vrijdag 9 oktober 2015

FIFA : Blatter và Platini bị đình chỉ hoạt động bóng đá + Tham nhũng ở FIFA

FIFA : Blatter và Platini bị đình chỉ hoạt động bóng đá

mediaSepp Blatter và Michel Platini ảnh hồi tháng 6/2015.AFP PHOTO / MICHAEL BUHOLZER
Ngày 08/10/2015, Ủy ban đạo đức của Liên đoàn bóng đá quốc tế đã ra quyết định đình chỉ mọi hoạt động đối với chủ tịch FIFA Sepp Blatter và đương kim chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Âu UEFA Michel Platini.
Quyết định này, có hiệu lực ngay lập tức, đình chỉ trong 90 ngày mọi hoạt động liên quan đến bóng đá, ở cấp quốc gia cũng như quốc tế, đối với hai ông Blatter và Platini. Thời hạn đình chỉ này có thể được kéo dài thêm 45 ngày.
Năm nay 79 tuổi, ông Blatter hiện đang bị ngành tư pháp Thụy Sĩ điều tra hình sự vì đã ký một hợp động bất lợi cho FIFA với Liên đoàn bóng đá vùng Caribê. Chủ tịch từ nhiệm của FIFA cũng bị truy tố vì tội đã chuyển cho ông Platini 1,8 triệu euro.
Việc đình chỉ hoạt động đối với ông Platini quả là một tin gây chấn động, vì quyết định này có thể cản trở việc ông tranh chức chủ tịch FIFA, thay thế Sepp Blatter. Việc bầu tân chủ tịch FIFA trên nguyên tắc sẽ diễn ra ngày 26/02/2016i.
Ngoài hai ông Blatter và Platini, ủy ban đạo đức của FIFA còn đình chỉ hoạt động trong 6 năm đối với ông Chung Mong-joon, người Hàn Quốc, cũng là ứng cử viên chủ tịch FIFA. Còn ông Jérôme Valcke, tổng thư ký FIFA đã bị cách chức và bị nghi tham gia đường dây bán vé ra chợ đen, thì cũng bị đình chỉ hoạt động trong 6 tháng.
Tạm thời, ông Issa Hayatou, chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Phi từ năm 1988, giữ chức chủ tịch FIFA lâm thời.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20151008-fifa-blatter-va-platini-bi-dinh-chi-hoat-dong-bong-da

Vụ bê bối tiền bạc ở FIFA: Platini trong bẫy của Blatter

mediaChủ tịch UEFA Michel Platini (phải) chúc mừng Sepp Blatter tái đắc cử nhiệm kỳ 5 Chủ tịch FIFA tại Zurich ngày 29/5/2015.REUTERS/Arnd Wiegmann/Files
Cáo giác Sepp Blatter « quản lý bất minh » nhưng đích nhắm có thể là Michel Platini người đang có tham vọng chiếc ghế chủ tịch Liên đoàn bóng đá thế giới. Phải chăng vụ bê bối tiền bạc mới nổ ra tại FIFA là một đòn ngầm trả thù nhau hay cơ cấu một địch chế hoạt động đầy mờ ám đang lộ ra sau cáo buộc của tư pháp Thụy Sĩ ?
Cuộc điều tra của tư pháp Thụy Sĩ về nghi án chuyển tiền bất hợp pháp giữa hai nhân vật ông Chủ tịch FIFA , từ nhiệm Sepp Blatter và Michel Platini, Chủ tịch UEFA ứng viên chạy đua vào chiếc ghế lãnh đạo định chế quản lý bóng đá thế giới, mới chỉ bắt đầu chưa có kết luận. Cả hai nhân vật chính được nêu tên trong vụ án đang cố biện hộ cho việc chuyển cũng như nhận khoản tiền 2 triệu franc Thụy Sĩ là hợp lệ, nhưng vụ bê bối đang lộ rõ một định chế quản lý bóng đá quốc tế dưới thời Blatter đầy rẫy nhưng thao túng với những vụ việc mờ ám.
Trong bài báo mang tiêu đề « Platini trong bẫy của Blatter », nhật báo Pháp Libération đã cho thấy chính cựu danh thủ Pháp, cũng giống như những nhân vật khác muốn nhảy vào cuộc đua giành chiếc ghế lãnh đạo FIFA, là nạn nhân của phương pháp Blatter. Chúng tôi xin trích lược giới thiệu nội dung bài viết của tác giả Grégory Schneider đăng trên Libération số ra ngày 28/09/2015. Libératiton nhận thấy việc đương kim Chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu (Âu) Michel Platini, bị dính đòn tấn công kể từ khi lao vào cuộc tranh cử chức chủ tịch Liên đoàn thế giới ( FIFA) không có gì đáng ngạc nhiên, có điều là cú ra đòn quá nhanh và mạnh này lại được tung ra từ một cuộc điều tra tư pháp trong đó cái tên Platini chỉ xuất hiện ở ngoại vi.
Michel Platini sẽ bị đe dọa gì trong vụ 2 triệu franc ?
Platini được gọi thẩm vấn như là một nhân chứng đơn thuần, hay theo đúng ngôn từ văn bản của tư pháp thì là « tư cách người được triệu tập để cung cấp thông tin ». Chính vì thế mà các giới chức chính trị Pháp từ Thủ tướng Manuel Valls hay Bộ trưởng Thể thao không ngần ngại bày tỏ tin cậy Michel Platini.
Trở lại với tình tiết của nghi án : Theo tư pháp Thụy Sĩ, Ông Sepp Blatter, chủ tịch từ nhiệm FIFA, đã « chuyển một cách sai lệch 2 triệu franc Thụy Sĩ ( 1,8 triệu euro) cho Michel Platini, , vì những việc được làm trong khoảng thời gian từ tháng Giêng năm 1999 đến tháng Sau năm 2002, hành vi trên đã gây thiệt hại cho FIFA». Cụ thể là việc chuyển khoản lại được tiến hành hồi tháng Hai năm 2011.
Cụm từ « một cách sai lệch » trong hồ sơ hé ra khả năng công việc thực hiện là giả mạo và trong đó có ẩn chứa dấu hiệu tham ô. Tuy nhiên Platini đã ra thông cáo lý giải khoản tiền trên. Theo thông tin Libération có được, Platini đã trả thuế trên khoản thu nhập bị cáo buộc trên.
Ở đây người ta không đề cập đó là khoản chi trả ám muội. Nhưng Michel Platini sẽ khó khăn trong việc chứng minh hợp đồng thực hiện trong khoảng từ 1999 đến 2002 với FIFA. Theo nhiều nguồn tin báo chí thì trong thời gian đó cựu danh thủ Pháp làm việc dựa trên sự tin cậy của cá nhân ông Blatter « theo kiểu hợp đồng miệng » vì thế không có cơ sở nào chính thức hóa cho việc chuyển ngân. Thời gian đó văn phòng làm việc của Platini đặt tại Paris chức không phải trong trụ sở của FIFA tại Zurich.
Một nước cờ của Blatter ?
Nhiều người tự hỏi tại sao tư pháp Thụy Sĩ lại nhắm vào Blatter, một người từ bốn chục năm qua đã trở nên rất thân thiện với giới quan tòa nước này. Thực ra thì điều tra của Thụy Sĩ được định hướng bởi một cuộc điều tra khác của FBI, từng dẫn đến vụ bắt giữ hàng loạt quan chức của định chế hồi đầu tháng Sáu.
Có một điểm đáng chú ý, Blatter, 79 tuổi, là người sẵn sàng hy sinh chiến hữu. Nhân vật số 2 của tổ chức là Tổng thứ ký Jérôme Valcke, trong tuần qua đã bất ngờ bị trảm vì những nghi vấn dính líu đến vụ tuồn vé xem Cúp thế giới ra chơ đen.  Ở đây lộ ra cách làm của một tay cáo già : Không bao giờ tự làm mà để cho kẻ khác làm thoải mái, để rồi có dịp là lật lại. Người nhận thấy vụ việc liên quan đến Platini hiện nay có cái gì đó gần giống với cách thức hành xử này của Blatter.
Giời đây có số người nói là Blatter nổi giận vì bị Platini quay lưng lại từ hồi tháng Sáu, trong khi mà Blatter là người đã ủng hộ nhiệt tình bước thăng tiến của Platini đến tận đỉnh quyền lực của bóng đá châu Âu hồi năm 2007. Giờ đây khi bố già cảm thấy ngày tận thế của mình nên cố kéo theo các kẻ thù cùng xuống mồ với mình. Valcke, Platini, những trường hợp này có thể nằm trong toan tính có chủ định của Blatter.
Ai sẽ là người hưởng lợi trong vụ cáo buộc ?
Từ khi mà Platini lao vào cuộc chạy đua vào vị trí chủ tịch FIFA hồi đầu tháng 8, một vài cơ quan truyền thông đã rất chăm chút moi móc nhiều vụ việc trong quá khứ của cựu danh thủ Pháp này. Từ những cáo giác ông có tài khoản giấu ở Luxembourg, Chypre để nhận những khoản tiền mờ ám, hay vụ gây ảnh hưởng bỏ phiếu trao quyền đăng cai Cúp thế giới 2022 cho Qatar... Tất cả những việc đó khiến người ta đoán phải có một người nào đó đứng sau điều hành.
Dưới con mắt của Chủ tịch UEFA và những cộng sự thân tín của ông, thì đó là nhân vật người Pháp Jérôme Champagne, từng là kẻ hầu cận trung thành với Sepp Blatter và cũng từng ịnh thử vận may tranh chức chủ tịch FIFA vừa qua nhưng không thành. Nhân vật này và Platini thù ghét nhau đến tận xương tủy. Dù kỳ bầu cử tới ( 26/2/2016), ông Champagne vẫn chưa tuyên bố ra ứng cử, nhưng ông ta vẫn giữ ý định sẽ ra tranh cử. Chỉ có điều uy tín của ông này quá thấp, tới mức phe của Platini không thèm tính đến.
Trong lúc đó, tin vào vận may của mình, Champagne cần cho thấy cuộc chơi của ông ta đang mở ra. Có phải ứng viên nào cũng đầy đủ tin nhiệm, uy tín đâu ? Chẳng hạn như Hoàng tử Jordani Ali bin al-Hussein đã chứng minh cho thấy việc thiếu uy thế của mình như thế nào. Nhân vật Hàn Quốc Chung Mong Joon thậm chí thì không có cả sự ủng hộ của liên đoàn châu Á và cũng dính vào một nghi án tham những ngay sau một tuần tuyên bố ra ứng cử....Tất nhiên Platini thì hoàn toàn khác. Trừ khi nô ra vụ việc nào đó khiến Platini phải biến mất khỏi cuộc đua, bằng không thì ông đang có tất cả để chiến thắng.
Có thể nói Blatter đã ngấm ngầm bắt tay với Champagne không ? Nhiều người nói hai ông này từ lâu nay lạnh nhạt với nhau rồi, nhưng có người lại nói ngược lại. Có người còn khẳng định Blatter giữ dự phòng Champagne như một quân bài chính có thể làm công cụ trả thù giúp thanh toán Platini. Đến giai đoạn này, mối liên hệ giữa Blatter và Champagne có vẻ như vẫn là một cái gì đó mù mờ.
Vụ việc có tác động cuộc đua chạy đua của Platini ?
Đến lúc này, dù tư pháp Thụy Sĩ không cáo buộc gì Michel Platini, nhưng có thoát ra khỏi vụ việc thì ông cũng không còn được lành lặn. Vụ việc nhắc lại những điều mà Ali bin al-Husein hay Chung Mong-joon đã tới tấp tấn công trong các cuộc phỏng vấn rằng : Platini là con đẻ của hệ thống FIFA. Để thay đổi định chế, cần phải làm lại từ bên trong tổ chức này.
Khó có thể nói là các liên đoàn tham gia bỏ phiếu bầu chủ tịch FIFA sẽ buộc Platini phải trả giá đắt cho câu chuyện 2 triệu franc Thụy Sĩ này. So với các cáo buộc tham nhũng đang bị điều tra trong các quan chức của định chế thì vụ việc của Platini có vẻ không mấy gây ấn tượng giới quan tòa cho lắm.
Định chế quản lý bóng đá thế giới vẫn còn một thứ vũ khí có thể hạ được Platini đó là : ủy ban đạo đức. Ủy ban này có khả năng làm cho bất kỳ một nhân vật nào dù tên tuổi vị thế ra sao đều có thể bị biến khỏi thế giới bóng đá, nếu như ủy ban thẩm định hành động của nhân vật đó là phạm pháp. Chính ủy ban này đã loại nhân vật người Qatar Mohamed bin Hammam năm 2012, người từng có thời gian định cạnh tranh với Blatter nhắm chiếc ghế lãnh đạo FIFA. Thế nhưng, trên thực tế, ủy ban này từng được coi là một thứ đồ chơi trong tay của Sepp Blatter.
Ủy ban đạo đức đang rơi vào lúng túng. Để xóa tội cho Blatter, ủy ban đạo đức phải bắt đầu bằng việc mở « điều tra ». Như vậy thì chẳng khác nào khẳng định thêm cho động thái của tư pháp Thụy Sĩ. Trái lại, với trường hợp Platini, « các điều tra » tương tự cũng tạo thành mối họa. Khi tuyên bố sớm tham gia vào cuộc đua khốc liệt này, Platini đã chuẩn bị trước tất cả các tình huống, các ngón đòn mà các đối thủ của ông có thể tung ra.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150929-vu-be-boi-tien-bac-o-fifa-platini-trong-bay-cua-blatter

Tham nhũng ở FIFA : Cơn bão vẫn chưa tan

Tham nhũng ở FIFA : Cơn bão vẫn chưa tan
 
Sepp Blatter và cánh tay phải của mình Jerome Valcke ( trái) trong một cuộc họp báp 14/7/ 2014 tại Rio de Janeiro giưa Cúp thế giới Brazil.REUTERS/Pilar Olivares/Files


    Thượng tầng của Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA lại tiếp tục rung chuyển với việc nhân vật số 2 của tổ chức, Tổng thư ký Jérôme Valcke, cánh tay phải của Chủ tịch từ nhiệm Joseph Blatter, hôm 17/9 đã bị FIFA đình chỉ chức vụ vẫn vì tố cáo tham nhũng, dính líu đến một đường dây tuồn vé của Cúp thế giới 2014 ra trợ đen.

    Việc cánh tay phải của ông Blatter bị «việt vị » xảy ra trong lúc cơn địa chấn nghi án nhận hối lộ và đòi hối lộ liên quan đến 12 quan chức cao cấp tại vị cũng như đã rút lui của FIFA còn đang chờ đợi những dư chấn mới cho dù trong vụ đó ông Valcke đến giờ vẫn vô can.
    Quyết định bãi nhiệm ông Tổng thư ký, người điều hành chính công việc của tổ chức bóng đá đầy quyền lực này diễn ra rất nhanh. Bất ngờ là quyết định này chỉ dựa trên những cáo buộc trên báo chí chứ không phải của một cuộc điều tra chính thức.
    Thực ra ngay sau vụ điều tra tham nhũng khiến FIFA tan rã, hồi tháng 6, báo chí Mỹ đã moi ra những cáo giác ông Jérôme Valcke đã chuyển 10 triệu đô la một cách khó hiểu vào tài khoản của nhân vật đầy tai tiếng, tâm điểm của nghi án, Jack Warner, cựu phó chủ tịch FIFA. Lần này thì Valcke rơi vào một cáo buộc khác không kém phần nghiêm trọng.
    Khởi đầu của sự việc là những lời khẳng định của Benny Alon, một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Israel trong những năm 1970 hiện đang làm tư vấn cho JB Sport Marketing, một công ty chuyên kinh doanh các sự kiện thể thao lớn. Theo nhân vật này, công ty của ông đã bán lại với giá cao gấp 3 lần so với giá trị nhiều vé xem các trận đấu ở Cúp bóng đá thế giới tại Brazil, mà việc làm này được sự bảo lãnh của ông Valke.
    Cái cách thức mà Alon tung ra phát giác cũng rất lạ : Ông ta mời khoảng hai chục nhà báo hôm 17/9 vừa qua tới một quán ăn sang trọng tại Zurich và sau đó cung cấp cho họ một ổ USB trong đó có lưu giữ các e-mail mà ông cam đoan là đã nhận từ Valcke. Vẫn theo những tố cáo của Alon thì một số thư cho thấy ông Valcke biết trước được diễn biến của việc trao quyền đăng cai Cúp thế giới 2022 cho Qatar.
    Ngay sau đó, qua luật sư người Mỹ, ông Valcke đã gửi một thông cáo phủ nhận gay gắt các cáo buộc và khẳng định đó là một vụ bị dàn dựng. Theo thông cáo trên, « ông Valcke không hề nhận tiền » từ ông Alon và hợp đồng với công ty của Alon đã được FIFA phê chuẩn.
    Theo nguồn tin thân cận trong FIFA thì cái ngày thứ Năm vừa qua, ông Valcke đã lấy vé định bay đi Matxcơva vào cuối giờ chiều để dự lễ khai trương đồng hồ đếm ngược 1000 ngày trước khai mạc Cúp thế giới 2018. Thế nhưng, ngay sau đó ông đã phải quay trở lại Zurich để nghe các luật sư của FIFA thông báo quyết định đình chỉ chức vụ.
    Thực ra nhân vật số 2 của FIFA dưới triều đại Blatter đang thấp thỏm chờ được hạ cánh an toàn vào tháng Hai năm tới khi FIFA bầu được lãnh đạo mới thay thế Blatter. Thế nhưng các cáo buộc của nhân vật Alon đã buộc Valcke phải tiếp đất gấp với nhiều rủi ro còn ở trước mặt.
    Jérôme Valcke vốn được coi là chi tiết chính bảo đảm hoạt động cho cỗ máy FIFA dưới thời Blatter. Đến với FIFA năm 2003 trên cương vị giám đốc tiếp thị, chỉ ba năm sau Valcke bị bãi chức vì dính líu vào một vụ tranh chấp giữa hai nhà tài trợ lớn của FIFA là Mastercard và Visa làm Liên đoàn bóng đá thế giới bị thiệt hại 90 triệu đô la. Thế nhưng ông Blatter đã kéo Valcke ở lại vài tháng sau đó, tức là vào năm 2007, trao cho cương vị cao hơn : Vị trí số 2 của định chế.
    Valcke bị loại khỏi tổ chức, ông chủ tịch trở nên cô độc hơn dù chỉ còn vài tháng đương nhiệm FIFA. Đến lúc này ông Blatter vẫn lãnh đạo FIFA và vẫn cố làm được cái gì đó gọi là « cải cách » định chế quản lý bóng đá thế giới như muốn để sửa sai chăng? Nhưng giờ có ai còn muốn nghe ông nữa đâu, thậm chí ông còn không dám rời khỏi Thụy Sĩ đi công cán, bởi đến ông cũng bị giới bóng đá quay lưng lại, không còn tiền hô hậu ủng như trước nữa.
    Tổng số đã có 14 người, trong đó có 12 nhận vật của FIFA bị tư pháp Mỹ truy tố vì những nghi vấn tham nhũng trong nhiều vụ việc làm ăn mua bán bản quyền thương mại. Bên cạnh đó, tư pháp Thụy Sĩ cũng mở điều tra về những điều kiện trao quyền đăng cái Cúp bóng đá thế giới 2018 tại Nga và 2022 tại Qatar. Vì thế mà FIFA quyết định tạm ngừng các thủ tục trao quyền đăng cai cho Cúp thế giới 2026.
    Ngôi nhà chung của bóng đá thế giới đã tan hoang vì bão tham nhũng, người ta đang trông đợi vào kỳ đại hội ngày 26/2 năm tới để bầu ra vị tân chủ tịch FIFA. Liệu ông chủ mới có dám đập bỏ xây lại ngôi nhà chung mới cho làng bóng tròn thế giới ?
    World Cup Rugby 2015 khai mạc tưng bừng tại Anh
    Tối hôm thứ Sáu (18/9), Cúp Rugby thế giới làn thứ 8 đã chính thức khai cuộc tại sân Twickenham của thủ đô Luân Đôn trước 82 nghìn khán giả. Sau lễ khai mạc đội chủ nhà Anh và đội Fidji đã khai mạc giải đấu, 20 đội tuyển đến từ khắp các châu lục sẽ cùng nhau so tài từ nay đến ngày 31 tháng 10 trên 13 sân cỏ của vương quốc Anh, xứ sở sản sinh ra môn bóng bầu dục. Đại diện của châu Á chỉ có duy nhất Nhật Bản.

    Một màn trong lễ khai mạc World Cup 2015 môn Rugby trến sân vận động Twickenham -Luân Đôn ngày 18/9/2015.Reuters / Stefan Wermuth Livepic

    Rugby là môn bóng ra đời tại nước Anh năm 1823, sau một hành động được cho là điên rồ của một nhân vật tên là William Webb Elis. Trong một trận đấu bóng đá của trường trung học có tên là Rugby năm 1823, William Webb Elis bỗng cắp bóng bằng tay chạy thục mạng sang đặt vạch cuối sân đối phương và người Anh từ đó đã sáng tạo ra một môn chơi thể thao mới với những luật lệ ra đời dần sau đó theo thời gian.
    Mặc dù có lịch sử ra đời cả trăm năm như thế nhưng phải đợi đến năm 1987 làng bóng bầu dục thế giới mới có giải Vô địch thế giới đầu tiên. Từ đó đến nay ngày hội thế giới của môn Rugby cứ 4 năm lại quay trở lại. Bóng bầu dục được phổ biến ở khắp các châu lục trên thế giới, có những nơi được hâm mộ hơn bóng đá nhưng mức độ phổ biến đại chúng vẫn thua xa môn bóng tròn.
    Ở World Cúp 2015, hơn 2,3 triệu vé xem 48 trận đấu đã bán hết. Ban tổ chức dự tính sẽ có hơn 4 tỷ người theo dõi ít nhất một trận đấu qua truyền hình, được truyền tới 203 quốc gia.
    Trình độ của các đội bóng dự Cúp thế giới ở môn bóng bầu dục thường rất cách biệt nhau. Vì thế trong số 20 đội đến Anh so tài, số đội bóng được xếp vào hàng triển vọng không nhiều. Xếp đầu bảng vẫn là đội New – Zeland, đương kim vô địch năm 2011 trên sân nhà, ngoài ra có thể kể thêm những ứng cử viên lớn cho chức vô địch như đội Anh, Nam Phi, Úc, hoặc Ailen.
    Chanpions League 2015/2016: Sự khởi đầu thất vọng của làng bóng Anh

    Giàn hảo thủ bổ sung của Man U thất vọng sau trận khai cuộc Cúp C1 thất bại 1-2 trước PSV Eindhoven ngày 15/9/2015.Reuters / Andrew Couldridge Livepic

    Thứ Ba và thứ Tư trong tuần này, giải bóng đá châu lục hấp dẫn nhất thế giới, Champions Leagues cũng chính thức khai cuộc mùa bóng 2015- 2016 ở vòng bảng. Không có bất ngờ lớn nào nhưng loạt trận đầu tiên đã để lại cho người hâm mộ những ấn tượng. Đó là sự khởi đầu nhạt nhòa của các đại diện đến từ Premier League, của làng bóng Anh, một giải đấu vẫn được theo dõi nhiều nhất trên thế giới. Ngoài Chelsea,

    BLV. Quang Tuyến - Sài Gòn 20/09/2015 Nghe


     gặp Maccabi Tel-Aviv đội bóng dưới cơ đến từ Israel, giành được chiến thắng 4-0, còn lại ba đội bóng hàng đầu của Bremier League, từ Manchester United, Manchester City cho đến Arsenal đều khai cuộc bằng những thất bại khiến người hâm mộ bóng đá Anh không khỏi thát vọng.  Góc bình luận hôm nay chúng tôi dành cho bình luận viên Quang Tuyến từ Sài Gòn để nói về sự khởi đầu đầy thất vọng của ba đại gia Anh :

    http://vi.rfi.fr/the-thao/20150920-tham-nhung-trong-fifa-bao-van-chua-tan

    Geen opmerkingen:

    Een reactie posten