Hoa Kỳ và Philippines sẽ thường xuyên tuần tra chung trên Biển Đông
Khu trục hạm USS Curtis Wilbur (như trong ảnh) đã tiến vào di chuyển bên trong vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn ngày 30/01/2016. Sắp tới đây tàu Mỹ sẽ có tàu Philippines đi theo.REUTERS/U.S. Navy
Hoa Kỳ và Philippines sẽ tiến hành các cuộc tuần tra hải quân chung trên Biển Đông, vùng biển chiến lược đang bị Trung Quốc nhất quyết đòi hỏi chủ quyền trên phần lớn diện tích. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter hôm nay 14/04/2016 khẳng định như trên
Một thông cáo của phía Mỹ cho biết : « Cuộc tuần tra chung đầu tiên đã diễn ra vào tháng Ba, tiếp đó vào đầu tháng Tư, và các chiến hạm của hai nước sẽ tiếp tục tuần tra chung thường xuyên hơn trong tương lai ».
Đang ở thăm Manila, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ loan báo bên cạnh đó, Mỹ sẽ để lại 275 quân nhân tại Philippines cùng với một số phương tiện không quân, trong đó có năm chiến đấu cơ A-10. Một viên chức quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, lực lượng đặc biệt Mỹ sẽ lưu trú « cho đến cuối tháng Tư », sau đó Lầu Năm Góc có thể huy động thêm.
Washington vừa ký kết một thỏa thuận với Manila để đóng quân tại năm căn cứ quân sự tại nước này. Như vậy quân Mỹ có thể quay lại Philippines, sau khi rút đi vào đầu thập niên 90. Tuy nhiên tình trạng căng thẳng với Bắc Kinh khiến Manila đòi hỏi Mỹ gia tăng hỗ trợ.
Trong chuyến đi lần này, bộ trưởng Ashton Carter đến thăm Antonio Bautista trên đảo Palawan, một trong năm căn cứ quân sự mở cửa cho quân đội Mỹ. Căn cứ này nằm cạnh Biển Đông, đối diện với quần đảo Trường Sa mà Bắc Kinh đang quyết liệt tranh chấp.
Cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Philippines mang tên Balikatan (vai kề vai), huy động trên 4.400 quân nhân Mỹ, 3.000 quân Philippines và 80 lính Úc, cũng đang bước vào giai đoạn kết thúc. Hôm nay hệ thống hỏa tiễn tầm xa tối tân HIMARS của Mỹ đã vào cuộc, với một loạt tác xạ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160414-hoa-ky-va-philippines-se-thuong-xuyen-tuan-tra-chung-tren-bien-dong
Đang ở thăm Manila, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ loan báo bên cạnh đó, Mỹ sẽ để lại 275 quân nhân tại Philippines cùng với một số phương tiện không quân, trong đó có năm chiến đấu cơ A-10. Một viên chức quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, lực lượng đặc biệt Mỹ sẽ lưu trú « cho đến cuối tháng Tư », sau đó Lầu Năm Góc có thể huy động thêm.
Washington vừa ký kết một thỏa thuận với Manila để đóng quân tại năm căn cứ quân sự tại nước này. Như vậy quân Mỹ có thể quay lại Philippines, sau khi rút đi vào đầu thập niên 90. Tuy nhiên tình trạng căng thẳng với Bắc Kinh khiến Manila đòi hỏi Mỹ gia tăng hỗ trợ.
Trong chuyến đi lần này, bộ trưởng Ashton Carter đến thăm Antonio Bautista trên đảo Palawan, một trong năm căn cứ quân sự mở cửa cho quân đội Mỹ. Căn cứ này nằm cạnh Biển Đông, đối diện với quần đảo Trường Sa mà Bắc Kinh đang quyết liệt tranh chấp.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160414-hoa-ky-va-philippines-se-thuong-xuyen-tuan-tra-chung-tren-bien-dong
Quân đội Mỹ có thêm quyền sử dụng căn cứ quân sự của Philippines
Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Voltaire Gazmin (P) nói chuyện với đồng nhiệm Mỹ Ash Carter tại dinh tổng thống ở Manila ngày 14/04/2016.REUTERS / Romeo Ranoco
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter, hôm qua, 13/04/2016, cho biết quân đội Mỹ sẽ khai thác thêm một số căn cứ quân sự của Philippines ngoài 5 căn cứ đã thông báo, nhân chuyến thăm đồng minh lâu đời ở Đông Nam Á.
Manila đã thông báo hồi tháng Giêng về việc cho phép Mỹ sử dụng 5 căn cứ quân sự tại nước này, trong đó có một căn cứ không quân gần Biển Đông là Antonio Bautista trên đảo Palawan. Thỏa thuận giữa 2 nước nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Philippines trong lúc có tranh chấp căng thẳng với Trung Quốc, đồng thời cũng giúp Mỹ tăng cường sức mạnh ở châu Á.
Theo ông Carter, được AFP trích dẫn, “Sẽ có thêm các căn cứ quân sự được sử dụng chung, đây chỉ là 5 căn cứ đầu tiên cho mục đích luân chuyển sự hiện diện của quân đội Mỹ” . Tuy nhiên, số lượng căn cứ Mỹ được sử dụng thêm chưa được xác định: “Đây là một quá trình, chúng tôi thống nhất trước tiên 5 căn cứ, sau đó sẽ có thêm nhưng phải dựa trên tầm quan trọng của căn cứ đó”.
Lãnh đạo bộ Quốc phòng Hoa Kỳ giải thích, các đợt luân chuyển ngắn hạn của quân đội và các thiết bị quân sự Mỹ thông qua 5 căn cứ này là giải pháp được chọn, “để có được sự hiện diện cũng như tính cơ động của quân đội Hoa Kỳ ở Philippines, trong việc hỗ trợ các đồng minh cũng như các nước bạn trong khu vực”.
Chuyến thăm Philippines lần này của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đánh dấu sự kết thúc cuộc tập trận thường niên trên quy mô lớn giữa 2 đồng minh.
Trung Quốc triệu tập các đại sứ G7 để phản đối tuyên bố chung về Biển Đông
Theo AFP, hôm qua, 13/4/2016, Bắc Kinh đã triệu các đại diện của nhóm G7 lên bộ Ngoại Giao để phản đối, sau khi hội nghị thượng đỉnh nhóm này, họp trong hai ngày tại Hiroshima, Nhật Bản, ra thông cáo chung bày tỏ “lo ngại” về tình hình ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Thông cáo viết : “Chúng tôi lo ngại về tình hình ở biển Hoa Đông và Biển Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu của việc dàn xếp và giải quyết hòa bình các tranh chấp”.
Thêm vào đó G7 cũng nhấn mạnh là “các nước cần ngưng các hoạt động như cải tạo đảo, xây dựng các tiền đồn cho mục tiêu quân sự”. Thông điệp này hoàn toàn ám chỉ Trung Quốc mặc dù không đề cập tên Trung Quốc trong thông cáo chung.
Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang) : “Trung Quốc đã triệu tập đại sứ của các nước liên quan”. Đại diện bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng cho biết thêm là « một quan chức cao cấp của một nước G7 đã nói rằng Trung Quốc cần lưu ý đến tiếng nói của G7”. Bình luận này được cho là nhắm vào Nhật Bản.
Trung Quốc lưu ý thủ tướng Úc nên “cẩn thận” về vấn đề Biển Đông
Bắc Kinh đã tranh thủ chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của thủ tướng Malcolm Turnbull để đe dọa rằng các lợi ích kinh tế của Úc sẽ xấu đi nếu Canberra có lập trường cứng rắn trong hồ sơ Biển Đông.
Thông điệp hù dọa này được đăng trên tờ China Daily trùng với lúc thủ tướng Úc đến Thượng Hải hôm nay, 14/04 để khai mạc Tuần lễ Úc ở Trung Quốc diễn ra 2 năm 1 lần.
Phái đoàn Úc với hơn 1000 doanh nhân – một con số kỷ lục - đã tham gia sự kiện này nhằm khai thác các cơ hội làm ăn vào lúc thỏa thuận tự do thương mại Trung Quốc-Úc sắp có hiệu lực.
Đáp lại, trong diễn văn của mình, thủ tướng Úc cho biết sẽ tiếp tục hành trình hướng đến sự phồn vinh thông qua việc mở rộng thị trường nhất là thương mại điện tử, và tuân thủ luật pháp: “Tự do, kinh doanh, mở cửa thị trường, hòa nhập cùng thế giới trong sự đa dạng - là những điều cần thiết đã thúc đẩy phát triển, nâng cao mức sống và tăng trưởng”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160414-quan-doi-my-co-them-quyen-su-dung-can-cu-quan-su-cua-philippines
Theo ông Carter, được AFP trích dẫn, “Sẽ có thêm các căn cứ quân sự được sử dụng chung, đây chỉ là 5 căn cứ đầu tiên cho mục đích luân chuyển sự hiện diện của quân đội Mỹ” . Tuy nhiên, số lượng căn cứ Mỹ được sử dụng thêm chưa được xác định: “Đây là một quá trình, chúng tôi thống nhất trước tiên 5 căn cứ, sau đó sẽ có thêm nhưng phải dựa trên tầm quan trọng của căn cứ đó”.
Lãnh đạo bộ Quốc phòng Hoa Kỳ giải thích, các đợt luân chuyển ngắn hạn của quân đội và các thiết bị quân sự Mỹ thông qua 5 căn cứ này là giải pháp được chọn, “để có được sự hiện diện cũng như tính cơ động của quân đội Hoa Kỳ ở Philippines, trong việc hỗ trợ các đồng minh cũng như các nước bạn trong khu vực”.
Chuyến thăm Philippines lần này của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đánh dấu sự kết thúc cuộc tập trận thường niên trên quy mô lớn giữa 2 đồng minh.
Theo AFP, hôm qua, 13/4/2016, Bắc Kinh đã triệu các đại diện của nhóm G7 lên bộ Ngoại Giao để phản đối, sau khi hội nghị thượng đỉnh nhóm này, họp trong hai ngày tại Hiroshima, Nhật Bản, ra thông cáo chung bày tỏ “lo ngại” về tình hình ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Thông cáo viết : “Chúng tôi lo ngại về tình hình ở biển Hoa Đông và Biển Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu của việc dàn xếp và giải quyết hòa bình các tranh chấp”.
Thêm vào đó G7 cũng nhấn mạnh là “các nước cần ngưng các hoạt động như cải tạo đảo, xây dựng các tiền đồn cho mục tiêu quân sự”. Thông điệp này hoàn toàn ám chỉ Trung Quốc mặc dù không đề cập tên Trung Quốc trong thông cáo chung.
Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang) : “Trung Quốc đã triệu tập đại sứ của các nước liên quan”. Đại diện bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng cho biết thêm là « một quan chức cao cấp của một nước G7 đã nói rằng Trung Quốc cần lưu ý đến tiếng nói của G7”. Bình luận này được cho là nhắm vào Nhật Bản.
Trung Quốc lưu ý thủ tướng Úc nên “cẩn thận” về vấn đề Biển Đông
Bắc Kinh đã tranh thủ chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của thủ tướng Malcolm Turnbull để đe dọa rằng các lợi ích kinh tế của Úc sẽ xấu đi nếu Canberra có lập trường cứng rắn trong hồ sơ Biển Đông.
Thông điệp hù dọa này được đăng trên tờ China Daily trùng với lúc thủ tướng Úc đến Thượng Hải hôm nay, 14/04 để khai mạc Tuần lễ Úc ở Trung Quốc diễn ra 2 năm 1 lần.
Phái đoàn Úc với hơn 1000 doanh nhân – một con số kỷ lục - đã tham gia sự kiện này nhằm khai thác các cơ hội làm ăn vào lúc thỏa thuận tự do thương mại Trung Quốc-Úc sắp có hiệu lực.
Đáp lại, trong diễn văn của mình, thủ tướng Úc cho biết sẽ tiếp tục hành trình hướng đến sự phồn vinh thông qua việc mở rộng thị trường nhất là thương mại điện tử, và tuân thủ luật pháp: “Tự do, kinh doanh, mở cửa thị trường, hòa nhập cùng thế giới trong sự đa dạng - là những điều cần thiết đã thúc đẩy phát triển, nâng cao mức sống và tăng trưởng”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160414-quan-doi-my-co-them-quyen-su-dung-can-cu-quan-su-cua-philippines
Geen opmerkingen:
Een reactie posten