Châu Âu tấn công tình trạng trốn thuế của các tập đoàn quốc tế
Ủy viên Pierre Moscovici,đặc trách về thuế của Liên Hiệp Châu Âu. Ảnh chụp ngày 12/04/2015 tại phòng thu RFI.RFI/Pierre René-Worms
Các biện pháp chống tình trạng mờ ám thuế khóa của các tập đoàn đa quốc gia được Ủy Ban Châu Âu trình Nghị viện tại Strasbourg vào ngày 12/04/2016.Trong bối cảnh xảy ra vụ tai tiếng "Panama papers", các quốc gia tây phương tăng cường biện pháp chống tệ nạn gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước mỗi năm.
Theo AFP, Ủy Ban Châu Âu, trong vai trò hành pháp, chỉ đạo buộc mỗi nước thành viên công bố các dữ liệu kế toán và thuế khóa của các tập đoàn đa quốc gia hoặc là doanh số, lợi nhuận, ngưỡng trần tính tiền thuế mà tập đoàn đa quốc gia phải nộp ở mỗi thành viên Liên Hiệp Châu Âu.
Các biện pháp này được hai ủy viên châu Âu là Pierre Moscovici, đặc trách về thuế, và đồng nhiệm đặc trách bình ổn tài chính Jonathan Hill chuẩn bị từ lâu để ngăn chặn các đại tập đoàn theo kiểu "đất lành chim đậu", đặt trụ sở và khai thuế ở nước thành viên nhẹ thuế nhất.
Tuần qua, Ủy viên Pierre Moscovici, nguyên là bộ trưởng Tài Chính của Pháp, tuyên bố là ông rất phẫn nộ qua vụ "Panama Papers" : tình trạng khai gian, tẩu tán tài sản đã trở thành một tệ nạn thế giới.
Theo các biện pháp mới, tập đoàn đa quốc gia, bất kể quốc tịch, nếu doanh số lên trên 750 triệu euro, phải công bố các thông tin về doanh số, kế toán và lợi nhuận… Lợi nhuận thu được ở quốc gia nào sẽ phải nộp thuế ở ngay đó. Tất cả những thông số này sẽ được các cơ quan thuế của các thành viên chia sẻ cho nhau một cách tự động.
Hàng loạt công ty đa quốc gia như Amazon, Google, Facebook, Coca-Cola… sẽ ra Nghị Viện Châu Âu để trình bày tình trạng và ý kiến của họ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160412-chau-au-tan-cong-tinh-trang-tron-thue-cua-cac-tap-doan-doanh-nghiep-quoc-te
Các biện pháp này được hai ủy viên châu Âu là Pierre Moscovici, đặc trách về thuế, và đồng nhiệm đặc trách bình ổn tài chính Jonathan Hill chuẩn bị từ lâu để ngăn chặn các đại tập đoàn theo kiểu "đất lành chim đậu", đặt trụ sở và khai thuế ở nước thành viên nhẹ thuế nhất.
Tuần qua, Ủy viên Pierre Moscovici, nguyên là bộ trưởng Tài Chính của Pháp, tuyên bố là ông rất phẫn nộ qua vụ "Panama Papers" : tình trạng khai gian, tẩu tán tài sản đã trở thành một tệ nạn thế giới.
Theo các biện pháp mới, tập đoàn đa quốc gia, bất kể quốc tịch, nếu doanh số lên trên 750 triệu euro, phải công bố các thông tin về doanh số, kế toán và lợi nhuận… Lợi nhuận thu được ở quốc gia nào sẽ phải nộp thuế ở ngay đó. Tất cả những thông số này sẽ được các cơ quan thuế của các thành viên chia sẻ cho nhau một cách tự động.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160412-chau-au-tan-cong-tinh-trang-tron-thue-cua-cac-tap-doan-doanh-nghiep-quoc-te
Châu Âu giăng lưới bắt các tập đoàn đa quốc gia trốn thuế
Ủy Ban Châu Âu phát động chiến dịch bài trừ nạn trốn thuế. Ành chụp ngày 12/04/2016.REUTERS/Yves Herman
Trò chơi "cút bắt" né thuế của các công ty đa quốc gia với doanh số hàng chục tỷ đô la từ nay phải chấm dứt. Trên đây là mục tiêu của Liên Hiệp Châu Âu qua các biện pháp chống nạn khai gian trốn thuế trong bối cảnh xảy ra tai tiếng thế kỷ "Panama Papers". Tuy nhiên, hiệu quả đến đâu ?
Ủy Ban Châu Âu, do chủ tịch Jean Claude Juncker, nguyên là thủ tướng Luxembourg, lãnh đạo phát động chiến dịch bài trừ nạn trốn thuế. Bị lung lay trong vụ tai tiếng Luxembourg chứa chấp các tập đoàn trốn thuế lúc ông còn là thủ tướng, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu cam kết " tiêu diệt " tệ nạn này trong Liên Hiệp Châu Âu.
Ngày 12/04/2016, lời hứa bắt đầu thực hiện với một loạt biện pháp chống khai man, trốn thuế trình với Nghị Viện Châu Âu. Cụ thể là nhắm vào các tập đoàn đa quốc gia có doanh số từ 750 triệu euro trở lên, kể cả của Trung Quốc, Úc và Mỹ… phải công khai hóa lợi nhuận và tiền đóng thuế tại mỗi quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu.
Các biện pháp này đã được các tổ chức phi chính phủ đòi hỏi từ lâu hầu chấm dứt tình trạng " đất lành chim đậu ", làm ăn ở khắp nơi nhưng khai thuế ở nước nhẹ thuế. Theo một kết quả nghiên cứu của Ủy Ban Châu Âu, chiến lược "cút bắt" này gây thất thu cho Liên Hiệp Châu Âu khoảng 70 tỷ euro mỗi năm. Một công ty trung bình, hoạt động tại một nước châu Âu, có thể phải đóng thuế nhiều hơn 30% một đại tập đoàn biết chọn nơi khai thuế.
Các biện pháp chống khai man và trốn thuế đã được chuẩn bị xong từ nhiều tuần qua nhưng việc công bố gây chú ý đặc biệt vì diễn ra trong bối cảnh vụ tai tiếng thế kỷ "Panama Papers", thiên đường thuế và công ty bình phong, bị lộ.
Một nguồn tin từ Bruxelles nhìn nhận dữ liệu của công ty luật Panama Mossack Fonseca đã tạo ra một xung lực cho Liên Hiệp Châu Âu. Tuy nhiên, nỗ lực này không đủ làm hài lòng các tổ chức phi chính phủ chống tệ nạn trốn thuế.
Theo hiệp hội ONE, nếu các tập đoàn đa quốc gia vẫn tự do che giấu thông tin thì không thể nào biết họ hoạt động gì ở các thiên đường thuế và cơ chế tổ chức trốn thuế. Thế mà, các các biện pháp của Bruxelles chỉ có hiệu lực trong Liên Hiệp Châu Âu mà thôi.
Còn theo Oxfam, vụ "Panama Papers" cho thấy không phải chỉ có các đại tập đoàn mà nhiều công ty vừa, doanh số vài mươi triệu đôla cũng trốn thuế.
Một ẩn số nữa là liệu tất cả thành viên Châu Âu có triệt để thi hành hay không ?
Như trường hợp Panama, chỉ có 9 quốc gia trong số 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu, đưa vào danh sách đen.
Luxembourg còn mang tai tiếng là "thiên đường thuế" của tập đoàn Amazon, Starbucks, Fiat gây chấn động và năm 2014 thời chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean Claude Juncker là thủ tướng kiêm bộ trưởng tài chính. Đây cũng là trường hợp của Ai Len và "trụ sở" của công ty máy tính Apple.
Bản thân nước Pháp, cũng bị Bruxelles nghi ngờ không mặn mà với các biện pháp mới cho dù tác giả là ủy viên Pierre Moscovici, cựu bộ trưởng có tiếng thanh liêm của tổng thống François Hollande. Trong bối cảnh thất nghiệp gia tăng, Pháp sợ mất tính cạnh tranh.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160412-chau-au-giang-luoi-bat-cac-tap-doan-da-quoc-gia-tron-thue
Ngày 12/04/2016, lời hứa bắt đầu thực hiện với một loạt biện pháp chống khai man, trốn thuế trình với Nghị Viện Châu Âu. Cụ thể là nhắm vào các tập đoàn đa quốc gia có doanh số từ 750 triệu euro trở lên, kể cả của Trung Quốc, Úc và Mỹ… phải công khai hóa lợi nhuận và tiền đóng thuế tại mỗi quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu.
Các biện pháp này đã được các tổ chức phi chính phủ đòi hỏi từ lâu hầu chấm dứt tình trạng " đất lành chim đậu ", làm ăn ở khắp nơi nhưng khai thuế ở nước nhẹ thuế. Theo một kết quả nghiên cứu của Ủy Ban Châu Âu, chiến lược "cút bắt" này gây thất thu cho Liên Hiệp Châu Âu khoảng 70 tỷ euro mỗi năm. Một công ty trung bình, hoạt động tại một nước châu Âu, có thể phải đóng thuế nhiều hơn 30% một đại tập đoàn biết chọn nơi khai thuế.
Các biện pháp chống khai man và trốn thuế đã được chuẩn bị xong từ nhiều tuần qua nhưng việc công bố gây chú ý đặc biệt vì diễn ra trong bối cảnh vụ tai tiếng thế kỷ "Panama Papers", thiên đường thuế và công ty bình phong, bị lộ.
Theo hiệp hội ONE, nếu các tập đoàn đa quốc gia vẫn tự do che giấu thông tin thì không thể nào biết họ hoạt động gì ở các thiên đường thuế và cơ chế tổ chức trốn thuế. Thế mà, các các biện pháp của Bruxelles chỉ có hiệu lực trong Liên Hiệp Châu Âu mà thôi.
Còn theo Oxfam, vụ "Panama Papers" cho thấy không phải chỉ có các đại tập đoàn mà nhiều công ty vừa, doanh số vài mươi triệu đôla cũng trốn thuế.
Một ẩn số nữa là liệu tất cả thành viên Châu Âu có triệt để thi hành hay không ?
Như trường hợp Panama, chỉ có 9 quốc gia trong số 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu, đưa vào danh sách đen.
Luxembourg còn mang tai tiếng là "thiên đường thuế" của tập đoàn Amazon, Starbucks, Fiat gây chấn động và năm 2014 thời chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean Claude Juncker là thủ tướng kiêm bộ trưởng tài chính. Đây cũng là trường hợp của Ai Len và "trụ sở" của công ty máy tính Apple.
Bản thân nước Pháp, cũng bị Bruxelles nghi ngờ không mặn mà với các biện pháp mới cho dù tác giả là ủy viên Pierre Moscovici, cựu bộ trưởng có tiếng thanh liêm của tổng thống François Hollande. Trong bối cảnh thất nghiệp gia tăng, Pháp sợ mất tính cạnh tranh.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160412-chau-au-giang-luoi-bat-cac-tap-doan-da-quoc-gia-tron-thue
Châu Âu lao vào cuộc chiến chống trốn thuế
Bộ trưởng Tài chính Ailen Micheal Noonan (trái) tại cuộc họp Dublin12/04/2013 (REUTERS /Cathal McNaughton)
Các nước Liên hiệp châu Âu đang lao vào cuộc đấu tranh chống trốn thuế, cho dù khuynh hướng chống đối vẫn còn mạnh.
Đây là chủ đề được Bộ trưởng Tài chính các nước châu Âu thảo luận hôm nay 13/04/2013 tại Dublin và sẽ được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh tháng Năm tới.
Đây là chủ đề được Bộ trưởng Tài chính các nước châu Âu thảo luận hôm nay 13/04/2013 tại Dublin và sẽ được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh tháng Năm tới.
Bộ trưởng Tài chính Ailen, nước đang là chủ tịch luân phiên Liên hiệp châu Âu cho biết sẽ tổng kết quan điểm của các nước để có thể đề ra những bước tiếp theo. Trước đó vào hôm qua, các Bộ trưởng Tài chính sáu nước lớn nhất châu Âu đã tổ chức họp báo chung để khẳng định quyết tâm tấn công vào bí mật ngân hàng tại châu Âu. Còn Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Herman Van Rompuy tuyên bố, vấn đề trốn thuế sẽ được thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh châu Âu ngày 22/5 tới.
Sau vụ Offshoreleaks - cuộc điều tra của các nhà báo độc lập tiết lộ những nhân vật có tài khoản ở các nước được mệnh danh là thiên đường trốn thuế - Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha và Ý tuần này đã gởi thư lên Ủy ban châu Âu yêu cầu có luật mới theo kiểu Fatca của Mỹ, và hôm nay đến lượt Ba Lan bày tỏ sự ủng hộ. Sáu nước lớn châu Âu hy vọng toàn bộ 27 nước của Liên hiệp sẽ đồng thuận, vì tất cả các quyết định liên quan đến thuế khóa cần phải được nhất trí.
Luật Fatca của Hoa Kỳ giúp có được tất cả các thông tin về những tài khoản ngân hàng, khoản đầu tư và thu nhập ở nước ngoài của tất cả các công dân Mỹ, có tầm rộng hơn so với các quy định hiện nay của Liên hiệp châu Âu.
Đối với Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici, thì « có một ngọn gió đang thổi vào Liên hiệp châu Âu để xóa đi những mập mờ, những cản ngại từ bí mật ngân hàng ». Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble mong muốn việc trao đổi thông tin « được mở rộng ra cho tất cả các loại lợi tức từ vốn », trong khi người đồng nhiệm Ý Vittorio Grilli hy vọng « tạo ra được sự năng động tại châu Âu ».
Một nhà ngoại giao nhận định, cũng giống như thuế đánh vào các hoạt động tài chính, ý tưởng bắt đầu từ một nhóm nhỏ rồi sau đó trở thành phong trào. Chủ đề chống trốn thuế sẽ được đề cập đến trong các hội nghị G8 và G20 tới.
Sự thay đổi đã bắt đầu : dưới áp lực của các đối tác châu Âu và nhất là của Hoa Kỳ, Luxembourg vừa chấp nhận dỡ bỏ một phần bí mật ngân hàng, cho phép trao đổi tự động các dữ liệu ngân hàng đối với cá nhân kể từ năm 2015, nhất là về tiền gởi tiết kiệm.
Chỉ còn Áo là chống đối : tuy Thủ tướng phe Dân chủ Xã hội Werner Fayman cho biết sẵn sàng thảo luận, nhưng Bộ trưởng Tài chính Áo Maria Fekter, một nhân vật bảo thủ thì vẫn kiên quyết muốn giữ bí mật ngân hàng. Nếu Vienna không nhượng bộ, thì giải pháp có thể là từ bỏ nguyên tắc đồng thuận trên vấn đề thuế khóa, nhưng như vậy cần phải thay đổi hiệp ước châu Âu và điều này rất tế nhị.
Bà Fekter đả kích nước Anh là có nhiều thiên đường trốn thuế trực thuộc như quần đảo Channel, Gibraltar, quần đảo Caiman, quần đảo Virgin, mà theo bà « thực sự là những điểm nóng về rửa tiền và trốn thuế ». Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne nhìn nhận, đấu tranh chống nạn trốn thuế thực sự là một « thử thách », tuy nhiên những nơi có thể trốn thuế « ngày càng hiếm hoi và càng nhỏ bé hơn ». Ông nhấn mạnh, chính phủ Anh đang thương lượng với các lãnh thổ này để cố gắng chấm dứt tính mập mờ của các ngân hàng.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20130413-chau-au-lao-vao-cuoc-chien-chong-tron-thue
Sau vụ Offshoreleaks - cuộc điều tra của các nhà báo độc lập tiết lộ những nhân vật có tài khoản ở các nước được mệnh danh là thiên đường trốn thuế - Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha và Ý tuần này đã gởi thư lên Ủy ban châu Âu yêu cầu có luật mới theo kiểu Fatca của Mỹ, và hôm nay đến lượt Ba Lan bày tỏ sự ủng hộ. Sáu nước lớn châu Âu hy vọng toàn bộ 27 nước của Liên hiệp sẽ đồng thuận, vì tất cả các quyết định liên quan đến thuế khóa cần phải được nhất trí.
Luật Fatca của Hoa Kỳ giúp có được tất cả các thông tin về những tài khoản ngân hàng, khoản đầu tư và thu nhập ở nước ngoài của tất cả các công dân Mỹ, có tầm rộng hơn so với các quy định hiện nay của Liên hiệp châu Âu.
Đối với Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici, thì « có một ngọn gió đang thổi vào Liên hiệp châu Âu để xóa đi những mập mờ, những cản ngại từ bí mật ngân hàng ». Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble mong muốn việc trao đổi thông tin « được mở rộng ra cho tất cả các loại lợi tức từ vốn », trong khi người đồng nhiệm Ý Vittorio Grilli hy vọng « tạo ra được sự năng động tại châu Âu ».
Sự thay đổi đã bắt đầu : dưới áp lực của các đối tác châu Âu và nhất là của Hoa Kỳ, Luxembourg vừa chấp nhận dỡ bỏ một phần bí mật ngân hàng, cho phép trao đổi tự động các dữ liệu ngân hàng đối với cá nhân kể từ năm 2015, nhất là về tiền gởi tiết kiệm.
Chỉ còn Áo là chống đối : tuy Thủ tướng phe Dân chủ Xã hội Werner Fayman cho biết sẵn sàng thảo luận, nhưng Bộ trưởng Tài chính Áo Maria Fekter, một nhân vật bảo thủ thì vẫn kiên quyết muốn giữ bí mật ngân hàng. Nếu Vienna không nhượng bộ, thì giải pháp có thể là từ bỏ nguyên tắc đồng thuận trên vấn đề thuế khóa, nhưng như vậy cần phải thay đổi hiệp ước châu Âu và điều này rất tế nhị.
Bà Fekter đả kích nước Anh là có nhiều thiên đường trốn thuế trực thuộc như quần đảo Channel, Gibraltar, quần đảo Caiman, quần đảo Virgin, mà theo bà « thực sự là những điểm nóng về rửa tiền và trốn thuế ». Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne nhìn nhận, đấu tranh chống nạn trốn thuế thực sự là một « thử thách », tuy nhiên những nơi có thể trốn thuế « ngày càng hiếm hoi và càng nhỏ bé hơn ». Ông nhấn mạnh, chính phủ Anh đang thương lượng với các lãnh thổ này để cố gắng chấm dứt tính mập mờ của các ngân hàng.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20130413-chau-au-lao-vao-cuoc-chien-chong-tron-thue
Châu Âu và Thụy Sĩ ký thỏa thuận chống trốn thuế
Kể từ năm 2018, Liên Hiệp Châu Âu và Thụy Sĩ trao đổi tự động các thông tin tài khoản ngân hàng - AFP / F. COFFRINI
Liên Hiệp Châu Âu và Thụy Sĩ, ngày hôm qua, 27/05/2015, đã ký thỏa thuận đánh dấu sự chấm dứt quy chế bí mật ngân hàng đối với các công dân Châu Âu. Văn bản này cho phép ngăn chặn tình trạng trốn thuế, không khai các tài khoản ngân hàng mở tại Thụy Sĩ.
Trong khuôn khổ thỏa thuận này, Liên Hiệp Châu Âu và Thụy Sĩ, kể từ năm 2018, sẽ trao đổi một cách tự động các thông tin tài khoản ngân hàng của những người định cư tại Châu Âu và Thụy Sĩ.
Nhờ vậy, cơ quan thuế vụ các nước Châu Âu, hàng năm, sẽ nhận được danh sách tên người, địa chỉ, ngày sinh, số đăng ký khai thuế của các công dân sinh sống tại Châu Âu mà có tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ, cũng như các thông tin khác liên quan đến các tài khoản này.
Theo Ủy ban Châu Âu, thỏa thuận « không chỉ giúp tăng cường khả năng của các nước nhận diện và đấu tranh chống lại những kẻ gian lận thuế, mà còn có tác dụng răn đe việc giấu các khoản thu nhập, tài sản ở nước ngoài nhằm tránh nộp thuế ». Ủy viên Châu Âu phụ trách thuế, ông Pierre Moscovici nhận định : « Đây là một cú đòn mới giáng vào những kẻ gian luận thuế, một bước tiến mới hướng tới hệ thống thuế khóa công bằng hơn tại Châu Âu ».
Theo giới chuyên gia, việc trao đổi tự động các thông tin thuế khóa được coi là vũ khí có hiệu quả nhất chống lại tệ nạn gian lận, bởi vì cơ chế này hủy bỏ trên thực tế nguyên tắc bí mật ngân hàng và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan thuế vụ của các nước.
Ủy ban Châu Âu hy vọng từ nay đến cuối năm 2015, sẽ ký được các thỏa thuận tương tự với Andore, Liechtenstein, Monaco và Saint-Martin.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150528-chau-au-va-thuy-si-ky-thoa-thuan-chong-tron-thue
Nhờ vậy, cơ quan thuế vụ các nước Châu Âu, hàng năm, sẽ nhận được danh sách tên người, địa chỉ, ngày sinh, số đăng ký khai thuế của các công dân sinh sống tại Châu Âu mà có tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ, cũng như các thông tin khác liên quan đến các tài khoản này.
Theo Ủy ban Châu Âu, thỏa thuận « không chỉ giúp tăng cường khả năng của các nước nhận diện và đấu tranh chống lại những kẻ gian lận thuế, mà còn có tác dụng răn đe việc giấu các khoản thu nhập, tài sản ở nước ngoài nhằm tránh nộp thuế ». Ủy viên Châu Âu phụ trách thuế, ông Pierre Moscovici nhận định : « Đây là một cú đòn mới giáng vào những kẻ gian luận thuế, một bước tiến mới hướng tới hệ thống thuế khóa công bằng hơn tại Châu Âu ».
Theo giới chuyên gia, việc trao đổi tự động các thông tin thuế khóa được coi là vũ khí có hiệu quả nhất chống lại tệ nạn gian lận, bởi vì cơ chế này hủy bỏ trên thực tế nguyên tắc bí mật ngân hàng và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan thuế vụ của các nước.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150528-chau-au-va-thuy-si-ky-thoa-thuan-chong-tron-thue
Thụy Sĩ cũng sẽ "phá cổng thiên đường" trốn thuế ?
Tây phương yêu cầu Thụy Sĩ tự động cung cấp thông tin ngân hàng (REUTERS /A. Wiegmann)
Michael Ambühl, viên chức đặc trách thương thuyết thuế vụ với Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu thông báo từ chức vào tháng 8. Theo một nguồn tin thân cận với chính phủ liên bang, đây là dấu hiệu Thụy Sĩ sẽ không còn chống đối yêu cầu của các nước tây phương khác đòi Bern phải tự động cung cấp thông tin ngân hàng liên quan đến nạn tẩu tán tài sản.
Từ năm 2010, thứ trưởng Tài chính Michael Ambühl là nhà thương thuyết chính của Thụy Sĩ trong những vụ đàm phán với Washington và Bruxelles về vấn đề tài chính quốc tế và thuế vụ. Theo một nguồn tin thân cận của chính phủ liên bang Thụy Sĩ, ông là người bảo vệ một cách kiên quyết truyền thống bí mật ngân hàng của Thụy Sĩ nhưng đang có bất đồng với bộ trưởng Tài chính Eveline Widmer-Schlumpf, có xu hướng thỏa hiệp với Hoa Kỳ và Châu Âu qua các hiệp ước đa phương.
Một phát ngôn viên chính phủ bác bỏ tin đồn có xung khắc giữa bộ trưởng và thứ trưởng tài chính. Tuy nhiên, theo Reuters, sự kiện nhà đàm phán Michael Ambühl ra đi sau khi hết nhiệm kỳ vào tháng 8 được suy diễn là Thụy Sĩ sẽ không còn chống lại yêu sách của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu đang muốn các thiên đường trốn thuế phải hợp tác để chống nạn tẩu tán tài sản. Chỉ riêng Liên Hiệp Châu Âu hàng năm bị thiệt hại 1000 tỷ euro.
Ông Michael Ambühl từ chức ngay khi Liên Hiệp Châu Âu, trong cuộc họp hôm qua 24/05/2013, quyết định thông qua một cơ chế vận hành tự động trao đổi thông tin toàn diện về bí mật ngân hàng mặc dù có hai thành viên là Áo và Luxembourg dè dặt.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20130525-thuy-si-cung-se-pha-cong-thien-duong-tron-thue
Từ Genève, giáo sư kinh tế Nguyễn Phúc Liên, bằng kinh nghiệm cụ thế phân tích :
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20130418-lien-hiep-chau-au-chong-thien-duong-thue-nhung-thuy-si-van-cung-coi
Một phát ngôn viên chính phủ bác bỏ tin đồn có xung khắc giữa bộ trưởng và thứ trưởng tài chính. Tuy nhiên, theo Reuters, sự kiện nhà đàm phán Michael Ambühl ra đi sau khi hết nhiệm kỳ vào tháng 8 được suy diễn là Thụy Sĩ sẽ không còn chống lại yêu sách của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu đang muốn các thiên đường trốn thuế phải hợp tác để chống nạn tẩu tán tài sản. Chỉ riêng Liên Hiệp Châu Âu hàng năm bị thiệt hại 1000 tỷ euro.
Ông Michael Ambühl từ chức ngay khi Liên Hiệp Châu Âu, trong cuộc họp hôm qua 24/05/2013, quyết định thông qua một cơ chế vận hành tự động trao đổi thông tin toàn diện về bí mật ngân hàng mặc dù có hai thành viên là Áo và Luxembourg dè dặt.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20130525-thuy-si-cung-se-pha-cong-thien-duong-tron-thue
Châu Âu chống thiên đường thuế, Thụy Sĩ không tham gia
Trong hầm chứa các tủ sắt kiên cố của ngân hàng Zuercher Kantonalbank (ZKB) tại Zurich, Thụy Sĩ.REUTERS/Christian Hartmann/Files
Với áp lực của Pháp, Liên Hiệp Châu Âu đang chuẩn bị kế hoạch chống nạn tẩu tán, cất giấu tài sản ở ngân hàng nước ngoài để trốn thuế.
Nếu Liechtenstein, Áo và Luxembourg trực tiếp hoặc gián tiếp nhượng bộ « vén màn bí mật ngân hàng » thì Thụy Sĩ cương quyết khước từ. Cách vận hành của một « thiên đường thuế vụ » như thế nào và lập luận của Berne ra sao ?
Nếu Liechtenstein, Áo và Luxembourg trực tiếp hoặc gián tiếp nhượng bộ « vén màn bí mật ngân hàng » thì Thụy Sĩ cương quyết khước từ. Cách vận hành của một « thiên đường thuế vụ » như thế nào và lập luận của Berne ra sao ?
Từ Genève, giáo sư kinh tế Nguyễn Phúc Liên, bằng kinh nghiệm cụ thế phân tích :
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20130418-lien-hiep-chau-au-chong-thien-duong-thue-nhung-thuy-si-van-cung-coi
Geen opmerkingen:
Een reactie posten