vrijdag 13 januari 2017

Đường hầm xe lửa xuyên núi dài nhất thế giới : Đường hầm Gotthard ở Thụy Sỹ dài 52 km nối hai cảng lớn nhất của châu lục: Rotterdam ở Hà Lan và Genoa ở Ý.

[Full HD] Big Bigger Biggest: Tunnel (Đường hầm Gotthard) Thuyết minh VTV - Duur: 47:00.

    • 2 jaar geleden
    • 19.745 weergaven

Big Bigger Biggest Tunnel Đường hầm Gotthard HD Thuyết minh VTV - Duur: 47:00.

    • 8 maanden geleden
    • 4.431 weergaven

Đường hầm Big Dig đường hầm tốn kém nhất lịch sử - Thuyết minh - Duur: 46:40.

      • 2 maanden geleden
      • 191.150 weergaven
      Đường hầm Big Dig chạy xuyên qua thành phố Boston (Mỹ). Năm 1991, đường hầm này được khởi công xây dựng và được coi là ...

Gotthard Base - đường hầm dài nhất thế giới - Duur: 24:41.

      • 2 jaar geleden
      • 30.922 weergaven
      Hầm đường sắt Gotthard Base là đường hầm dài nhất thế giới (57 km). Đường hầm được xây dựng xuyên qua dãy núi Alps ở ...

Thụy Sĩ khánh thành đường hầm xuyên núi St Gotthard dài nhất thế giới - Duur: 1:35.

      • 7 maanden geleden
      • 4.027 weergaven
      Sau 17 năm xây dựng, Thuy Sĩ khánh thành đường hầm Saint Gothard dài 57 km. Đây là công trình giao thông đường sắt xuyên ...
      • CC

Gotthard Tunnel đường hầm dài nhất thế giới (Thụy Sỹ)- Duur: 46:57.

      • 2 jaar geleden
      • 1.240 weergaven

Top 10 Đường Hầm Dài Nhất Hành Tinh - Duur: 3:05.

      • 5 maanden geleden
      • 108 weergaven
      1. Đường hầm cơ sở Gotthard Top 10 đường hầm dài nhất hành tinh, Đi đâu - Xem gì, duong ham dai nhat, duong ham dai nhat ...

Đường hầm xe lửa xuyên núi dài nhất thế giới

  • 12 tháng 1 2017


Longest rail tunnelBản quyền hình ảnh Other

Đội chiếc mũ bảo hộ màu cam và chiếc áo xanh với dải phản quang, tôi đứng trên hệ thống đường ray sáng coóng mới tinh của Đường hầm Gotthard ở Thụy Sỹ - đường hầm xe lửa dài nhất thế giới.
Được khai trương hồi tháng 6/2016 và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 11/12, đường xe lửa này kết nối miền bắc và miền nam của Thụy Sỹ bên dưới núi Saint Gotthard của dãy Alps - cho phép tàu khách chạy với tốc độ lên đến 155 dặm/giờ.
Dãy Alps nằm ở ngay trên đầu tôi - dãy núi đá cao 6000 feet (1828,8m) quanh năm phủ tuyết trên đỉnh và biến mất vào trời cao. Ngay phía trước tôi là dặm dài đường ray xe lửa được chiếu sáng trên hàng ngàn tà-vẹt bê tông - những khối hình hộp chữ nhật cố định đường ray.
"Khi đội xây dựng lắp đặt thanh tà vẹt cuối cùng, họ đã ăn mừng," người hướng dẫn Aloise Bissig từ đội quản lý đường hầm kể cho tôi nghe bằng tiếng Đức, trong khi phiên dịch Eva Plank dịch lại những lời đó. "Mỗi thanh tà vẹt phải đánh bóng thủ công vì không có gì thay thế được bàn tay người thợ trong việc cảm nhận và đánh bóng cho đúng kiểu."
Đường hầm dài 35,5 dặm hứa hẹn một cuộc cách mạng trong ngành vận tải châu Âu, bởi nó sẽ kết nối hai cảng lớn nhất của châu lục: Rotterdam ở Hà Lan và Genoa ở Ý.
Đường cao tốc Alps sẽ giảm tải khoảng 1 triệu xe tải mỗi năm.


Gotthard Base TunnelBản quyền hình ảnh Hình do Lina Zeldovich cung cấp

Chính xác hoàn hảo

Hiện tại, khi xe lửa lượn vòng và uốn quanh qua hẻm núi và hàng loạt đường hầm nhỏ, tàu chắc chắn phải lên xuống dốc nhiều lần, ngốn rất nhiều nhiên liệu. Để con tàu lên dốc đòi hỏi phải có thêm đầu máy và rất nhiều năng lượng, Maurus Lauber, Giám đốc Điều hành Hệ thống vận tải Thụy Sỹ cho biết.
Với đường hầm Gotthard mới, chạy thẳng xuyên qua các dãy núi thay vì leo lên xuống đồi dốc cao, hay "đường sắt đồng bằng" như cách các kỹ sư gọi, cung đường sẽ loại bỏ những đoạn tàu phải leo dốc và giúp giảm năng lượng tiêu thụ.
Toàn bộ đường hầm, như rất nhiều thứ người Thụy Sỹ chế tạo, là hình ảnh hoàn hảo cho việc thực hiện mọi thứ chính xác.
Thụy Sỹ là quốc gia có dân cư đa dạng với 26 bang, gồm những cư dân nói tiếng Đức, Pháp, Ý, và tiếng Romansh - một ngôn ngữ Latin có nguồn gốc từ thời Đế chế La Mã.
Trong khi sự chia rẽ chính trị xảy ra khắp thế giới, Thụy Sỹ là quốc gia nổi bật vì khả năng làm mọi thứ chính xác - và những sắc dân đa dạng đã chung tay để xây dựng mọi thứ.


Gotthard Base TunnelBản quyền hình ảnh Hình do Lina Zeldovich cung cấp
Đường hầm không chỉ là biểu tượng của khả năng làm việc theo nhóm của người dân Thụy sỹ. Nó là biểu tượng của khả năng quản trị khi xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng khổng lồ.
Đường hầm dài được cắt xuyên qua đá cứng - 73 loại đá khác nhau, giờ đây được trưng bày trong Bảo tàng Vận tải Thụy Sỹ, theo giám đốc Martin Bütikofer.
Một bánh xe kim loại khổng lồ cắt xuyên các lớp đá cũng được trưng bày.
Bốn cỗ máy đào hầm thông thường, hay còn gọi là TBM, đào xuyên qua những đường hầm phụ xuyên núi từ bốn điểm khác nhau, buộc phải gặp nhau tại đúng một điểm, và việc này đòi hỏi khả năng đo đạc cực kỳ chuẩn xác.
Cả bốn máy đào TBM đã gặp nhau chính xác tại vị trí mục tiêu, Bissig cho tôi biết và mỉm cười đầy hãnh diện.
Các cỗ máy, mỗi chiếc dài khoảng một phần ba dặm, đào xuyên qua đá bằng bánh xe có đường kính rộng 31 foot (khoảng hơn 9,4m), tái chế lại đá sỏi cho hỗn hợp bê tông dùng để xây dựng sau đó, và trát phẳng những tường hầm bằng những tấm thép.
Mỗi ngày các máy thi công được một đoạn hầm dài khoảng 30 feet (9,1m).


Gotthard Base TunnelBản quyền hình ảnh Hình do Lina Zeldovich cung cấp
Bên cạnh việc làm giảm độ dài hành trình di chuyển, đường hầm còn đóng vai trò to lớn trong việc kết nối văn hoá

Kết nối sắc màu văn hóa

Ở Thụy Sỹ, tiếng Đức, Pháp và tiếng Ý được coi là ngôn ngữ chính, và trên mỗi tờ quảng cáo, tờ rơi tiếp thị đều có ba ngôn ngữ.
Dù không có ngôn ngữ chung, nhưng công dân Thụy Sỹ lại có tinh thần quốc gia rất mạnh mẽ và đoàn kết.
"Thứ tạo ra bản sắc Thụy Sỹ là những người dân nói tiếng Pháp không muốn làm người Pháp, người nói tiếng Đức không muốn làm người Đức, và những cư dân ở Ticino, phần nói tiếng Ý, không muốn bị xem như những người Ý," Tabea Mandour, Giám đốc quan hệ công chúng của dự án Gotthard cho tôi biết. "Tất cả chúng tôi đều nghĩ mình là người Thụy Sỹ."


Gotthard Base TunnelBản quyền hình ảnh Hình do Lina Zeldovich cung cấp
Mandour làm việc ở Zurich và ngôn ngữ chính của bà là tiếng Đức, nhưng Veronica Lafranchi ở Ticino Turismo, cơ quan điều hành du lịch chính thức của bang, lại có giọng nói cho thấy bà đến từ phần khác của dãy Alps. "Tôi nói tiếng Ý, nhưng tôi là người Thụy Sỹ!"
Andreas Banholzer, tại văn phòng du lịch Vaud ở Geneva (phần nói tiếng Pháp) giải thích rằng điều khiến Thụy Sỹ trở thành một quốc gia là mọi công dân đều có tiếng nói trước những gì xảy ra với đất nước - bao gồm cả việc xây dựng đường hầm này, mà họ đã bỏ phiếu thông qua từ năm 1992. "Chúng tôi cùng nhau quyết định mọi thứ," ông Banholzer nói. "Đó chính là thứ khiến người Thụy Sỹ có bản sắc Thụy Sỹ."
Lauber nói công dân ở quốc gia này học cách làm việc cùng nhau và đứng bên nhau từ rất lâu rồi.
Khi ba bang gốc của Thụy Sỹ, gồm Uri, Schwyz, và Unterwalden, tạo thành quốc gia tên Thụy Sỹ vào năm 1291 trong một cuộc gặp ở một đồng cỏ gần Hồ Lucern, họ đồng thuận đoàn kết chống lại vương triều Habsburg đang tìm cách thống trị cả vùng núi Alps.
Địa hình phức tạp của vùng Alps, sự khan hiếm tài nguyên và thời tiết bất định đã dạy người dân phải luôn có tinh thần ủng hộ nhau, chính xác và sáng tạo, những tính cách vẫn được tôn vinh đến tận ngày nay.
Giá trị còn thể hiện ở sức mạnh kỹ thuật cần thiết để kết nối nhiều đoạn hầm xuyên núi này lại với nhau.
Peter Fuglistaler, Giám đốc Văn phòng Vận tải Liên bang Thụy Sỹ, cho biết người Thụy Sỹ không thường thể hiện quá nhiều cảm xúc, nhưng việc khai trương đường hầm xe lửa dài nhất thế giới thực sự khiến họ phấn khích.
"Công ty xe lửa Quốc gia là một phần của bản sắc Thụy Sỹ," ông giải thích. "Chúng tôi thực sự rất tự hào về đường hầm này, đó là biểu tượng của kỹ thuật và sự độc lập của chúng tôi."
Và với những dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ như dự án rất đắt đỏ này, tinh thần đoàn kết và sự hợp tác chậm rãi, phức tạp cực kỳ quan trọng để có thể hoàn tất công trình.


Gotthard Base TunnelBản quyền hình ảnh FABRICE COFFRINI/AFP/Getty Images

Vượt qua hiểm trở

"Chúng tôi nghĩ những cỗ máy móc này là những chú sâu ăn xuyên qua núi," Hansuedi Herger, một người từ bang Uri cho biết. Bang này cũng có vài địa điểm đào hầm.
Herger cực kỳ thích thú rằng bang Uri, nằm trong phần nói tiếng Đức, giờ đây đã gần Ý hơn bao giờ hết, chỉ mất 30 phút đi thay vì 1,5 giờ. "Altdorf, thủ phủ bang Uri, và Bellinzona, thủ phủ bang Ticino, sẽ như hai thành phố anh em," ông nói.
Về mặt lịch sử, Thụy Sỹ được mô tả trong tiếng Đức là "đất nước đoàn kết vì ý chí người dân" thường có cảm giác bị tách làm hai vì dãy núi Saint Gotthard chắn giữa. Đây cũng là dãy núi mà dự án đường hầm xe lửa xuyên qua.
Băng qua dãy núi là một thử thách căng thẳng và nguy hiểm, người ta chỉ có thể đi vào mùa ấm áp khi bão tuyết và tuyết lở ít xảy ra hơn. Những du khách, cùng với những con ngựa thồ đầy hàng, vượt qua dãy núi Gotthard qua hẻm núi Schöllenen, một hẻm núi sâu, dốc, nơi có dòng sông Reuss chảy xiết qua.
Để vượt qua sông Reuss, đoàn lữ hành phải đi bộ qua một cây cầu nằm tại một vị trí gần như không thể xây được vì hẻm núi quá sâu và dốc. Truyền thuyết kể rằng cây cầu được xây dựng từ thời Trung cổ này không thể nào do con người tạo ra, vì thế hẳn phải là sản phẩm của ma quỷ, và có lẽ vì thế mà người ta đặt tên nó là "Cây cầu của Quỷ".
Người Thụy Sỹ đã nối liền hai phần bị chia cắt bởi dãy núi Saint Gotthard bằng các đoạn đường ray xe lửa vào năm 1882 và bằng một đường hầm cho xe hơi năm 1980, nhưng ô nhiễm không khí gia tăng đã khiến người dân quyết định bỏ phiếu năm 1992 thông qua việc xây một đường hầm xe lửa mới.

Món quà cho Châu Âu

Giờ đây cả quốc gia đang xôn xao với dự báo về những thay đổi thú vị trong nhiều lĩnh vực đời sống.


Gotthard Base TunnelBản quyền hình ảnh FABRICE COFFRINI/AFP/Getty Images
Image caption Một màn trình diễn của các nghệ sỹ trong lễ khai trương đường hầm
Tuyến đường lái xe khoảng 4,5 giờ từ Zurich đến Milan sẽ giảm xuống còn khoảng 60 phút, ông Mandour nói. Người dân Ticino trông đợi làn sóng khách du lịch đổ đến, Lafranchi cho biết.
Thêm vào đó, người ta đang tính đến chuyện có để đi về qua lại làm việc ở phần nói tiếng Đức phát triển kinh tế hơn.
Thậm chí với phần nói tiếng Pháp, nơi không có đường hầm kết nối trực tiếp, có vẻ cũng sẽ đón một làn sóng du lịch, ông Banholzer cho biết.
Thụy Sỹ cảm thấy mình đã vượt qua một thế kỷ dài của hố thẳm văn hoá và vận tải. "Luôn có dãy Alps chắn ở đó," Lauber cho biết, "nhưng với đường hầm Gotthard, giờ đây mọi thứ rất dễ và nhanh chóng."
Với du khách muốn ngắm toàn cảnh vẻ đẹp dãy Alps, tuyến đường cũ, chạy qua những khung cảnh tuyệt đẹp nay vẫn tiếp tục được vận hành.
Giờ đây sẽ có thêm nhiều chuyến tàu hàng vận tải hàng hoá nhanh hơn và ít tốn nhiên liệu hơn trước vì tàu không phải leo dốc. Đó chính là thứ mà Fuglistaler gọi là món quà của Thụy Sỹ dành cho cả Châu Âu.
"Chúng tôi không phải một thành viên của Liên hiệp châu u xét về mặt chính trị, nhưng chúng tôi đã làm một điều cho châu u thấy chúng tôi là một phần của châu u," Fuglistaler nói.
Đó thực sự còn là món quà đậm bản sắc Thụy Sỹ: là điều đúng cần phải thực hiện, và cả quốc gia cùng chung tay xây dựng. Và, dĩ nhiên, con tàu chạy chính xác như đồng hồ Thụy Sỹ.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Autos.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten