Friday, December 4, 2015 1:44:14 PM
- Thảm sát ở San Bernardino: 14 chết, 17 bị thương; 2 nghi can chết, 1 bị bắt
- Phụ nữ gốc Việt thiệt mạng trong vụ thảm sát ở San Bernardino
- Tại sao súng nổ ở San Bernardino?
- Nguyễn Thị Thanh Tín trong số nạn nhân ở San Bernardino
- Thảm sát bằng súng càng nhiều, dân California mua súng càng nhiều
WASHINGTON DC (NV) – Người phụ nữ bí mật cùng chồng hạ sát 14 người ở San Bernadino hôm Thứ Tư từng thề trung thành với ISIS trước khi ra tay thảm sát, theo tin của Fox News dẫn lời giới chức điều tra cho biết.
Một nguồn tin của chính phủ Hoa Kỳ nói, điều đó có vẻ như là chứng cứ cụ thể cho thấy hành động của cặp hung thủ này ít nhất lấy cảm hứng, nếu không muốn nói là nhận chỉ thị trực tiếp từ tổ chức ISIS.
Cô Tashfeen Malik đưa lên mạng xã hội lời thề trung thành với ông Abu Bakr al-Baghdadi, lãnh đạo ISIS, trước khi thực hiện vụ tấn công.
Đài truyền hình Fox News khẳng định từ nguồn tin của cơ quan công quyền, nói rằng họ lấy lại được dữ kiện này mặc dù cặp hung thủ đã xóa.
Vài giờ sau, cả hai bị hạ sát trong cuộc chạm súng với cảnh sát nhưng đến lúc ấy, người ta vẫn chưa được biết gì về người phụ nữ 27 tuổi này, ngoại trừ tên của cô.
Hãng thông tấn AP trích thuật nguồn tin của chính phủ liên bang nói rằng, lời tuyên thệ được đưa lên Facebook với một tên khác rồi sau đó xóa đi.
AP trích thuật lời một giám đốc của Facebook giấu tên, nói rằng cô Malik công bố nội dung phát biểu của cô vào lúc 11 giờ sáng Thứ Tư.
Facebook khám phá trương mục này vào hôm Thứ Năm, liền rút xuống phần nói về tiểu sử của chủ trương mục và báo ngay với cơ quan công lực.
Cũng theo Fox News, điều này giúp mang lại một manh mối mới về cá nhân và chủ đích của cô Malik.
Sự bí ẩn của cô Malik khiến người ta càng nghi ngờ rằng cô chính là nguồn động lực tư tưởng cực đoan ảnh hưởng lên người chồng mới cưới, Syed Rizwan Farook, người từ một nhân viên thanh tra nhà hàng thành một tay thánh chiến cuồng điên, ra tay giết cả những đồng sự từng gần gũi với đương sự trong nhiều năm.
Ông Ryan Mauro, phân tích gia về an ninh cho dự án Clarion Project, nơi chuyên theo dõi hoạt động khủng bố trên toàn thế giới, nhận định: “Thường thường, giới vận động cho ISIS tìm cách cực đoan hóa các cô gái trẻ trên Internet để tuyển thêm vợ mới, nhưng đây là trường hợp đầu tiên hoàn toàn ngược lại mà tôi được biết.”
Ông Mauro nhận xét thêm, hung thủ Farook có người anh ruột mang cùng tên, phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ, điều này cho thấy khuynh hướng cực đoan của đương sự không đến từ trong gia đình.
“Có thể cô Malik đã cực đoan hóa người chồng hay những kẻ tình nghi khủng bố ngay trên đất Mỹ mà ông tiếp xúc là kẻ chịu trách nhiệm cho tư tưởng cực đoan,” theo ông Mauro.
Ông Farook là một tín đồ sùng đạo Hồi thuộc hệ phái Sunni, từng du lịch ra nước ngoài và cùng cô Malik qua Mỹ hồi Tháng Bảy, 2014 lúc họ chưa thành hôn.
Cô Malik mang sổ thông hành do Pakistan cấp và nhập cảnh Hoa Kỳ với chiếu khán K-1, loại chiếu khán 90 ngày cấp cho một người sắp lấy một công dân Hoa Kỳ.
Vào ngày 30 Tháng Chín, 2014, họ xin cấp thẻ xanh cho cô Malik, vốn đòi hỏi kiểm tra lý lịch căn cứ theo dữ kiện của FBI và Bộ Nội An, và kết quả là cô được cấp thẻ thường trú hồi Tháng Bảy năm nay, hai tháng sau khi hạ sinh đứa con gái của hai người.
Một lãnh đạo của cộng đồng người Mỹ Hồi Giáo gốc Pakistan góp ý: “Cô Malik vẫn còn là một bí ẩn lớn. Cô là người mà ít ai biết đến nhiều, thường không, hoặc it, xuất hiện trên Internet hoặc tiếp xúc với những người khác trong cộng đồng Hồi Giáo.”
AP trích dẫn lời của giới chức tình báo nói rằng, ông Gulzar Malik, cha của cô, sang làm việc ở Saudi Arabia cách đây chừng ba thập niên, rồi cách đây 25 năm, cô cũng theo gia đình sang sinh sống ở Saudi Arabia khi còn là một đứa trẻ.
Gia đình cô Malik xuất thân từ thành phố Karor Lal Esan ở Pakistan, cách thủ đô Islamabad trong tỉnh Punjab khoảng 200 dặm về hướng Tây Nam.
Ông Farhan Khan, anh rể của hung thủ Farook nói rằng Farook là một “người xấu,” nhưng khẳng định đương sự không phải là người cực đoan.
Ông Khan cho NBC News biết rằng ông đang làm thủ tục nhận về nuôi đứa con gái 6 tháng tuổi của cặp hung thủ, vốn được giao cho người nhà trông coi trước khi đi thực hiện cuộc tấn công.
Ông Khan nói ông không thể tin là ông Farook lại có thể đang tâm bỏ lại đứa con và rằng ông rất phẫn nộ về hành động tấn công của ông Farook. (TP)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=218584&zoneid=1
Báo chí thu hình bên trong căn chung cư cặp hung thủ sinh sống ở Redlands, California. (Hình: AP/Chris Carlson)
|
Một nguồn tin của chính phủ Hoa Kỳ nói, điều đó có vẻ như là chứng cứ cụ thể cho thấy hành động của cặp hung thủ này ít nhất lấy cảm hứng, nếu không muốn nói là nhận chỉ thị trực tiếp từ tổ chức ISIS.
Cô Tashfeen Malik đưa lên mạng xã hội lời thề trung thành với ông Abu Bakr al-Baghdadi, lãnh đạo ISIS, trước khi thực hiện vụ tấn công.
Đài truyền hình Fox News khẳng định từ nguồn tin của cơ quan công quyền, nói rằng họ lấy lại được dữ kiện này mặc dù cặp hung thủ đã xóa.
Vài giờ sau, cả hai bị hạ sát trong cuộc chạm súng với cảnh sát nhưng đến lúc ấy, người ta vẫn chưa được biết gì về người phụ nữ 27 tuổi này, ngoại trừ tên của cô.
Hãng thông tấn AP trích thuật nguồn tin của chính phủ liên bang nói rằng, lời tuyên thệ được đưa lên Facebook với một tên khác rồi sau đó xóa đi.
AP trích thuật lời một giám đốc của Facebook giấu tên, nói rằng cô Malik công bố nội dung phát biểu của cô vào lúc 11 giờ sáng Thứ Tư.
Facebook khám phá trương mục này vào hôm Thứ Năm, liền rút xuống phần nói về tiểu sử của chủ trương mục và báo ngay với cơ quan công lực.
Cũng theo Fox News, điều này giúp mang lại một manh mối mới về cá nhân và chủ đích của cô Malik.
Sự bí ẩn của cô Malik khiến người ta càng nghi ngờ rằng cô chính là nguồn động lực tư tưởng cực đoan ảnh hưởng lên người chồng mới cưới, Syed Rizwan Farook, người từ một nhân viên thanh tra nhà hàng thành một tay thánh chiến cuồng điên, ra tay giết cả những đồng sự từng gần gũi với đương sự trong nhiều năm.
Ông Ryan Mauro, phân tích gia về an ninh cho dự án Clarion Project, nơi chuyên theo dõi hoạt động khủng bố trên toàn thế giới, nhận định: “Thường thường, giới vận động cho ISIS tìm cách cực đoan hóa các cô gái trẻ trên Internet để tuyển thêm vợ mới, nhưng đây là trường hợp đầu tiên hoàn toàn ngược lại mà tôi được biết.”
Ông Mauro nhận xét thêm, hung thủ Farook có người anh ruột mang cùng tên, phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ, điều này cho thấy khuynh hướng cực đoan của đương sự không đến từ trong gia đình.
“Có thể cô Malik đã cực đoan hóa người chồng hay những kẻ tình nghi khủng bố ngay trên đất Mỹ mà ông tiếp xúc là kẻ chịu trách nhiệm cho tư tưởng cực đoan,” theo ông Mauro.
Ông Farook là một tín đồ sùng đạo Hồi thuộc hệ phái Sunni, từng du lịch ra nước ngoài và cùng cô Malik qua Mỹ hồi Tháng Bảy, 2014 lúc họ chưa thành hôn.
Cô Malik mang sổ thông hành do Pakistan cấp và nhập cảnh Hoa Kỳ với chiếu khán K-1, loại chiếu khán 90 ngày cấp cho một người sắp lấy một công dân Hoa Kỳ.
Vào ngày 30 Tháng Chín, 2014, họ xin cấp thẻ xanh cho cô Malik, vốn đòi hỏi kiểm tra lý lịch căn cứ theo dữ kiện của FBI và Bộ Nội An, và kết quả là cô được cấp thẻ thường trú hồi Tháng Bảy năm nay, hai tháng sau khi hạ sinh đứa con gái của hai người.
Một lãnh đạo của cộng đồng người Mỹ Hồi Giáo gốc Pakistan góp ý: “Cô Malik vẫn còn là một bí ẩn lớn. Cô là người mà ít ai biết đến nhiều, thường không, hoặc it, xuất hiện trên Internet hoặc tiếp xúc với những người khác trong cộng đồng Hồi Giáo.”
AP trích dẫn lời của giới chức tình báo nói rằng, ông Gulzar Malik, cha của cô, sang làm việc ở Saudi Arabia cách đây chừng ba thập niên, rồi cách đây 25 năm, cô cũng theo gia đình sang sinh sống ở Saudi Arabia khi còn là một đứa trẻ.
Gia đình cô Malik xuất thân từ thành phố Karor Lal Esan ở Pakistan, cách thủ đô Islamabad trong tỉnh Punjab khoảng 200 dặm về hướng Tây Nam.
Ông Farhan Khan, anh rể của hung thủ Farook nói rằng Farook là một “người xấu,” nhưng khẳng định đương sự không phải là người cực đoan.
Ông Khan cho NBC News biết rằng ông đang làm thủ tục nhận về nuôi đứa con gái 6 tháng tuổi của cặp hung thủ, vốn được giao cho người nhà trông coi trước khi đi thực hiện cuộc tấn công.
Ông Khan nói ông không thể tin là ông Farook lại có thể đang tâm bỏ lại đứa con và rằng ông rất phẫn nộ về hành động tấn công của ông Farook. (TP)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=218584&zoneid=1
Thứ bảy, 5/12/2015 | 10:43 GMT+7
Nữ nghi phạm xả súng Mỹ biến nhà thành xưởng chế bom
Sau khi yên phận nhiều tháng với vai trò như một bà nội trợ kiểu Mỹ, Tashfeen Malik lộ mặt sát nhân khi cùng chồng xả súng vào bữa tiệc giết chết 14 người.
Hai vợ chồng Malik và Farook. Ảnh: NBC News
|
Theo NBC News, Malik tỏ ra là một người Hồi giáo mộ đạo hiền lành, nói tiếng Anh bập bẹ, tránh giao du với láng giềng và không lái xe. Cô ta cũng không hay lên mạng xã hội, và trước khi tấn công, cô ta viết thông điệp thề trung thành với thủ lĩnh tối cao của Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi lên Facebook bằng tài khoản mang tên khác.
Theo các nhà chức trách, Malik quốc tịch Pakistan, còn chồng Farook là người Mỹ gốc Pakistan, quen nhau trên mạng và gặp nhau tại Arab Saudi năm 2013 khi Farook đến đây để hành hương tới thánh địa Mecca. Gia đình của Malik sống ở Arab Saudi đã hàng chục năm, còn Malik mới chỉ về quê gốc năm 2007 để học dược tại trường đại học Bahuddin Zakri ở Multan cho đến năm 2012. Cô ta được mô tả là một sinh viên xuất sắc và không quan tâm đến tôn giáo hay chính trị, theo ABC News.
Farook, chồng cô ta là một người ít nói, làm thanh tra y tế ở San Benardino. Sau chuyến đi tới Arab Saudi vào tháng 7/2014, Farook trở về Mỹ, mang theo Malik bằng visa "vợ chưa cưới", loại cho phép công dân Mỹ nộp đơn xin cho vợ chưa cưới nhập cảnh tạm thời vào Mỹ trước khi kết hôn. Trong đơn xin visa, Malik ghi một địa chỉ ma ở Pakistan. Họ lấy được giấy chứng nhận kết hôn ở California vào tháng 8/2014. Malik được nhận thẻ xanh vào mùa hè năm nay.
Trong suốt thời gian ở Mỹ, đối với người thân của Farook, Malik là "một bà nội trợ điển hình" trong gia đình người Hồi giáo. Khi họ hàng đến thăm, cô ta không bao giờ xuất hiện trước mặt đàn ông. Cô ta nói năng nhỏ nhẹ, lễ độ nhưng cũng rất hòa đồng.
"Chúng tôi cũng chỉ mới tìm hiểu đôi chút về cô ấy, vì cô ta khá kiệm lời và nhút nhát giống chồng", Saira Khan, chị gái Farook cho biết.
Hàng xóm của hai người cũng có ấn tượng như vậy. Họ mô tả cô rất ít nói, tránh nhìn thẳng mặt mọi người mỗi lần đi ngang qua, và luôn đeo mạng. Thỉnh thoảng, cô ta cũng đi nhà thờ Hồi giáo, nơi Farook hay đến.
Sau khi có thai, Mailk mở một mục trên trang bán hàng trực tuyến Target, nhưng danh sách chỉ có 4 mặt hàng. Con gái của Malik ra đời hồi tháng 5. Đối với gia đình của Farook, hai người có vẻ hạnh phúc và không có dấu hiệu nào cho thấy họ ưa bạo lực hay cuồng tín.
Tuy nhiên, Malik và Farook đã âm thầm biến nhà để xe thành xưởng chết tạo bom, giới chức Mỹ cho biết. Cơ quan chức năng miêu tả căn hộ mà Farook và Malik thuê tại Redlands, cách San Bernardino khoảng 16 km về hướng đông, không khác gì một nhà máy chế tạo bom. Có tới 12 quả bom ống được tìm thấy tại đây.
Sáng 2/12, họ để con gái ở nhà nhờ bà nội trông, nói rằng có hẹn đi khám bác sĩ. Farook tới dự tiệc ở văn phòng với đồng nghiệp tại Sở Y tế Môi trường hạt San Bernardino. Anh ta rời đi trong chốc lát, và quay lại cùng với Malik.
Cả hai đeo mặt nạ và mang theo súng nã vào đồng nghiệp của Farook rồi bỏ trốn.14 người thiệt mạng và 17 người bị thương trong vụ tấn công. Cặp vợ chồng bị bắn hạ trong cuộc truy đuổi của cảnh sát vài giờ sau đó. Có một quả bom điều khiển từ xa gần hiện trường, nhưng không nổ.
Quá trình điều tra phát hiện "dấu hiệu của sự cực đoan hóa" và có khả năng những kẻ tấn công được truyền cảm hứng từ các nhóm khủng bố nước ngoài, Giám đốc FBI James Comey cho biết, nhưng ông cũng thêm rằng chưa có bằng chứng cho thấy các đối tượng tình nghi là thành viên của một mạng lưới hay nhóm khủng bố nào.
IS chưa nhận trách nhiệm về hành động của hai kẻ này, tuy nhiên, một tổ chức truyền thông có liên hệ mật thiết với IS đã gọi hai nghi phạm là "người ủng hộ".
Còn một điều chưa rõ nữa về tuổi tác của Malik. Nhà chức trách nói rằng cô ta 27 tuổi, nhưng giấy phép kết hôn lại cho thấy cô 29 tuổi. Hôm qua, giới chức Mỹ, Pakistan và Arab Saudi tiếp tục truy lùng manh mối những nơi Malik từng đi qua, và bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có liên hệ với các nhóm khủng bố. Quá trình này có thể liên quan tới thời gian Malik được phép kết hôn với Farook tại Mỹ. Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định họ kiểm soát chặt chẽ quá trình này, nhưng không nói rõ cách thức và địa điểm Malik nộp đơn xin visa sang Mỹ ở Pakistan.
Xe chở nghi phạm sau vụ xả súng. Ảnh: Twitter
|
Hồng Hạnh
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-song-do-day/nu-nghi-pham-xa-sung-my-bien-nha-thanh-xuong-che-bom-3323001.html
Thứ bảy, 5/12/2015 | 01:02 GMT+7
Nữ nghi phạm xả súng ở Mỹ thề trung thành với thủ lĩnh IS
Tashfeen Malik, nữ nghi phạm tham gia vụ xả súng tại trung tâm dịch vụ xã hội Mỹ, từng thề trung thành với thủ lĩnh của Nhà nước Hồi giáo trên mạng xã hội.
Hiện trường nơi diễn ra cuộc đấu súng giữa lực lượng cảnh sát và hai nghi phạm tấn công trung tâm dịch vụ xã hội ở San Bernardino, Mỹ. Ảnh: AP
|
Người phụ nữ này đăng tải những dòng thông điệp thề trung thành với thủ lĩnh tối cao của Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi trên Facebook bằng tài khoản mang tên khác, CNN dẫn lời một quan chức điều tra am hiểu vấn đề tiết lộ. Tuy nhiên, ông này không giải thích vì sao nhà chức trách biết được những thông điệp đó là do Malik viết.
Những kẻ có vũ trang hôm 2/12 nổ súng tại Trung tâm Vùng Nội địa, một cơ quan hỗ trợ người khuyết tật ở San Bernardino, khiến 14 người thiệt mạng và 17 người bị thương.
Ông David Bowdich, trợ lý giám đốc văn phòng điều tra hiện trường thuộc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), hôm qua xác nhận sẽ tiến hành xử lý vụ việc theo hướng đây là "hành vi liên quan đến khủng bố".
Quá trình điều tra phát hiện "dấu hiệu của sự cực đoan hóa" và có khả năng những kẻ tấn công được truyền cảm hứng từ các nhóm khủng bố nước ngoài, Giám đốc FBI James Comey cho biết, nhưng ông cũng thêm rằng chưa có bằng chứng cho thấy các đối tượng tình nghi là thành viên của một mạng lưới hay nhóm khủng bố nào.
Hai nghi phạm là Syed Rizwan Farook, 28 tuổi, và Tashfeen Malik, 27 tuổi, bị tiêu diệt trong một cuộc đấu súng với lực lượng cảnh sát. Hiện chưa rõ người thứ ba, bị bắt tại hiện trường, có tham gia vụ việc hay không.
Theo thông tin từ cảnh sát, Farook là thanh tra môi trường thuộc Sở Y tế Công cộng quận San Bernardino 5 năm nay.
Patrick Baccari, một đồng nghiệp của nghi phạm này, cho hay Farook từng đến Arab Saudi hồi đầu năm trong khoảng một tháng. Khi quay lại Mỹ, Farook đã kết hôn và giới thiệu Malik, một dược sĩ, là vợ.
Farook là một trong những người tham dự buổi tiệc ở Trung tâm Vùng Nội địa quận San Bernardino. Y được cho là bỏ ra ngoài sau một cuộc cãi vã rồi bất ngờ quay lại với vợ và tấn công những người đang có mặt trong khán phòng.
Luật sư của gia đình cho hay họ vẫn chưa thể hiểu lý do vì sao Farook và vợ lại xông vào xả súng tại bữa tiệc.
Cơ quan chức năng miêu tả căn hộ mà Farook và Malik thuê tại Redlands, cách San Bernardino khoảng 16km về hướng đông, không khác gì một nhà máy chế tạo bom. Có tới 12 quả bom ống được tìm thấy tại đây.
Syed Farook. Ảnh: Daily Beast
|
Vũ Hoàng
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nu-nghi-pham-xa-sung-o-my-the-trung-thanh-voi-thu-linh-is-3322853.html
Thứ bảy, 5/12/2015 | 17:16 GMT+7
IS tuyên bố hai kẻ ủng hộ gây ra vụ xả súng ở Mỹ
Nhà nước Hồi giáo (IS) hôm nay tuyên bố trên một chương trình phát thanh rằng hai kẻ ủng hộ nhóm khủng bố này đã tiến hành vụ tấn công vào trung tâm xã hội Mỹ làm 14 người chết hôm trước.
Hai vợ chồng nghi phạm xả súng Tashfeen Malik (phải) và Sayed Farook. Ảnh: NBC News
|
"Hai kẻ đi theo Nhà nước Hồi giáo đã tấn công vào một trung tâm ở San Bernadino, California cách đây vài ngày", Reuters dẫn kênh tin tức hàng ngày al-Bayan của nhóm này cho biết.
Một hãng tin ủng hộ IS hôm qua cũng tuyên bố những kẻ tấn công vào trung tâm hỗ trợ người khuyết tật ở Mỹ hôm 2/12 là hai kẻ ủng hộ nhóm cực đoan này.
Các nguồn tin chính phủ Mỹ cho biết hiện chưa phát hiện bằng chứng cho thấy IS đã chỉ đạo vụ tấn công, hay thậm chí là tổ chức này biết những tay súng trên là ai.
Tuy nhiên, giới chức Mỹ đang điều tra vụ việc theo hướng đây là "hành vi liên quan đến khủng bố". Quá trình điều tra phát hiện hai nghi phạm là Syed Rizwan Farook, 28 tuổi, và vợ là Tashfeen Malik, 27 tuổi, có "dấu hiệu bị cực đoan hóa" và có khả năng cặp đôi này được truyền cảm hứng từ các nhóm khủng bố nước ngoài.
Farook từng đến Arab Saudi hồi đầu năm trong khoảng một tháng. Khi quay lại Mỹ, Farook đã kết hôn và giới thiệu Malik, một dược sĩ, là vợ.
Căn hộ mà Farook và Malik thuê tại Redlands, cách San Bernardino khoảng 16km về phía đông, không khác gì một nhà máy chế tạo bom. Có tới 12 quả bom ống được tìm thấy tại đây.
Farook là một trong những người tham dự buổi tiệc ở Trung tâm Vùng Nội địa San Bernardino, bang California. Y được cho là bỏ ra ngoài sau một cuộc cãi vã rồi bất ngờ quay lại với vợ và tấn công những người đang có mặt trong khán phòng, làm 14 người thiệt mạng và 17 người bị thương.
Cục Điều tra Liên bang cho biết chưa đủ bằng chứng cho thấy cặp đôi thuộc một tổ chức cực đoan lớn.
Tuy nhiên, Los Angeles Times dẫn một nguồn tin hành pháp liên bang cho biết Farook từng có liên lạc với hai nhóm phiến quân nước ngoài, trong đó có Mặt trận Nursa ở Syria. Trong khi đó, Malik từng đăng tải những dòng thông điệp thề trung thành với thủ lĩnh tối cao của IS Abu Bakr al-Baghdadi trên Facebook bằng một tài khoản mang tên khác.
Anh Ngọc
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/is-tuyen-bo-hai-ke-ung-ho-gay-ra-vu-xa-sung-o-my-3323223.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten