Tổng thống Philippines thăm quân hạm Nga để thắt chặt quan hệ
Khu trục hạm chống tàu ngầm Nga Đô đốc Tributs ghé thăm cảng Philippines ngày 03/01/2017.REUTERS/Romeo Ranoco
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 06/01/2016 đã lên thăm một quân hạm Nga hiện đang neo ở cảng Manila trong khuôn khổ chuyến ththăm hữu nghị bốn ngày của Hải Quân Nga. Theo AP, đây là dấu hiệu mới cho thấy quan hệ giữa Manila và Matxcơva nồng ấm hơn từ khi ông Duterte quyết định « quay lưng » với đồng minh lâu năm Hoa Kỳ.
Thiếu tướng hải quân Eduard Mikhailov, phó tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, và đại sứ Nga Igor Khovaev đã tháp tùng tổng thống Duterte cùng một số thành viên chính phủ đi thăm quân hạm chống tầu ngầm Đô đốc Tributs, neo đậu tại Manila từ ngày 03/01/2017.
Sau khi được giới thiệu về nhiều loại trang thiết bị và vũ khi trên tầu, tổng thống Duterte phát biểu : « Từ đáy lòng, tôi hy vọng các bạn có thể quay lại đây thường xuyên hơn ».
Theo thông tin của Reuters, tổng thống Duterte hy vọng Nga sẽ trở thành đồng minh và người bảo vệ của Philippines. Lời tuyên bố của ông Duterte được đưa ra chỉ một ngày sau khi đại sứ Nga tại Philippines cho biết Nga sẵn sàng giúp đỡ Philippines các loại vũ khí tối tân để trở thành những người bạn thân thiết.
Philippines muốn hoàn tất bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông
Theo trang Ibtimes của Philippines ngày 06/01/2016, Manila hiện muốn hoàn tất bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông để giảm bớt căng thẳng và muốn bộ quy tắc này mang tính ràng buộc về pháp lý để có thể giải quyết các tranh chấp bằng con đường ngoại giao.
Ibtimes, trích thông tin từ ABS-CBN News, cho biết thứ trưởng Ngoại giao Enrique Manalo đánh giá « mục đích toàn diện của bộ Quy tắc Ứng xử là nhằm thử và xem xét liệu các tranh chấp có thể giải quyết một cách hòa bình mà không đối đầu hay không ».
Tuy nhiên, ông Manalo thừa nhận rằng hiện việc đạt đến bộ quy tắc trên vẫn còn rất khó khăn khăn do các hoạt động quân sự gần đây của Trung Quốc ở các đảo có tranh chấp.
Bộ khung của bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông theo dự kiến sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2017. Phía Trung Quốc có vẻ hài lòng vì Philippines là nước chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2017.
Trong một bản thông cáo, ông Cảnh Song, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, cho biết : « Trung Quốc sẵn sàng ủng hộ Philippines thực hiện vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN và nâng mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN lên một tầm cao mới ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170107-tong-thong-philippines-tham-quan-ham-nga-de-that-chat-quan-he
Sau khi được giới thiệu về nhiều loại trang thiết bị và vũ khi trên tầu, tổng thống Duterte phát biểu : « Từ đáy lòng, tôi hy vọng các bạn có thể quay lại đây thường xuyên hơn ».
Theo thông tin của Reuters, tổng thống Duterte hy vọng Nga sẽ trở thành đồng minh và người bảo vệ của Philippines. Lời tuyên bố của ông Duterte được đưa ra chỉ một ngày sau khi đại sứ Nga tại Philippines cho biết Nga sẵn sàng giúp đỡ Philippines các loại vũ khí tối tân để trở thành những người bạn thân thiết.
Philippines muốn hoàn tất bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông
Theo trang Ibtimes của Philippines ngày 06/01/2016, Manila hiện muốn hoàn tất bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông để giảm bớt căng thẳng và muốn bộ quy tắc này mang tính ràng buộc về pháp lý để có thể giải quyết các tranh chấp bằng con đường ngoại giao.
Ibtimes, trích thông tin từ ABS-CBN News, cho biết thứ trưởng Ngoại giao Enrique Manalo đánh giá « mục đích toàn diện của bộ Quy tắc Ứng xử là nhằm thử và xem xét liệu các tranh chấp có thể giải quyết một cách hòa bình mà không đối đầu hay không ».
Tuy nhiên, ông Manalo thừa nhận rằng hiện việc đạt đến bộ quy tắc trên vẫn còn rất khó khăn khăn do các hoạt động quân sự gần đây của Trung Quốc ở các đảo có tranh chấp.
Bộ khung của bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông theo dự kiến sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2017. Phía Trung Quốc có vẻ hài lòng vì Philippines là nước chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2017.
Trong một bản thông cáo, ông Cảnh Song, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, cho biết : « Trung Quốc sẵn sàng ủng hộ Philippines thực hiện vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN và nâng mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN lên một tầm cao mới ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170107-tong-thong-philippines-tham-quan-ham-nga-de-that-chat-quan-he
Giới hạn trong quan hệ quân sự Nga-Philippines
Chiến hạm Nga ghé thăm Philippines. Ảnh ngày 03/01/2017.Reuters
Với việc hai tàu chiến Nga ghé cảng Manila từ ngày 03/01/2017, thông tin về khả năng Nga và Philippines tăng cường quan hệ quân sự liên tiếp được tung ra, từ việc Matxcơva sẵn sàng cung cấp vũ khí hiện đại cho Manila, đến tin Nga muốn tập trận chung với Philippines… Câu hỏi được đặt ra là liệu quan hệ quốc phòng Nga-Philippines có thể tiến xa hay không ? Đâu là những cản lực cho đà phát triển này ?
Câu hỏi kể trên được đặt ra vì lẽ trái với Việt Nam, Indonesia, thậm chí cả Malaysia, Philippines trong thời gian qua là nước hầu như không hề có quan hệ quốc phòng với Nga. Lý do cũng dễ hiểu : Manila cho đến nay là đồng minh kết ước của Hoa Kỳ, gắn bó với Washington bằng một Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương, trang thiết bị và vũ khí đều do Mỹ cung cấp.
Chỉ mới từ tháng 6/2016, từ khi ông Rodrigo Duterte lên làm tổng thống Philippines, vấn đề liên minh với Nga, cả về quân sự lẫn quốc phòng, mới được đặt ra, trong bối cảnh ông Duterte muốn xa rời đồng minh Mỹ. Đối với tổng thống Putin, đề nghị hợp tác của ông Duterte đến thật đúng lúc.
Bị phương Tây cô lập, Nga rất muốn tăng cường hiện diện tại châu Á-Thái Bình Dương, kể cả tại Đông Nam Á, nơi Nga đã có một đối tác truyền thống là Việt Nam. Matxcơva lại sẵn sàng chiều đãi Manila hơn nữa vì như vậy sẽ lôi kéo được một đồng minh của Mỹ về phía mình.
Thế nhưng, khả năng tăng cường quan hệ quân sự Nga-Philippines vẫn nằm dưới dạng lý thuyết, hay nói đúng hơn là nguyện vọng của cả hai bên, còn thực hiện đến đâu thì cần phải chờ xem, với dấu hiệu đầu tiên sẽ được ghi nhận khi tổng thống Philippines công du Nga trong thời gian sắp tới đây.
Theo giới quan sát, việc tăng cường quan hệ quân sự, quốc phòng Nga-Philippines hiện vấp phải giới hạn rất lớn về mặt kỹ thuật. Vũ khí mà Philippines quen sử dụng đến nay là vũ khí Mỹ và phương Tây, nay nếu trang bị thêm vũ khí của Nga, vấn đề tương tác giữa vũ khí mới và hiện có được đặt ra.
Mặt khác, còn vấn đề chi phí. Nga rất muốn bán tàu ngầm hay máy bay cho Philippines, nhưng liệu Manila có ngân sách để nâng cấp quân đội của mình hay không, khi biết rằng cho đến nay, hải quân Philippines chẳng hạn, chủ yếu dùng loại tàu cũ của Mỹ được tân trang.
Chuyên san Nhật Bản The Diplomat, ấn bản ngày 05/01/2017, đã nêu bật những vấn đề trên trong bài viết về quan hệ quân sự Nga - Philippines khi cho rằng có lẽ phía Manila nhận thức rất rõ các giới hạn kể trên khi chỉ bàn với Nga về các kế hoạch trao đổi nhân sự, kinh nghiệm, các cam kết, chứ không thấy nói gì về vấn đề mua vũ khí.
Một giới hạn khác được The Diplomat nêu bật liên quan đến lãnh vực chiến lược. Dẫu sao, đối với với ông Duterte, quan hệ với Nga không có ý nghĩa chiến lược quan trong bằng quan hệ với các láng giềng như Malaysia hay Indonesia, mà Duterte coi là thiết yếu trong việc giúp Philippines giải quyết các vấn đề an ninh như cướp biển.
Matxcơva cũng không nặng ký bằng Bắc Kinh hay Tokyo, hai nước có thể mang đến cho Philippines trợ giúp về kinh tế, hay cơ sơ hạ tầng, điều mà Mátxcơva không làm được.
Tóm lại, sắp tới đây, người ta sẽ chứng kiến một bước nhảy vọt trong quan hệ quốc phòng Nga-Philippines, do việc cả hai đều bắt đầu từ con số không. Nhưng sau bước nhảy vọt đó, câu hỏi đặt ra là quan hệ sẽ tăng tiến ra sao.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170105-quan-he-quan-su-nga-philippines-dau-la-nhung-gioi-han
Chỉ mới từ tháng 6/2016, từ khi ông Rodrigo Duterte lên làm tổng thống Philippines, vấn đề liên minh với Nga, cả về quân sự lẫn quốc phòng, mới được đặt ra, trong bối cảnh ông Duterte muốn xa rời đồng minh Mỹ. Đối với tổng thống Putin, đề nghị hợp tác của ông Duterte đến thật đúng lúc.
Bị phương Tây cô lập, Nga rất muốn tăng cường hiện diện tại châu Á-Thái Bình Dương, kể cả tại Đông Nam Á, nơi Nga đã có một đối tác truyền thống là Việt Nam. Matxcơva lại sẵn sàng chiều đãi Manila hơn nữa vì như vậy sẽ lôi kéo được một đồng minh của Mỹ về phía mình.
Thế nhưng, khả năng tăng cường quan hệ quân sự Nga-Philippines vẫn nằm dưới dạng lý thuyết, hay nói đúng hơn là nguyện vọng của cả hai bên, còn thực hiện đến đâu thì cần phải chờ xem, với dấu hiệu đầu tiên sẽ được ghi nhận khi tổng thống Philippines công du Nga trong thời gian sắp tới đây.
Theo giới quan sát, việc tăng cường quan hệ quân sự, quốc phòng Nga-Philippines hiện vấp phải giới hạn rất lớn về mặt kỹ thuật. Vũ khí mà Philippines quen sử dụng đến nay là vũ khí Mỹ và phương Tây, nay nếu trang bị thêm vũ khí của Nga, vấn đề tương tác giữa vũ khí mới và hiện có được đặt ra.
Mặt khác, còn vấn đề chi phí. Nga rất muốn bán tàu ngầm hay máy bay cho Philippines, nhưng liệu Manila có ngân sách để nâng cấp quân đội của mình hay không, khi biết rằng cho đến nay, hải quân Philippines chẳng hạn, chủ yếu dùng loại tàu cũ của Mỹ được tân trang.
Chuyên san Nhật Bản The Diplomat, ấn bản ngày 05/01/2017, đã nêu bật những vấn đề trên trong bài viết về quan hệ quân sự Nga - Philippines khi cho rằng có lẽ phía Manila nhận thức rất rõ các giới hạn kể trên khi chỉ bàn với Nga về các kế hoạch trao đổi nhân sự, kinh nghiệm, các cam kết, chứ không thấy nói gì về vấn đề mua vũ khí.
Một giới hạn khác được The Diplomat nêu bật liên quan đến lãnh vực chiến lược. Dẫu sao, đối với với ông Duterte, quan hệ với Nga không có ý nghĩa chiến lược quan trong bằng quan hệ với các láng giềng như Malaysia hay Indonesia, mà Duterte coi là thiết yếu trong việc giúp Philippines giải quyết các vấn đề an ninh như cướp biển.
Matxcơva cũng không nặng ký bằng Bắc Kinh hay Tokyo, hai nước có thể mang đến cho Philippines trợ giúp về kinh tế, hay cơ sơ hạ tầng, điều mà Mátxcơva không làm được.
Tóm lại, sắp tới đây, người ta sẽ chứng kiến một bước nhảy vọt trong quan hệ quốc phòng Nga-Philippines, do việc cả hai đều bắt đầu từ con số không. Nhưng sau bước nhảy vọt đó, câu hỏi đặt ra là quan hệ sẽ tăng tiến ra sao.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170105-quan-he-quan-su-nga-philippines-dau-la-nhung-gioi-han
Geen opmerkingen:
Een reactie posten