Friday, April 15, 2016 12:06:55 PM
Bài liên quan
- ‘Miễn phí đại học cộng đồng,’ gây tranh cãi nhưng không thật sự tác dụng
- Năm đầu đại học miễn phí và qua online: Giải pháp khả thi?
- TNS Janet Nguyễn giới thiệu luật ngưng tăng học phí UC trong 5 năm
- Fiat Chrysler trả học phí cho nhân viên và gia đình đại lý
WASHINGTON, DC (NV) – Chính phủ Obama đang từng bước giúp xóa nợ học phí cho gần 400,000 sinh viên bị tàn phế vĩnh viễn, tổng cộng lên đến $7.8 tỷ, theo tin của Business Insider.
Bộ Giáo Dục hôm Thứ Ba loan báo một tiến trình mới, nhằm nhận diện dễ dàng hằng trăm ngàn người hợp lệ để có thể nộp đơn xin được xóa nợ theo chương trình hiện hành của chính phủ.
Chương trình được áp dụng đối với người bị tàn phế vĩnh viễn, không thể làm việc. Thứ Trưởng Giáo Dục Ted Mitchell nói hiện có quá ít người nắm lấy cơ hội này vì có thể họ không biết đến hoặc do tiến trình xin quá phức tạp.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=226284&zoneid=430Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Ted Mitchell. (Hình: Twitter/EDUnderSec) |
Bộ Giáo Dục hôm Thứ Ba loan báo một tiến trình mới, nhằm nhận diện dễ dàng hằng trăm ngàn người hợp lệ để có thể nộp đơn xin được xóa nợ theo chương trình hiện hành của chính phủ.
Chương trình được áp dụng đối với người bị tàn phế vĩnh viễn, không thể làm việc. Thứ Trưởng Giáo Dục Ted Mitchell nói hiện có quá ít người nắm lấy cơ hội này vì có thể họ không biết đến hoặc do tiến trình xin quá phức tạp.
Ông Mitchell đơn cử một ví dụ, một phụ nữ sau khi chữa trị ung thư vú, phản ứng phụ khiến bà bị tàn phế vĩnh viễn. Người phụ nữ nộp đơn xin được xóa nợ học phí, và phải nộp tới nộp lui nhiều lần khiến mất hết bảy năm.
Trả lời qua một cuộc phỏng vấn, ông Michell nói: “Đó không phải là điều mà chính phủ nên làm. Những người này đang phải vật lộn khó khăn với vấn đề bệnh tật. Chúng ta cần giúp họ qua khỏi nỗi âu lo đó.”
Bắt đầu vào Thứ Hai tới, Bộ Giáo Dục sẽ gửi thư đến khoảng 380,000 người, giải thích rằng họ hợp lệ để được xóa nợ.
Thư có kèm một mẫu đơn, trong đó họ chỉ việc ký tên và gửi đi.
Trong số gần 400,000 người này, khoảng 179,000 đang có nợ đã bị đáo hạn.
Người được xóa nợ sẽ không bị cắt tiền An Sinh Xã Hội hoặc phụ cấp thương tật.
Tuy nhiên, sau khi đã được xóa nợ, một tiến trình theo dõi kéo dài ba năm sẽ khởi sự. Nếu tình trạng thu nhập của một cá nhân có thay đổi và cao hơn một giới hạn nào đó, người này có thể sẽ phải bắt đầu trả tiền nợ trở lại. (TP)
Trả lời qua một cuộc phỏng vấn, ông Michell nói: “Đó không phải là điều mà chính phủ nên làm. Những người này đang phải vật lộn khó khăn với vấn đề bệnh tật. Chúng ta cần giúp họ qua khỏi nỗi âu lo đó.”
Bắt đầu vào Thứ Hai tới, Bộ Giáo Dục sẽ gửi thư đến khoảng 380,000 người, giải thích rằng họ hợp lệ để được xóa nợ.
Thư có kèm một mẫu đơn, trong đó họ chỉ việc ký tên và gửi đi.
Trong số gần 400,000 người này, khoảng 179,000 đang có nợ đã bị đáo hạn.
Người được xóa nợ sẽ không bị cắt tiền An Sinh Xã Hội hoặc phụ cấp thương tật.
Tuy nhiên, sau khi đã được xóa nợ, một tiến trình theo dõi kéo dài ba năm sẽ khởi sự. Nếu tình trạng thu nhập của một cá nhân có thay đổi và cao hơn một giới hạn nào đó, người này có thể sẽ phải bắt đầu trả tiền nợ trở lại. (TP)
‘Miễn phí đại học cộng đồng,’ gây tranh cãi nhưng không thật sự tác dụng
Saturday, January 10, 2015 2:16:01 PM
Bài liên quan
- Fiat Chrysler trả học phí cho nhân viên và gia đình đại lý
- Mỹ xóa nợ học cho gần 400,000 sinh viên tàn phế vĩnh viễn
HOA KỲ - Đề nghị của Tổng Thống Barack Obama để coi như xóa bỏ học phí đại học cộng đồng sẽ không có ảnh hưởng gì nhiều đến sinh viên tại tiểu bang California, vì hầu như tất cả mọi người đều được hưởng sự miễn trừ hay được trừ tiền học phí khi trả thuế. Theo bản tin của SF Chronicle.
Hình minh họa. (Hình: Kevork Djansezian/Getty Images)
Điều này cũng đúng với phần lớn các tiểu bang khác, ngoại trừ những tiểu bang có học phí đại học cộng đồng rất cao.
Hôm Thứ Năm, ông Obama đưa ra đề nghị bãi bỏ tiền học phí cùng các lệ phí khác cho các sinh viên đại học cộng đồng, nếu họ ghi danh học tối thiểu là bán thời gian, có điểm trung bình từ 2.5 trở lên và đều đặn có sự tiến triển để có thể hoàn tất chương trình học.
Bản tin phân tích, hiện nay, thay vì thu tiền học phí, các đại học cộng đồng ở California đưa ra lệ phí ghi danh là $46 cho mỗi tín chỉ. Đối với các sinh viên lấy 12 tín chỉ mỗi khóa học (con số được coi là sinh viên toàn thời gian), họ sẽ phải trả khoảng $1,104 mỗi năm, ở trong số các tiểu bang có mức thấp nhất cho đại học cộng đồng trên toàn quốc.
Vào khoảng một nửa trong số 2.3 triệu sinh viên đang theo học đại học cộng đồng ở California được hưởng sự miễn trừ, không phải trả số tiền “lệ phí“này, theo Rhonda Mohr, một giới chức trong văn phòng viện trưởng đại học cộng đồng tiểu bang California.
Người dân tiểu bang California khi ghi danh học đại học cộng đồng trong tiểu bang cũng được miễn trả lệ phí nếu họ đang nhận sự trợ giúp của chính phủ, có mức lợi tức cho cả gia đình thấp hơn con số 150% của mức nghèo do chính phủ liên bang đặt ra, hay nếu họ nộp đơn xin trợ giúp tài chánh theo luật liên bang hoặc luật California Dream Act (cho những sinh viên không có số An Sinh Xã Hội - thường thuộc thành phần di dân bất hợp pháp) và thấy có nhu cầu tài chánh vượt quá mức $1,104.
Đối với các sinh viên không hội đủ điều kiện để được miễn lệ phí này, họ có thể lấy lại tới $2,500 tiền thuế mỗi năm vì có thể khai tiền học phí, tiền sách vở và các loại lệ phí khác, căn cứ theo American Opportunity Tax Credit trên hồ sơ khai thuế liên bang. Điều khoản này có lợi cho các sinh viên đại học đang đi làm hoặc cha mẹ họ nếu khai sinh viên này là người lệ thuộc vào họ (tax dependent).
Số tiền lấy lại được sẽ giảm xuống số không nếu tổng số lợi tức của gia đình lên tới khoảng từ $160,000 và $180,000 (nếu khai chung), hay từ $80,000 đến $90,000 nếu khai riêng hoặc khai theo các thể loại khác.
Các miễn trừ này, cùng với các học bổng cấp tiểu bang và liên bang, đã khiến đại học cộng đồng coi như miễn phí đối với hầu hết các sinh viên trên nước Mỹ, theo lời Mark Kantrowitz, thuộc Edvisors.com.
Mức học phí trung bình cùng các lệ phí khác ở đại học cộng đồng trên toàn nước Mỹ vào khoảng $3,347 trong niên khóa 2014-2015, theo tổ chức College Board. “Nếu trừ đi tiền học bổng và các quyền lợi thuế về chi phí học hành, thì sẽ có số âm $1,740,” nghĩa là vượt hơn số tiền cần có để chi trả học phí, theo ông Kantrowitz.
Các dữ kiện do ông Obama đưa ra lúc này vẫn chưa rõ ràng. Ông không cho biết là có mức giới hạn về lợi tức hay tài sản để được đi học miễn phí hay không. Và ông cũng không nói rằng việc cho miễn phí tiền học này có thay thế Pell Grant hay việc miễn thuế theo American Opportunity Tax Credit cho sinh viên đại học cộng đồng hay không.
Đề nghị của ông Obama cho hay chính phủ liên bang sẽ trả 3/4 tiền học phí trung bình của đại học cộng đồng và các tiểu bang tham dự chương trình này sẽ phải trả 1/4 còn lại. “Các tiểu bang đã đang đầu tư nhiều hơn và giảm học phí nhiều hơn cho sinh viên có thể chỉ phải đóng góp ít hơn, dù rằng tất cả các tiểu bang tham dự vào chương trình phải có sự đóng góp phần nào vào số tiền này,” theo đề nghị trên.
Chính phủ Obama không cho biết rõ họ coi con số học phí trung bình là bao nhiêu, nhưng ám chỉ vào khoảng $3,800. Nếu lấy 3/4 của con số này thì sẽ là $2,850, cao hơn rất nhiều so với con số trung bình ở California.
Hiện nay, việc miễn trừ học phí của chính phủ California đã khiến ngân quỹ tiểu bang mất đi khoảng $800 triệu cho niên khóa 2013-2014. Nếu một chương trình của chính phủ liên bang có thể trang trải một phần hay toàn phần chi phí này thì tiểu bang có thể dùng số tiền $800 triệu đó vào mục đích khác.
Nhưng nếu nhìn trên thực tế, với Đảng Cộng Hòa đang lãnh đạo cả Hạ và Thượng Viện Mỹ, thì “việc thông qua đạo luật sẽ là điều rất khó xảy ra,” theo lời Debbie Cochrane, giám đốc nghiên cứu tại cơ quan nghiên cứu mang tên Institute for College Access and Success.
Và cũng vì tiền học phí cũng chỉ là một phần rất nhỏ của tất cả chi phí của người sinh viên phải tính tới như ăn, ở, tiêu xài cá nhân, nhiều người cho rằng đề nghị của ông Obama có thể chỉ giúp mở ra các cuộc tranh luận trên bình diện rộng lớn hơn về việc đi học đại học ở Mỹ.
Ngoài ra, nếu chương trình của ông Obama thành công trong việc khuyến khích có thêm nhiều người đi học đại học cộng đồng thì sẽ tạo ra sự khó khăn cho các trường đại học này để có đủ chỗ và nhân sự nhằm đáp ứng nhu cầu mới. Đó là chưa kể tới việc các tiểu bang có thể gia tăng học phí đại học cộng đồng của họ để có thể lấy thêm tiền từ chính phủ liên bang. (L.T.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=201296&zoneid=430
Năm đầu đại học miễn phí và qua online: Giải pháp khả thi?
Saturday, January 17, 2015 5:47:07 PM
Bài liên quan
HOA KỲ - Tổng Thống Barack Obama mới đây đưa đề nghị cho các sinh viên học đại học cộng đồng trên toàn quốc được miễn học phí, nếu hội đủ điều kiện. Nhưng nếu có đề nghị cho tất cả sinh viên năm đầu được học miễn phí qua mạng thì sao? Bản tin trên Washington Post đặt câu hỏi.
Hình minh họa. Tổng Thống Barack Obama tham dự một buổi thuyết trình
về học qua online, Tháng Giêng, 2011. (Hình: Tim Sloan/AFP/Getty Images)
Bài báo cho biết, một tổ chức phúc thiện ở New York do ông Steven B. Klinsky đứng đầu tuần này đã loan báo việc cấp $1 triệu để giúp điều đó có thể thực hiện qua một nỗ lực hợp tác giữa đại học Massachusetts Institute of Technology (MIT) và Harvard University.
Ý tưởng của ông Steven B. Klinsky là cho các sinh viên học các lớp căn bản qua mạng do công ty edX điều hành, để chuẩn bị cho họ lấy các kỳ thi của College Board trong một số đề tài. Những người đậu đủ các kỳ thi Advanced Placement (AP) hay của các lớp trình độ đại học (CLEP) có thể vào đại học với trình độ của sinh viên năm thứ nhì - một điều cũng giống như các học sinh trung học đã lấy các lớp cao nên đủ tín chỉ, khỏi phải lấy các lớp căn bản ở năm đầu đại học. Điều này, theo ông Klinsky sẽ giúp giảm chi phí đại học được một phần tư.
“Không ai phải bị ngưng sự học của mình sau trung học chỉ vì phí tổn tiền học hoặc vì không đủ chỗ,” ông Klinsky nói.
Ông cho biết mục tiêu của mình là “lập ra ít nhất một đường đi cho tất cả mọi người và hoàn toàn miễn phí để tiến tới việc vào đại học cho những người muốn được đi học.”
Ý tưởng “năm đầu đại học miễn phí” của ông Klinsky cũng giống như tinh thần mà ông Obama đề ra tuần qua khi muốn Quốc Hội Mỹ chấp thuận ngân khoản $60 tỷ trong thập niên tới để cộng tác với các tiểu bang nhằm hủy bỏ học phí đại học cộng đồng.
Đã có rất nhiều các nhà hoạt động phúc thiện đưa ra đề nghị học đại học qua mạng với giá rẻ hoặc miễn phí. Tuy nhiên, làm sao đánh giá tín chỉ mà sinh viên có được qua các lớp này, nhất là khi muốn chuyển đến một trường nào khác, đã là một vấn đề gây tranh cãi trong những năm gần đây, với việc xuất hiện các lớp học online mở rộng cho đông đảo người tham dự (Massive Open Online Course MOOC).
Vẫn theo bản tin, EdX, có trụ sở đặt tại Cambridge, tiểu bang Massachusetts và Coursera, trụ sở đặt tại Mountain View, California, đã đang cung cấp các lớp học miễn phí trên mạng từ nhiều trường đại học trong nhiều đề tài khác nhau. Họ cũng đang tìm cách chứng nhận cho các sinh viên đã học và đậu các lớp MOOC này, chỉ với một lệ phí nhỏ.
Những người nghi ngờ về chương trình MOOC cho rằng đây chỉ nhằm quảng cáo cho một số trường hơn là cung cấp giáo dục thực sự cho đại chúng. Ngay cả những người ủng hộ MOOC cũng phải công nhận là các lớp này không thể thay thế môi trường trong lớp, đối diện với giáo sư và các bạn bè khác cùng lớp.
Nhưng các thành viên của edX nay đang khởi sự cung cấp các lớp MOOC cho học sinh trung học, kể cả một số lớp nhắm vào việc thi AP. Đại học Rice University hồi Tháng Mười khởi sự một lớp AP cho môn sinh học. Đại học Boston University tháng này khởi sự một lớp AP cho vật lý.
Nancy Moss, một phát ngôn viên cho edX, nói rằng một số các lớp ở cấp trung học đã có sự tham dự của khoảng 10,000 người hoặc hơn nữa.
Từ nhiều năm nay, có nhiều đại học đã cấp tín chỉ cho các học sinh đậu điểm cao trong các kỳ thi AP. Tín chỉ cũng được cấp cho những học sinh đậu các kỳ thi của chương trình CLEP.
Mục tiêu của ông Klinsky là sử dụng các chương trình lâu năm này để gia tăng giá trị của các lớp MOOC. Số tiền hiến tặng của ông sẽ giúp phát triển khoảng 20 lớp online từ các đại học danh tiếng, tất cả nhắm vào AP và CLEP. Cùng với các lớp edX hiện có, điều này sẽ hợp thành một chương trình căn bản cho sinh viên năm đầu đại học, với khoảng hơn 30 lớp căn bản từ các đại học hàng đầu nước Mỹ trong một loạt các chủ đề như toán giải tích (calculus) hay Văn Minh Tây phương của môn nhân văn.
Danh sách các lớp này sẽ được hoàn tất và cung cấp trên edX trong vòng một năm rưỡi tới đây và sẽ được vận động qua một tổ chức thiện nguyện do ông Klinsky khởi xướng, mang tên Modern States Education Alliance.
Ông Klinsky, 58 tuổi, một nhà đầu tư, nói rằng ông không có ý định kiếm tiền qua việc này. Ông nói rằng khi còn học trung học ông đã lấy các lớp AP và có được tín chỉ để giúp ông nhanh chóng hoàn tất bậc đại học. Sự xuất hiện của các chương trình MOOC tạo cơ hội mở rộng hướng đi này, ông cho hay. (L.T.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=201694&zoneid=430
TNS Janet Nguyễn giới thiệu luật ngưng tăng học phí UC trong 5 năm
Tuesday, March 24, 2015 3:07:01 PM
Bài liên quan
SACRAMENTO, California (NV) - Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn (Cộng Hòa-Ðịa Hạt 34) vừa giới thiệu tu chính Hiến Pháp không tăng học phí hệ thống đại học University of California trong 5 năm và giới hạn số sinh viên ngoài tiểu bang tối đa là 10%, thông cáo báo chí của văn phòng nữ dân cử gốc Việt cao cấp nhất California cho biết.
“Chúng ta cần phải bảo đảm là cánh cửa đại học của California luôn rộng mở cho con em chúng ta. Ðó là lý do tại sao chúng ta không nên tăng học phí, và phải để dành 90% số ghế tại trường đại học cho sinh viên California,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn được trích lời nói.
Cũng theo thông cáo, lý do tu chính Hiến Pháp này được đưa ra là vì bà Janet Napolitano, chủ tịch hệ thống đại học UC, đe dọa giới hạn số sinh viên vào các trường đại học, nếu không nhận được thêm ngân sách của tiểu bang. Thất vọng với tuyên bố của bà Napolitano, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã vận động mạnh mẽ và thảo ra một tu chính Hiến Pháp, để bảo đảm tất cả sinh viên California đều có cơ hội vào học trong hệ thống UC.
Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn được trích lời nói. “Giáo dục đối với con em chúng ta là quan trọng nhất, vì thế, chúng ta sẽ không để học phí tăng lên trong khi để nhiều sinh viên ngoài tiểu bang vào học trong các trường đại học, và vô tình đẩy cư dân California ra ngoài.”
Dự luật này có bốn đồng tác giả là các thượng nghị sĩ Patricia Bates, Jean Fuller, Jeff Stone và Andy Vidak.
Nếu được thông qua, tu chính Hiến Pháp này sẽ có hiệu lực ngay từ niên khóa 2017-2018, đối với tất cả 10 trường đại học của hệ thống UC tại Berkeley, Davis, Irvine, Los Angeles, Merced, Riverside, San Diego, San Francisco, Santa Barbara, và Santa Cruz.
SCA 4 cần phải được lưỡng viện Quốc Hội California thông qua, cũng như phải có sự chấp thuận của cử tri tiểu bang trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016. (Ð.D.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=204866&zoneid=430
Sinh viên đại học UC Berkeley ngồi trên bãi cỏ. (Hình minh họa: Max Whittaker/Getty Images) |
“Chúng ta cần phải bảo đảm là cánh cửa đại học của California luôn rộng mở cho con em chúng ta. Ðó là lý do tại sao chúng ta không nên tăng học phí, và phải để dành 90% số ghế tại trường đại học cho sinh viên California,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn được trích lời nói.
Cũng theo thông cáo, lý do tu chính Hiến Pháp này được đưa ra là vì bà Janet Napolitano, chủ tịch hệ thống đại học UC, đe dọa giới hạn số sinh viên vào các trường đại học, nếu không nhận được thêm ngân sách của tiểu bang. Thất vọng với tuyên bố của bà Napolitano, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã vận động mạnh mẽ và thảo ra một tu chính Hiến Pháp, để bảo đảm tất cả sinh viên California đều có cơ hội vào học trong hệ thống UC.
Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn được trích lời nói. “Giáo dục đối với con em chúng ta là quan trọng nhất, vì thế, chúng ta sẽ không để học phí tăng lên trong khi để nhiều sinh viên ngoài tiểu bang vào học trong các trường đại học, và vô tình đẩy cư dân California ra ngoài.”
Dự luật này có bốn đồng tác giả là các thượng nghị sĩ Patricia Bates, Jean Fuller, Jeff Stone và Andy Vidak.
Nếu được thông qua, tu chính Hiến Pháp này sẽ có hiệu lực ngay từ niên khóa 2017-2018, đối với tất cả 10 trường đại học của hệ thống UC tại Berkeley, Davis, Irvine, Los Angeles, Merced, Riverside, San Diego, San Francisco, Santa Barbara, và Santa Cruz.
SCA 4 cần phải được lưỡng viện Quốc Hội California thông qua, cũng như phải có sự chấp thuận của cử tri tiểu bang trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016. (Ð.D.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=204866&zoneid=430
Geen opmerkingen:
Een reactie posten