà nước kiêm Ngoại trưởng là người đại diện cho Myanmar tại hội nghị này.
Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đã tới Canberra, để rồi tới Sydney của Úc sau khi ông Phúc đã có chuyến thăm New Zealand.
Hôm 15/3, sau lễ đón chính thức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Quốc hội liên bang ở Canberra, Thủ tướng nước chủ nhà Malcolm Turnbull đã hội đàm và ký tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Australia.
Báo Úc viết rằng ông Phúc "nêu ra vấn đề hợp tác chặt chẽ hơn với Úc để giải quyết căng thẳng ở Biển Đông".
New Zealand muốn tái đàm phán TPP tại Đà Nẵng
APEC: Thông điệp lãnh đạo quốc tế khi tới VN
Jacinda Ardern khác hẳn các lãnh đạo APEC
Ông cũng "cảnh báo rằng các bên cần kiềm chế không sử dụng vũ lực và đe dọa" tại vùng biển này", và muốn Úc có vai trò quan trọng hơn tại đây, theo Lisa Murray và Angus Grigg trên trang Australian Financial Review.
Xem thêm về ASEAN-Australia:
Hun Sen hỏi về 'lòng trung thành của Việt Nam'?
'Xa lộ Tự do' đối trọng 'Một Vành đai' của TQ?
Trump 'xem lại' thỏa thuận tị nạn đã ký với Úc?
Geen opmerkingen:
Een reactie posten