maandag 2 januari 2017

Hoa Kỳ có thể bố trí nhiều vũ khí mạnh ở Biển Đông

Hoa Kỳ có thể bố trí nhiều vũ khí mạnh ở Biển Đông

mediaThủy quân lục chiến Mỹ tập sử dụng giàn đại pháo M777 Howitzer tại một căn cứ huấn luyện ở California. Ảnh tư liệu chụp ngày 25/05/2005.US MARINE CORPS
Các chiến lược gia và các nhà hoạch định kế hoạch của quân đội Mỹ và Lầu Năm Góc đang nghiên cứu việc bố trí lại các hệ thống vũ khí trên toàn cầu, trong đó có khả năng đặt các đơn vị pháo binh di động ở Biển Đông, để nếu cần, có thể được sử dụng như là súng phòng không để bắn rơi các tên lửa ở vùng biển này. Đó là thông tin do tờ The National Interest đăng tải trong một bài viết đăng ngày 01/01/2017.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã đặt các tên lửa địa đối không trên những đảo mà họ khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Hành động này đã gây thêm căng thẳng và khiến các chiến lược gia của Lầu Năm Góc phải nghiên cứu nhiều phương án khác nhau.
Các quan chức bộ Quốc Phòng Mỹ nhấn mạnh là hiện giờ chưa có quyết định nào được đưa ra. Cho tới nay, họ vẫn chống lại việc quân sự hóa hơn nữa vùng Biển Đông và vẫn chủ trương rằng các tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết một cách hòa bình bằng con đường ngoại giao.
Tuy nhiên, các quan chức Lầu Năm Góc cũng đã công khai tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tiến hành tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, đi vào trong phạm vi 12 hải lý chung quanh các đảo mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền. Theo The National Interest, ngoài các hoạt động tuần tra, Hoa Kỳ cũng có thể tìm cách bố trí thêm các vũ khí phòng thủ và vũ khí tấn công tại vùng này.
Đó là những hệ thống vũ khí cho tới nay được sử dụng cho các cuộc tấn công trên bộ, như các dàn súng M777 Howitzer hay Paladin có cỡ nòng 155 mm. Những vũ khí này có thể được sử dụng để bắn chặn các rocket hoặc tên lửa hành trình.
Đây cũng là những dàn súng phòng không có thể sử dụng công nghệ fire control để ngắm bắn chính xác, phá hủy các mục tiêu của đối phương như phi cơ, máy bay không người lái và đạn pháo bắn tới.
Các quan chức Lầu Năm Góc không chính thức xác nhận là sẽ làm việc với các đồng minh trong khu vực để triển khai các vũ khí nói trên ở Biển Đông, nhưng họ nói là Hoa Kỳ đang gia tăng phối hợp với các đồng minh này.
Trên thực tế, theo The National Interest, Lầu Năm Góc đã gia tăng yểm trợ các đồng minh của Mỹ ở vùng Thái Bình Dương. Một đạo luật quốc phòng năm 2016, có tên Sáng Kiến An Ninh Hàng Hải Đông Nam Á, dành cho bộ Quốc Phòng Mỹ một ngân sách để huấn luyện, trang bị và cung cấp những hỗ trợ khác cho các nước Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Theo lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho các tài khoá 2016-2020, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter đã cam kết bỏ ra tổng cộng 425 triệu đôla cho Sáng Kiến An Ninh Hàng Hải Đông Nam Á.
Vấn đề là chưa biết tổng thống tương lai của Hoa Kỳ Donald Trump có sẽ tiếp tục các nỗ lực này hay không, hay nói rộng hơn là chưa biết ông có sẽ duy trì chiến lược “xoay trục “ sang châu Á do người tiền nhiệm Obama thi hành trong hai nhiệm kỳ của ông.

 http://vi.rfi.fr/chau-a/20170102-hoa-ky-co-the-bo-tri-nhieu-vu-khi-manh-o-bien-dong

Mỹ muốn thử chiến thuật mới ở Biển Đông : Dùng bộ binh diệt hạm

mediaTổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Ricardo Visaya (T) đón đô đốc Mỹ Harry Harris. Ảnh chụp ngày 22/11/2016, tại tổng hành dinh ở vùng Manila.Reuters
Chủ lực của quân đội Hoa Kỳ tại vùng Tây Thái Bình Dương cho đến nay thường là Hải Quân và Không Quân. Tuy nhiên mới đây, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, đô đốc Harry Harris đã cho rằng Lục Quân Mỹ cũng nên đóng một vai trò tích cực hơn bằng cách thành lập những đội có thể gọi là Lục Quân Hải Chiến, đặc trách việc tiêu diệt chiến hạm đối phương. Nguyệt san The Diplomat, trụ sở tại Nhật Bản trong số tháng 12/2016 đã có bài nêu bật chiến thuật mới này.
The Diplomat trước hết nhắc lại sự kiện đô đốc Harry Harris, ngày 15/11/2016, trong một tham luận đọc tại Washington, đã cho biết ông muốn Lục Quân Mỹ thành lập các đơn vị mới chuyên trách nhiệm vụ diệt hạm để răn đe chiến hạm của đối thủ của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Hoa Đông lẫn Biển Đông.
Đối với đô đốc Harris, vai trò của bộ binh cần phải được phát huy trong đó có việc « tiêu diệt các chiến hạm bằng cách sử dụng các hệ thống tên lửa chống hạm đặt ở trên bờ ». Theo ông, đúng với truyền thống, Lục Quân sẽ mang đến những thế mạnh của họ: « nhân lực, hỏa lực và năng lực ». Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến cũng có thể đóng một vai trò tương tự trong tương lai.
Các yếu tố trung tâm của một chiến lược phòng thủ như vậy sẽ được bố trí chung quanh các hòn đảo có thể án ngữ lối ra biển khơi ngoài Thái Bình Dương của các đối thủ tiềm tàng như Hải Quân Trung Quốc chẳng hạn
Đô đốc Harris giải thích : « Tôi nghĩ đến một nơi ở vùng tây Thái Bình Dương mà ta có thể bố trí các hệ thống vũ khí ở nhiều chỗ ; các hệ thống này sẽ đặt các đối thủ tiềm tàng ở Biển Đông, Biển Hoa Đông, Biển Nhật Bản vào vòng nguy hiểm... Tôi cho rằng đây là một khái niệm quan trọng mà chúng ta buộc phải nghĩ đến khi vạch ra cách duy trì ưu thế so với các đối thủ của chúng ta trong khu vực. »
Trong bài phát biểu của mình, đô đốc Harris đã nêu bật các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông : « Tôi rất quan ngại trước các động thái quyết đoán của Trung Quốc, đặc biệt là ở vùng Biển Đông, và cả ở vùng Biển Hoa Đông... »
Biến tên lửa địa đối địa thành địa đối hải
Các hệ thống vũ khí có thể được triển khai bao gồm loại pháo tự hành Paladin M109A7, hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142, và hệ thống tên lửa chiến thuật của Lục Quân. Hệ thống này sẽ được nâng cấp để có thể tấn công các mục tiêu di động trên đất liền và trên biển...
Trong một bài phát biểu ngày 03/11, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter ghi nhận : « Khi được gắn một thiết bị dò tìm có sẵn lên mũi, tên lửa có thể bắn trúng một mục tiêu di động, cả trên đất liền lẫn trên biển. Với khả năng này, những gì trước đây chỉ là một hệ thống tên lửa địa-đối-địa của Lục Quân, nay có thể được bắn đi từ bờ biển đến những mục tiêu ngoài khơi cách đó đến 300 km [186 dặm] ».
Bước tiếp theo là phải giúp cho Lục Quân Mỹ hiểu rõ địa bàn vùng biển là mục tiêu, và điều này sẽ đòi hỏi những thay đổi trong học thuyết của Lục Quân Mỹ.
Như chuyên gia Steven Stashwick đã giải thích vào tháng 10 vừa qua, Lục Quân đã bắt đầu làm quen với khái niệm gọi là « Chiến Tranh Đa Miền » - Multi-Domain Battle – « sử dụng lực lượng trên bộ để vừa khai thác, vừa cho phép hành động trên không, trên biển, trên mạng, trên không gian và bao quát toàn bộ quang phổ điện từ ». Ở Tây Thái Bình Dương, điều đó được hiện thực hóa thành một cái ô chống tiếp cận và truy cập A2/AD hình thành từ các cơ sở đặt trên đất liền và bao trùm chuỗi đảo đầu tiên.
Điểm quan trọng cần lưu ý là mọi vai trò phòng thủ bờ biển mới được giao cho Lục Quân Mỹ, đều phải được thực hiện trong sự phối hợp chặt chẽ với các đồng minh trong khu vực.
Nhật Bản đã bắt đầu áp dụng một khái niệm chống tiếp cận và truy cập khu vực A2/AD với đặc điểm của Nhật Bản, dựa trên các dàn pháo và tên lửa nhằm bảo vệ hải đảo và vùng ven biển. Vào tháng Tám, Nhật Bản cũng tuyên bố là sẽ phát triển loại tên lửa địa-đối-hải mới để củng cố hệ thống phòng thủ các hải đảo xa bờ mà Nhật Bản kiểm soát ở Biển Hoa Đông.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20161217-my-muon-thu-chien-thuat-moi-o-bien-dong-dung-bo-binh-diet-ham

Geen opmerkingen:

Een reactie posten