Giáo sư Stephen Hawking qua đời ở tuổi 76
Giáo sư Stephen Hawking vừa qua đời, hưởng thọ 76 tuổi, phát ngôn viên của gia đình cho biết.
Nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học người Anh nổi tiếng với công trình đột phá về lỗ đen và thuyết tương đối tổng quát, đồng thời là tác giả của một số cuốn sách khoa học thường thức gồm A Brief History of Time (Lược Sử Thời Gian).GS Stephen Hawking gia nhập mạng Weibo
Có phải vật chất tối tạo ra vũ trụ?
Sự sống chỉ là sản phẩm của toán học?
Phát hiện sóng radio lạ ngoài vũ trụ
Các con của ông, Lucy, Robert và Tim, nói: "Chúng tôi rất đau buồn vì người cha yêu quý của chúng tôi đã qua đời hôm nay."
"Ông ấy là nhà khoa học vĩ đại và là một người đàn ông phi thường. Chúng tôi tin rằng di sản của ông sẽ tiếp tục tồn tại trong nhiều năm."
Họ ca ngợi sự "can đảm và kiên trì" của cha mình và nói rằng "sự tài hoa và tính hài hước" của ông đã truyền cảm hứng cho mọi người trên toàn thế giới.
"Cha tôi từng nói, "'Vũ trụ sẽ không còn ý nghĩa gì nếu đó không phải nhà của những người mà quý vị yêu thương." Chúng tôi sẽ nhớ cha mãi mãi", các con của ông nói.
Bảy hành tinh quanh vì sao mang tên bia Bỉ
Tăng nỗ lực tìm người ngoài hành tinh
Bí mật ẩn bên trong một tượng đài nổi tiếng
Tám sự kiện khoa học nổi bật năm 2017
Stephen Hawking
- Sinh ngày 8/1/1942 tại Oxford, Anh
- Năm 1959, Hawking vào học tại Đại học Oxford khi mới 17 tuổi.
- Ông học tiến sĩ tại Cambridge
- Năm 1963, ông được chẩn đoán mắc bệnh thần kinh vận động và bác sĩ nói ông chỉ có thể sống tiếp hai năm
- Năm 1974, Hawking chỉ ra rằng hố đen phát ra bức xạ - 'bức xạ Hawking' - cho đến khi chúng cạn kiệt năng lượng và bay hơi.
- Cuốn Lược Sử Thời Gian xuất bản năm 1988, đã bán được hơn 10 triệu bản
- Cuộc đời ông là chủ đề của bộ phim The Theory of Everything năm 2014, do diễn viên Eddie Redmayne đóng vai chính.
Tin liên quan:
Thứ sáu, 16/3/2018 | 10:41 GMT+7
- Ba lời khuyên của Stephen Hawking dành cho các con
- Công nghệ giúp Stephen Hawking giao tiếp suốt 33 năm mất giọng nói
https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/con-gai-nuoi-viet-nam-ke-ve-nhung-ngay-ben-stephen-hawking-3724066.html
Ba lời khuyên của Stephen Hawking dành cho các con
Giáo sư Stephen Hawking khuyên các con nuôi dưỡng ước mơ, chăm chỉ làm việc và trân trọng tình yêu.
"Đây là những lời khuyên quan trọng nhất mà tôi để lại cho các con", nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Mỹ ABC vào năm 2010.
"Một, hãy nhớ nhìn lên những vì sao và đừng nhìn xuống dưới chân mình. Hai, đừng bao giờ từ bỏ công việc. Công việc cho con mục đích và ý nghĩ và không làm việc cuộc sống sẽ trống rỗng. Ba, nếu con may mắn tìm được tình yêu, hãy nhớ tình yêu là thứ hiếm có và đừng vứt bỏ nó".
Vào sáng sớm ngày 14/3, Stephen Hawking trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở Cambridge, Anh ở tuổi 76. Sinh ra ở Oxford vào ngày 8/1/1942, chàng trai Hawking 21 tuổi bị chẩn đoán mắc một loại bệnh thần kinh vận động. Đa số những người mắc căn bệnh này chỉ có thể sống 2-3 năm kể từ ngày bị chẩn đoán. Nhưng trái với mọi tiên lượng của bác sĩ, giáo sư Hawking đã sống thêm tới 50 năm.
Không chỉ sống sót, Stephen Hawking còn tiếp tục nghiên cứu khoa học và đạt đến đỉnh cao sự nghiệp khi ngồi trên xe lăn và giao tiếp thông qua một thiết bị phát giọng nói nhân tạo. Ông nổi tiếng với các cuốn sách như "Lược sử thời gian" hay "Vũ trũ trong vỏ hạt dẻ", miêu tả súc tích những khám phá khoa học vượt bậc của ông về vũ trụ bí ẩn và kỳ vĩ.
Về đời tư, ông hai lần kết hôn, có một con gái và hai con trai. Con gái Lucy Hawking kể rằng hồi nhỏ thường cùng anh trai chạy theo cha khắp khuôn viên đại học Cambridge. "Cha tôi từng lái xe lăn điện chạy khắp Cambridge với tốc độ cao. Tôi và anh trai, hai đứa nhóc tóc vàng cầm kem chạy bên cạnh ông. Chứng kiến cảnh đó, mọi người cảm thấy kinh ngạc, choáng váng và sợ hãi".
An Hồng
Tin liên quan:
Thứ năm, 15/3/2018 | 14:06 GMT+7
- Phương trình giáo sư Stephen Hawking yêu cầu khắc trên bia mộ
- Chúa, AI và tương lai nhân loại với Stephen Hawking
https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-song-do-day/ba-loi-khuyen-cua-stephen-hawking-danh-cho-cac-con-3723634.html#ctr=box_morelink_thegioi_env_4_click
Phương trình giáo sư Stephen Hawking yêu cầu khắc trên bia mộ
Phương trình đơn giản nhưng tóm lược tất cả về hố đen và bức xạ Hawking, là thứ ông hoàng vật lý muốn lưu giữ trên bia mộ của mình.
Phương trình tóm tắt phát hiện lớn nhất trong sự nghiệp của giáo sư Hawking về hố đen. Ảnh: Independent.
|
Trước khi qua đời ở tuổi 76, giáo sư Stephen Hawking đã bày tỏ ý nguyện về dòng chữ ông muốn khắc trên bia mộ. Đó là phương trình hàm chứa mọi phần quan trọng nhất từ phát hiện lớn nhất trong sự nghiệp của ông. Phương trình mô tả ngắn gọn giả thuyết hố đen không hoàn toàn là màu đen mà phát ra ánh sáng mang tên bức xạ Hawking, theo Independent.
Phát hiện đột phá của giáo sư Hawking không chỉ giúp con người có thêm cách hiểu mới về hố đen mà cả cách vũ trụ phát triển và thay đổi theo thời gian. Phương trình được trình bày chỉ với một vài ký tự như dưới đây:
Chữ S ở vế trái của phương trình là entropy, một phần phức tạp nhưng không thể thiếu của hố đen, có thể hiểu như thước đo mức độ mất trật tự của một hệ thống. Đôi khi, ký hiệu này được viết kèm chữ "BH" nhỏ ở bên cạnh, viết tắt cho họ của giáo sư Hawking và Jacob Bekenstein, một nhà khoa học khác có nhiều đóng góp giúp con người hiểu rõ hơn về hố đen.
Phần còn lại của phương trình là những đại lượng cần thiết để tính toán entropy. Ký hiệu h là hằng số Planck rất quan trọng trong cơ học lượng tử; G là hằng số Newton, được sử dụng để đại diện cho lực hấp dẫn; A là vùng chân trời sự kiện; c là vận tốc ánh sáng nổi tiếng trong công thức của Albert Einstein; k là hằng số Boltzmann thể hiện quan hệ giữa năng lượng và nhiệt độ
Phương trình có vẻ hơi phức tạp. Tuy nhiên, giáo sư Hawking đã đưa ra một giải thích vô cùng đơn giản về quá trình ông rút ra công thức này.
"Tôi băn khoăn liệu có thể tồn tại những nguyên tử, trong đó hạt nhân là một hố đen nguyên thủy tí hon, hình thành trong vũ trụ thuở sơ khai hay không?", giáo sư Hawking viết nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60. "Để giải đáp vấn đề này, tôi nghiên cứu các trường lượng tử có thể phân tán một hố đen như thế nào. Tôi dự đoán một phần sóng tới sẽ bị hấp thụ và phần còn lại sẽ bị phân tán".
"Nhưng tôi vô cùng kinh ngạc khi nhận thấy dường như có bức xạ phát ra từ hố đen. Lúc đầu, tôi nghĩ đó hẳn là sai lầm trong khi tính toán của tôi. Nhưng tôi bị thuyết phục bức xạ này có thật bởi nó chính xác là những gì cần thiết để xác định chân trời sự kiện bằng entropy của một hố đen. Tôi muốn khắc công thức đơn giản này lên bia mộ của tôi", giáo sư Hawking chia sẻ.
Phương Hoa
Tin liên quan:
- Bữa tiệc dành cho nhà du hành thời gian của Stephen Hawking
- Chúa, AI và tương lai nhân loại với Stephen Hawking
- https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/phuong-trinh-giao-su-stephen-hawking-yeu-cau-khac-tren-bia-mo-3723205.html#ctr=box_morelink_thegioi_env_4_click
Geen opmerkingen:
Een reactie posten