Friday, December 4, 2015 5:42:13 PM
- Đề nghị Liên Âu bỏ đàm phán với Việt Nam
- Liên Âu đòi nhân quyền trong thỏa hiệp mậu dịch với Việt Nam
- Việt Nam mong sớm có Hiệp định Tự do mậu dịch với EU
HÀ NỘI (NV) - Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu (EU) vừa ký Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch hôm Thứ Ba vừa qua, một sự kiện được cả hai bên ca ngợi là giúp siết chặt hơn mối quan hệ.
Công nhân lắp ráp xe Vespa của hãng Ý Piaggio sản xuất tại tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.
(Hình: Aude GENET/AFP/Getty Images)
Khi được thi hành, sẽ có hơn 90% các loại thuế quan bị bãi bỏ.
Ông Jean-Claude Juncker, chủ tịch Ủy Hội Âu Châu, nhấn mạnh trong một bản tuyên bố rằng Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch EU-Việt Nam sẽ giúp hai bên cải thiện khả năng xâm nhập vào thị trường của nhau, giúp kích thích những đợt đầu tư mới cả hai chiều cũng như hậu thuẫn cho Việt Nam trở thành một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Thị trường Việt Nam với dân số hơn 90 triệu người có vẻ hấp dẫn với các nhà đầu tư và xuất cảng của Âu Châu. Trong khi đó, Hà Nội coi việc ký kết hiệp định mậu dịch tự do với những nền kinh tế chính yếu của thế giới (từ tự do mậu dịch với Nam Hàn đến hiệp định TPP với 11 nước hai bên Thái Bình Dương) như một cách cứu nền kinh tế và có cơ hội hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.
Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch EU-Việt Nam cũng là một bước tiến xa hơn giữa cộng đồng kinh tế Âu Châu với các quốc gia ASEAN. Việt Nam là nước thứ hai của 10 nước ASEAN, sau Singapore, ký hiệp định tự do mậu dịch với EU.
EU nhìn nhận rằng thỏa hiệp với Việt Nam là một trong những thỏa ước về tự do mậu dịch toàn diện và nhiều tham vọng nhất khi họ ký với một nước đang phát triển.
Bà Cecilia Malmstrom, cao ủy Thương Mại của EU, phát biểu rằng trong hiệp định có cả vấn đề bảo vệ quyền của giới công nhân cũng như hậu thuẫn quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững.
Bên cạnh những gì được bao gồm trong hiệp định này, Việt Nam cũng thảo luận thêm nhiều mặt khác, gồm cả việc EU thúc đẩy Việt Nam cải tổ hệ thống tư pháp và giúp Việt Nam phát triển bền vững, hợp tác trong các vấn đề từ di trú, tị nạn và duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=218611&zoneid=1
Liên Âu đòi nhân quyền trong thỏa hiệp mậu dịch với Việt Nam
Thursday, April 24, 2014 3:44:41 PM
BRUSSELS (NV).- Nghị viện Âu châu vừa thông qua một Nghị quyết, yêu cầu Ủy ban Âu châu nêu các lo ngại về nhân quyền khi thương lượng về Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam.
Nghị quyết thúc giục Ủy ban Âu châu lấy các tiến bộ cụ thể trong việc cải thiện nhân quyền, đặc biệt là các tiến bộ về tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do tôn giáo làm điều kiện để ký kết Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam.
Nghị viện Âu châu thúc giục Ủy ban Âu châu tiến hành đánh giá về tác động nhân quyền theo các nguyên tắc hướng dẫn của một Báo cáo viên đặc biệt từ Liên Hiệp Quốc. Việc đánh giá cần được thực hiện bởi một cơ chế độc lập trước khi đúc kết đàm phán Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam. Đồng thời phải tránh các tác động ngược của những chính sách thương mại - đầu tư đối với nhân quyền.
Sau khi Nghị viện Âu châu thông qua nghị quyết vừa kể, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), bao gồm 178 tổ chức hoạt động cho nhân quyền trên thế giới đã lên tiếng hoan nghênh, khẳng định nghị quyết là một “thắng lợi quan trọng” đối với nỗ lực bảo vệ quyền con người của dân chúng Việt Nam.
Trò chuyện với VOA, bà Gaelle Dusepulchre, đại diện cho FIDH tại Âu châu, nhận định, trước đây, các thỏa thuận về đầu tư - thương mại thường xâm hại nhân quyền qua các vụ cưỡng chế - thu hồi đất giao cho giới đầu tư, đàn áp những người phản kháng, o ép công nhân về lương bổng,… và đó là lý do FIDH nhắc nhở Nghị viện Âu châu phải chú ý tới nhân quyền.
Nếu được quan tâm, Hiệp định Tự do Thương mại giữa Âu châu với Việt Nam sẽ là công cụ giúp cải thiện nhân quyền tại Việt Nam. FIDH đã vài lần khuyến nghị Hiệp định Tự do Thương mại giữa Âu châu với Việt Nam nên có các ràng buộc rõ ràng để nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng nhân quyền, tôn trọng sự giám sát của các tổ chức dân sự độc lập ở Việt Nam, có biện pháp chế tài các vi phạm.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, một thành viên trong FIDH, nói thêm, nghị quyết mà Nghị viện Âu châu vừa thông qua là một khuyến cáo rõ ràng với chế độ Hà Nội về vai trò thiết yếu của nhân quyền trong tất cả mọi lĩnh vực, kể cả thương mại.
Theo dự kiến, đàm phán về Hiệp định Tự do Thương mại giữa Âu châu với Việt Nam sẽ kết thúc trong năm nay và hai bên hy vọng sẽ đạt được một tuyên bố chung tại Hội nghị Thượng định Á - Âu (ASEM) vào tháng 10. (G.Đ)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=186926&zoneid=1
Đàn áp những người phản kháng cưỡng chế - thu hồi đất ở Văn Giang, Hưng Yên. Nếu không chú trọng nhân quyền, các hiệp định thương mại sẽ khiến xâm hại nhân quyền ở Việt Nam thêm trầm trọng. (Hình: Internet)
|
Nghị viện Âu châu thúc giục Ủy ban Âu châu tiến hành đánh giá về tác động nhân quyền theo các nguyên tắc hướng dẫn của một Báo cáo viên đặc biệt từ Liên Hiệp Quốc. Việc đánh giá cần được thực hiện bởi một cơ chế độc lập trước khi đúc kết đàm phán Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam. Đồng thời phải tránh các tác động ngược của những chính sách thương mại - đầu tư đối với nhân quyền.
Sau khi Nghị viện Âu châu thông qua nghị quyết vừa kể, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), bao gồm 178 tổ chức hoạt động cho nhân quyền trên thế giới đã lên tiếng hoan nghênh, khẳng định nghị quyết là một “thắng lợi quan trọng” đối với nỗ lực bảo vệ quyền con người của dân chúng Việt Nam.
Trò chuyện với VOA, bà Gaelle Dusepulchre, đại diện cho FIDH tại Âu châu, nhận định, trước đây, các thỏa thuận về đầu tư - thương mại thường xâm hại nhân quyền qua các vụ cưỡng chế - thu hồi đất giao cho giới đầu tư, đàn áp những người phản kháng, o ép công nhân về lương bổng,… và đó là lý do FIDH nhắc nhở Nghị viện Âu châu phải chú ý tới nhân quyền.
Nếu được quan tâm, Hiệp định Tự do Thương mại giữa Âu châu với Việt Nam sẽ là công cụ giúp cải thiện nhân quyền tại Việt Nam. FIDH đã vài lần khuyến nghị Hiệp định Tự do Thương mại giữa Âu châu với Việt Nam nên có các ràng buộc rõ ràng để nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng nhân quyền, tôn trọng sự giám sát của các tổ chức dân sự độc lập ở Việt Nam, có biện pháp chế tài các vi phạm.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, một thành viên trong FIDH, nói thêm, nghị quyết mà Nghị viện Âu châu vừa thông qua là một khuyến cáo rõ ràng với chế độ Hà Nội về vai trò thiết yếu của nhân quyền trong tất cả mọi lĩnh vực, kể cả thương mại.
Theo dự kiến, đàm phán về Hiệp định Tự do Thương mại giữa Âu châu với Việt Nam sẽ kết thúc trong năm nay và hai bên hy vọng sẽ đạt được một tuyên bố chung tại Hội nghị Thượng định Á - Âu (ASEM) vào tháng 10. (G.Đ)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=186926&zoneid=1
Geen opmerkingen:
Een reactie posten