Các bảo tàng Paris ăn khách kỷ lục
Sau 5 năm trùng tu, viện bảo tàng Picasso mở cửa trở lại hồi cuối tháng 10/2014, tập hợp bộ sưu tập đồ sộ nhất của danh họa Tây Ban Nha - REUTERS /Benoit Tessier
Bạn có biết là hàng năm, viện bảo tàng Louvre ở thủ đô Paris thu hút hơn 9 triệu lượt khách. Riêng trong năm qua, Louvre lập kỷ lục với 9 triệu 3 trăm ngàn khách tham quan, tức đã tăng 2% so với năm 2013. Nhờ vậy, Louvre duy trì ngôi vị quán quân trên danh sách các viện bảo tàng đông khách nhất thế giới.
Cứ trên 10 khách tham quan bảo tàng Louvre, có đến 7 là du khách nước ngoài. Đông nhất vẫn là du khách đến từ Mỹ, rồi Trung Quốc và Nga. Về hạng nhì trên danh sách các viện bảo tàng thế giới là British Museum ở Luân Đôn với 7 triệu rưỡi lượt khách. Đứng hạng ba vẫn là Metropolitan Museum of Art (Moma) tại New York với 6,4 triệu người thăm viếng. Còn viện bảo tàng châu Á đầu tiên lọt vào Top Ten quốc tế là viện bảo tàng quốc gia tại Seoul, Hàn Quốc với gần 4 triệu lượt khách.
Theo bảng thống kê về số lượng du khách được Sở du lịch Pháp công bố hồi trung tuần tháng Giêng năm 2015, không chỉ riêng gì Louvre mà nhiều viện bảo tàng khác tại Paris còn phá kỷ lục về số lượng khách viếng thăm trong năm 2014. Viện bảo tàng Orsay nhờ bộ sưu tập hội họa trường phái ấn tượng thu hút ba triệu rưỡi người xem, bảo tàng Grand Palais xấp xỉ hai triệu lượt khách (1,8), viện bảo tàng nghệ thuật nguyên thủy Quai Branly được một triệu rưỡi.
Viện bảo tàng Petit Palais tuy ít nổi tiếng hơn, nhưng từ khi được trùng tu, mở cửa trở lại, đã không ngừng tạo thêm uy tín. Chỉ trong vòng một năm lượng khách đã tăng gần gấp bội, từ 520.000 lên tới gần một triệu lượt khách (996.469 khách), chủ yếu nhờ vào hai cuộc triển lãm mang tựa đề Paris năm 1900, và Nghệ thuật sáng chế pha lê của thương hiệu lâu đời Baccarat. Về phần viện bảo tàng Picasso, sau 5 năm trùng tu, viện bảo tàng này vừa mở cửa trở lại hồi cuối tháng 10/2014, tập hợp bộ sưu tập tranh đồ sộ nhất của danh họa Tây Ban Nha, và chỉ trong hai tháng mở cửa đã thu hút trên 200.000 khách.
Đáng ngạc nhiên hơn nữa là viện Bảo tàng Khoa học Tự nhiên với gần 3 triệu sáu trăm ngàn vé bán chạy trong năm 2014. Thành tích này một phần lớn là nhờ vào sự kiện Sở thú Paris nằm sát bên cạnh rừng Vincennes vừa được mở cửa trở lại, và quần thể này trực thuộc bảo tàng khoa học tự nhiên có trụ sở tại vườn bách thảo Jardin des Plantes.
Theo giới chuyên gia, một trong những nét độc đáo của các viện bảo tàng Paris vẫn là việc tổ chức các cuộc triển lãm theo chuyên đề, với nội dung đối chiếu so sánh hai thế giới nghệ thuật khác nhau. Đó là trường hợp của các tác phẩm của Van Gogh theo ảnh hưởng của hội họa Nhật Bản, tiêu biểu qua nghệ thuật vẽ tranh của Hiroshige tại phòng triển lãm Pinacothèque.
Viện bảo tàng Orsay từng tổ chức triển lãm để đối chiếu thế giới sắc màu trong tranh của Vincent Van Gogh với các đoạn tản văn bút ký của nhà văn Antonin Artaud, trong chưa đầy ba tháng cuộc triển lãm này đã thu hút hơn 650.000 lượt khách. Viện bảo tàng Marmottan nhờ bộ sưu tập tranh ấn tượng của danh họa Claude Monet cũng tăng gấp đôi lượng khách với hơn 400.000 lượt thăm viếng.
Ấy là chưa kể đến các cuộc triển lãm nhiếp ảnh của Henri Cartier-Bresson tại Trung tâm văn hóa Georges Pompidou, còn thường được gọi là Trung tâm văn hóa Beaubourg, các tác phẩm điêu khắc tân kỳ của nữ nghệ sĩ Nikki de Saint Phalle tại bảo tàng Grand Palais, hay là các cuộc triển lãm miễn phí của Toà Đô chính Paris cũng đã thu hút trên dưới 300 ngàn lượt khách thăm viếng.
Ngoài các viện bảo tàng, các di tích lịch sử hay các công trình kiến trúc nổi tiếng của Paris cũng được nhiều người hưởng ứng. Đứng đầu danh sách vẫn là Tháp Eiffel, với hơn 7 triệu lượt khách hàng năm, trong đó có tới 85% là khách nước ngoài. Trong năm vừa qua, tháp Eiffel đạt kỷ lục doanh thu lên tới 74 triệu euro. Đứng hạng nhì là cung điện Versailles với 6 triệu lượt khách, còn Khải Hoàn Môn thì thu hút khoảng 1,7 triệu người tham quan. Nói rằng Paris vẫn là một trong những thủ đô văn hóa hàng đầu cũng không có gì là quá đáng
Số lượng khách tham quan có tăng mạnh, một phần là vì trong mùa hè vừa qua, thời tiết hơi thất thường, mưa nhiều nắng ít, khiến cho nhiều du khách đổ vào các viện bảo tàng hay chọn lựa các hình thức sinh hoạt văn hóa tổ chức ở ‘’trong nhà’’ nhiều hơn là ở ngoài trời. Nhà thờ Đức Bà Paris cũng phá kỷ lục về lượng khách với hơn 15 triệu lượt khách viếng thăm, cho dù có nhiều người đến đây không phải là để hành hương. Nhà thờ Đức Bà Paris cũng không cần phải mua vé để vào cửa, cho nên được rất nhiều du khách từ khắp thế giới tới tham quan, thăm viếng.
Trong năm 2014, nước Pháp vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, ngành du lịch khách sạn vẫn còn bị tác động nặng nề: lượng khách đến từ Trung Quốc, Nga, Brazil và Hoa Kỳ có phần gia tăng, nhưng du khách đến từ Nhật Bản và nhiều nước châu Âu thì lại giảm sút một cách rõ rệt. Trong năm vừa qua, nước Pháp vẫn đứng đầu thế giới nhờ thu hút 83 triệu du khách, nhưng con số này vẫn không bằng kỷ lục của năm 2013 với 84,7 triệu khách. Cứ theo đà giảm sút này, thì trong vài năm nữa, nước Pháp có lẽ sẽ phải nhường hạng đầu lại cho Tây Ban Nha vừa lập kỷ lục mới với hơn 64 triệu du khách, trong năm 2014.
http://vi.rfi.fr/phap/20150217-cac-bao-tang-paris-an-khach-ky-luc
Orsay, phòng triển lãm luân phiên tranh ấn tượng (F. Lesueur)
Ngày 24/10/2011 vừa qua, Orsay vừa được khai trương trở lại sau hai năm đóng cửa trùng tu. Ghé thăm Viện bảo tàng này chẳng khác gì làm một công hai chuyện, bởi vì ngoài các cuộc triển lãm ở bên trong, Orsay tự nó đã là một công trình nghệ thuật, hoành tráng kiến trúc, đồ sộ tầm cỡ. Khi xưa là một nhà ga, trực thuộc Công ty Đường sắt Orléans, Orsay lại được xây cất y như một cung điện nhân cuộc Triển lãm Toàn cầu vào năm 1900. Mãi đến cuối thế kỷ XX, nhà ga mới được tu sửa lại thành một viện bảo tàng quốc gia, mở cửa đón tiếp công chúng vào tháng 12 năm 1986, tức cách đây đúng 25 năm.
Nổi danh là một trong những viện bảo tàng quan trọng nhất của thủ đô nước Pháp, Orsay thu hút hơn 3,2 triệu lượt khách hàng năm. Kho lưu trữ của Orsay cũng thuộc vào hàng quan trọng hàng đầu thế giới với hàng chục ngàn tác phẩm đủ loại. Chỉ riêng trong nghệ thuật hội họa, bộ sưu tập của Viện bảo tàng này tập hợp hơn 5000 tấm tranh, trong đó giá trị nhất vẫn là tập tranh của hai trường phái ấn tượng và hậu ấn tượng. Trên khắp thế giới, Orsay là nơi duy nhất sở hữu bộ toàn tập Cathédrales (Nhà thờ), Meules (Đống rơm) và Nympheas (Hoa Súng) của danh họa Claude Monet, cha đẻ của trường phái ấn tượng.
Kho lưu trữ dồi dào, nhưng diện tích triển lãm lại không có là bao. Phòng tranh ấn tượng (Galerie Impressioniste) chỉ có thể trưng bày khoảng 200 tấm tranh, trong khi số lượng tác phẩm mà Orsay nắm trong tay lại cao hơn đến gấp chục lần. Đó là một trong những nguyên nhân thúc đẩy ban giám đốc quyết định đóng cửa Orsay trong vòng hai năm, tân trang để thay đổi hầu như toàn bộ diện mạo của viện bảo tàng này. Nhờ vậy mà Orsay có thêm 2000 thước vuông diện tích triển lãm, trong đó có một gian trưng bày luân phiên các bức tranh ấn tượng, tăng cường thêm cho không gian triển lãm thường trực.
Ngoài ra còn có thêm một không gian trưng bày hoàn toàn mới : Pavillon Amont, chuyên về nghệ thụât trang trí và các bức tranh khổ lớn của các họa sĩ xuất thân từ trường phái Nabis. Theo lời ông Guy Cogeval, giám đốc của Viện bảo tàng Orsay, ngày khai trương của viện bảo tàng này là cơ hội để cho khách tham quan phát hiện hay khám phá lại một số bức tranh mà trước đây không được đề cao đúng mức.
Khách đến xem Viện bảo tàng Orsay lần này sẽ được dịp chiêm ngưỡng một số tác phẩm ít được phổ biến của danh họa Vuillard, những bức tranh mà công chúng có thể đã từng xem qua sách vở nhưng chưa bao giờ thấy tận mắt. Ban tổ chức triển lãm thường trực đã tranh thủ thời gian trùng tu Viện bảo tàng Orsay đề suy nghĩ lại toàn bộ cách sắp đặt các tác phẩm. Đây chính là thời điểm để cho chúng tôi giới thiệu những tấm tranh ít được phổ biến, trong đó có các tác phẩm của Vuillard. Một cách tương tự, chúng tôi cũng tận dụng cơ hội này để giới thiệu lại các tác phẩm của danh họa Gustave Courbet.
Những năm về trước, các tác phẩm của ông đã được trưng bày tại Orsay, nhưng theo tôi, vị trí của Courbet trong khuôn khổ cuộc triển lãm không xứng đáng với giá trị của các tác phẩm. Hơn nữa, lần này, chúng tôi sử dụng kỹ thuật chiếu ánh sáng tối tân, hiện đại để đề cao cách phối hợp màu sắc của danh họa Courbet nói riêng và của họa sĩ thuộc trường phái ấn tượng nói chung. Tôi đảm bảo là khách đến xem tranh lần này sẽ thấy toàn bộ các tác phẩm dưới một góc độ mới. Ở đây tôi phải nhắc đến sự đóng góp của kiến trúc sư Jean-Michel Wilmotte, nhờ cái tài sắp đặt của ông mà Viện bảo tàng Orsay đã thay đổi hẳn diện mạo, khi xưa hơi tối tăm nay lại vô cùng tranh nhã thanh lịch.
Viện bảo tàng Orsay gầy dựng được nhiều uy tín do nắm trong tay một bộ sưu tập hội họa đầy giá trị. Do vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi mà ban giám đốc đã dày công sắp đặt lại toàn bộ các phòng tranh, từ cách trang trí phong nền, cho đến cách tạo dựng họat cảnh ánh sáng, ngay cả các hàng ghế ngồi dành cho khách tham quan được bố trí một cách tinh tế để tạo cho người xem tranh một cảm giác thỏai mái, dễ chịu. Ông Xavier Rey, quản đốc chuyên trách về khâu nghệ thuật hội họa làm việc cho Viện bảo tàng Orsay cho biết :
Có thể nói là lần này, không gian triển lãm của Viện bảo tàng Orsay đã được thay đổi một cách sâu rộng. Bằng chứng là trong 3 tháng gần đây, trước ngày mở cửa trở lại, chúng tôi đã xê dịch, di chuyển hơn 1000 tác phẩm, trong đó có các tấm tranh, các bức điêu khắc cũng như là bộ sưu tập nhiếp ảnh, phác họa, các bản vẽ nghệ thuật kiến trúc và trang trí. Mục tiêu của chúng tôi là tái tạo không gian sắp đặt, để một mặt đề cao giá trị của mỗi tác phẩm, mặt khác tạo ra nơi người xem cái cảm giác dễ hiểu, dễ gần gũi hơn. Trong những năm về trước, cách sắp đặt không gian trưng bày của kiến trúc sư Geolenti, mà theo phản hồi của khách tham quan, thường tạo ra một cảm giác hơi khô khan lạnh lùng.
Ban giám đốc Orsay đã tham khảo ý kiến của kiến trúc sư này trước khi tiến hành việc sắp đặt lại các tác phẩm. Chúng tôi cũng nhân dịp này mở rộng diện tích triển lãm. Viện bảo tàng Orsay giờ đây có thêm phòng trưng bày (Pavillon Amont), bằng cách trùng tu tháp chuông đồng hồ. Một khâu quan trọng không kém là các phòng triển lãm dành riêng cho các danh họa thuộc trường phái ấn tượng. Ngoài việc mở rộng các phòng tranh để có thể trưng bày thêm các tấm tranh ấn tượng, chúng tôi cũng thay đổi hẳn cách trang trí phông nền nhờ vậy mà các tác phẩm lại càng nổi bật hơn. Tính tổng cộng, đã có đến ba kiến trúc sư (Virginie Fienga, Dominique Brard, Jean-Michel Wilmotte) cộng tác với nhau để tạo một diện mạo mới cho Viện bảo tàng Orsay.
Nói như vậy, thì phải chăng khách thường hay đến xem triển lãm tại Orsay sẽ không còn nhận ra viện bảo tàng này. Thật ra thì ban tổ chức đã giữ lại một yếu tố duy nhất nhưng lại rất quan trọng, đó là Đại sảnh của Viện bảo tàng Orsay. Do khi xưa là một nhà ga với lối kiến trúc hoành tráng, mui nhà được xây rất cao, đồ sộ mà lại rất thông thóang, cho nên bất cứ ai khi lần đầu tiên bước chân vào Orsay không khỏi choáng ngợp. Theo ông Xavier Rey, chính cũng vì thế mà ban giám đốc đã giữ lại khung cảnh của Đại sảnh của Viện bảo tàng này.
Sự thay đổi của Orsay hầu như là triệt để, nhưng khách tham quan sẽ không có cảm giác lạ lùng bở ngở, vì chúng tôi đã giữ lại không gian trưng bày của Đại Sảnh với lối đi xuyên dọc rộng mở và ở xung quanh là các tác phẩm điêu khắc. Khi nhắc đến Viện bảo tàng Orsay, hình ảnh đầu tiên nẩy sinh trong tâm trí của du khách nước ngoài trên khắp thế giới, chính là cái khung cảnh này. Nhưng khi đi vào bên trong, khách xem triển lãm sẽ thấy là tất cả các phòng trưng bày khác đều khác hẳn. Cách đây vài thập niên, người ta thường dùng cách chiếu ánh sáng gián tiếp để bảo tồn các tác phẩm hội họa, và do dùng ánh sáng gián tiếp cho nên cách trang trí phong nền thường sử dụng những gam màu tối như xám hay nâu.
Với kỹ thuật ánh sáng thời nay, chúng tôi có thể dùng cách chiếu ánh sáng khắc hẳn và đặc biệt hơn nữa là nhờ vào các loại đèn tối tân mà giờ đây, chúng tôi có thể đạt đến một mức độ ánh sáng gần như là tự nhiên, tức là chẳng khác gì ánh sáng ban ngày. Yếu tố này rất quan trọng bởi vì hầu hết các danh họa ấn tượng đều vẽ với ánh sáng tự nhiên và tác phẩm của họ cần được xem với lọai ánh sáng này. Theo tôi thì kỹ thuật thời nay sẽ giúp cho người xem khám phá lại các bức tranh, vì các gam màu sắc trở nên sinh động hơn nhờ vào công nghệ và cường độ ánh sáng.
Nổi tiếng là một trong những viện bảo tàng lớn nhất Paris, Orsay còn được người dân thủ đô gọi nôm na là Viện bảo tàng ấn tượng vì hầu hết các danh họa thuộc trường phái này đều có tác phẩm được lưu trữ tại đây. Nói như vậy, thì một khi được trùng tu, các phòng tranh của Orsay sẽ trưng bày bao nhiêu bao nhiêu tác phẩm ấn tượng. Ông Xavier Rey cho biết :
Đây là một câu hỏi rất khó mà trả lời bởi vì điều đó còn tùy thuộc cách định nghĩa của chữ ấn tượng : theo ảnh hưởng, theo phong cách, theo giai đọan hay thời kỳ. Phòng triển lãm tranh ấn tượng thật ra bao gồm luôn các tác phẩm gọi là tiền và hậu ấn tượng, tính tổng cộng có khoảng 250 tác phẩm được trưng bày, nhưng bên cạnh không gian dành cho các tác phẩm gọi là thường trực, còn có một không gian khác dành để trưng bày luân phiên các tác phẩm ấn tượng khác, hiện được cất giữ trong kho lưu trữ. Không gian này nằm ở trên tầng một nhưng người xem tranh sẽ thấy, ngay ở tầng trệt đã có sẵn một số tác phẩm tiền ấn tượng. Trước đây, cách sắp đặt tranh ấn tượng đi theo trình tự thời gian và mỗi giai đọan quan trọng thường đi kèm với một tác phẩm được xem như là điểm nhấn. Lần này, các tác phẩm không nhất thiết phải đi theo một chiều dọc nhất định, mà được xếp theo chủ đề cũng như theo tầm vóc và giá trị, mục tiêu của chúng tôi là mở ra nhiều cách tiếp cận khác nhau cho người đến xem tranh.
Nói cách khác, các tấm tranh được tập hợp lại, rồi được xen kẻ, phân đọan theo từng chu kỳ để cho thấy sự phát triển của trường phái ấn tượng. Điều đó có nghĩa là phòng triển lãm mở ra cùng một lúc nhiều tuyến khác nhau, và xa hơn nữa nó tạo ra một sự đối đáp giữa các tác phẩm với nhau như thể có một sự vấn ý cho dù các tác giả không hề quen biết nhau, do cách biệt không chỉ ở nơi chốn mà còn ở trong tuổi tác. Ông Xavier Rey giải thích :
Những năm trước đây, cách sắp đặt các phòng tranh ấn tượng chỉ có một chiều đơn thuần. Mỗi phòng tranh thường được dành cho các tác phẩm của cùng một tác giả, và vị trí của mỗi tác giả được sắp đặt theo trình tự thời gian. Một cách cụ thể thì trước đây khách tham quan thường bắt đầu cuộc triển lãm với các tác phẩm của Manet rồi kế đến là Degas, phòng tranh sau đó trưng bày tác phẩm của Monet, Renoir, rồi sau đó nữa là Pisarro và Sisley, vân vân. Lối tiếp cận đó hơi đơn điệu tẻ nhạt và nhìn chung cách đọc xuôi theo một chiều này khiến cho khách xem tranh có cảm tưởng là trường phái ấn tượng chủ yếu bao gồm các họa sĩ thích vẽ phong cảnh tự nhiên và sở trường của họ là cách diễn đạt ánh sáng bằng nét chấm phá. Nói như vậy cũng không sai nhưng cách định nghĩa trường phái ấn tượng như vậy, lại trở nên quá hạn hẹp.
Mục tiêu bây giờ của chúng tôi là mở rộng cách tiếp cận của khách xem tranh. Khi tập hợp nhiều tác giả lại với nhau, cuộc triển lãm mở ra cho người xem cách đối chiếu so sánh, họ cũng có một tầm nhìn xa hơn theo từng chu kỳ, và qua đó họ sẽ thấy là trường phái ấn tượng rất tiên phong trong số các trào lưu nghệ thuật thế kỷ thứ XIX. Do các phòng tranh xen kẻ các tác phẩm thuôc nhiều thời kỳ khác nhau, khách tham quan có thể hiểu được nguồn gốc của trường phái này khi đối chiếu các tác phẩm của Courbet, Whisler cũng như những ảnh hưởng qua lại giữa trường phái ấn tượng với các nghệ sĩ thuộc phong trào Barbizon. Phòng tranh sau đó dành hẳn một không gian để trưng bày các tác phẩm ấn tượng tiêu biểu cho thời kỳ vực dậy để rồi phát triển vượt bực, thông qua các sáng tác quan trọng riêng biệt nhân các cuộc triển lãm vào những năm từ 1874 đến 1880.
Sau giai đoạn này đến thời kỳ mà tôi gọi là mỗi nghệ sĩ phát huy sở trường cá nhân để tìm cho mình một hướng đi riêng : Monet phát huy cách vẽ tranh theo từng lọat như Đống rơm, Nhà thờ hay Hoa Súng. Danh họa Renoir thì nối lại với các bức khoả thân, vẽ nhân vật theo lối tượng hình nhiều hơn là vẻ tranh phong cảnh. Cézane với bút pháp dung hoà cân đối màu sắc và hình thể, báo hiệu cho ngày khai sinh của trường phái lập thể (cubisme). Còn Degas, tuy xuất thân từ trường phái ấn tượng nhưng sau đó lại phát huy cho riêng mình cách diễn đạt gần giống với chủ nghĩa biểu hiện (expressionisme). Hy vọng rằng cách sắp đặt này sẽ tạo cho khách xem tranh một góc nhìn mới lạ hơn về trường phái ấn tượng.
Theo bảng thống kê về số lượng du khách được Sở du lịch Pháp công bố hồi trung tuần tháng Giêng năm 2015, không chỉ riêng gì Louvre mà nhiều viện bảo tàng khác tại Paris còn phá kỷ lục về số lượng khách viếng thăm trong năm 2014. Viện bảo tàng Orsay nhờ bộ sưu tập hội họa trường phái ấn tượng thu hút ba triệu rưỡi người xem, bảo tàng Grand Palais xấp xỉ hai triệu lượt khách (1,8), viện bảo tàng nghệ thuật nguyên thủy Quai Branly được một triệu rưỡi.
Viện bảo tàng Petit Palais tuy ít nổi tiếng hơn, nhưng từ khi được trùng tu, mở cửa trở lại, đã không ngừng tạo thêm uy tín. Chỉ trong vòng một năm lượng khách đã tăng gần gấp bội, từ 520.000 lên tới gần một triệu lượt khách (996.469 khách), chủ yếu nhờ vào hai cuộc triển lãm mang tựa đề Paris năm 1900, và Nghệ thuật sáng chế pha lê của thương hiệu lâu đời Baccarat. Về phần viện bảo tàng Picasso, sau 5 năm trùng tu, viện bảo tàng này vừa mở cửa trở lại hồi cuối tháng 10/2014, tập hợp bộ sưu tập tranh đồ sộ nhất của danh họa Tây Ban Nha, và chỉ trong hai tháng mở cửa đã thu hút trên 200.000 khách.
Đáng ngạc nhiên hơn nữa là viện Bảo tàng Khoa học Tự nhiên với gần 3 triệu sáu trăm ngàn vé bán chạy trong năm 2014. Thành tích này một phần lớn là nhờ vào sự kiện Sở thú Paris nằm sát bên cạnh rừng Vincennes vừa được mở cửa trở lại, và quần thể này trực thuộc bảo tàng khoa học tự nhiên có trụ sở tại vườn bách thảo Jardin des Plantes.
Theo giới chuyên gia, một trong những nét độc đáo của các viện bảo tàng Paris vẫn là việc tổ chức các cuộc triển lãm theo chuyên đề, với nội dung đối chiếu so sánh hai thế giới nghệ thuật khác nhau. Đó là trường hợp của các tác phẩm của Van Gogh theo ảnh hưởng của hội họa Nhật Bản, tiêu biểu qua nghệ thuật vẽ tranh của Hiroshige tại phòng triển lãm Pinacothèque.
Viện bảo tàng Orsay từng tổ chức triển lãm để đối chiếu thế giới sắc màu trong tranh của Vincent Van Gogh với các đoạn tản văn bút ký của nhà văn Antonin Artaud, trong chưa đầy ba tháng cuộc triển lãm này đã thu hút hơn 650.000 lượt khách. Viện bảo tàng Marmottan nhờ bộ sưu tập tranh ấn tượng của danh họa Claude Monet cũng tăng gấp đôi lượng khách với hơn 400.000 lượt thăm viếng.
Ấy là chưa kể đến các cuộc triển lãm nhiếp ảnh của Henri Cartier-Bresson tại Trung tâm văn hóa Georges Pompidou, còn thường được gọi là Trung tâm văn hóa Beaubourg, các tác phẩm điêu khắc tân kỳ của nữ nghệ sĩ Nikki de Saint Phalle tại bảo tàng Grand Palais, hay là các cuộc triển lãm miễn phí của Toà Đô chính Paris cũng đã thu hút trên dưới 300 ngàn lượt khách thăm viếng.
Ngoài các viện bảo tàng, các di tích lịch sử hay các công trình kiến trúc nổi tiếng của Paris cũng được nhiều người hưởng ứng. Đứng đầu danh sách vẫn là Tháp Eiffel, với hơn 7 triệu lượt khách hàng năm, trong đó có tới 85% là khách nước ngoài. Trong năm vừa qua, tháp Eiffel đạt kỷ lục doanh thu lên tới 74 triệu euro. Đứng hạng nhì là cung điện Versailles với 6 triệu lượt khách, còn Khải Hoàn Môn thì thu hút khoảng 1,7 triệu người tham quan. Nói rằng Paris vẫn là một trong những thủ đô văn hóa hàng đầu cũng không có gì là quá đáng
Số lượng khách tham quan có tăng mạnh, một phần là vì trong mùa hè vừa qua, thời tiết hơi thất thường, mưa nhiều nắng ít, khiến cho nhiều du khách đổ vào các viện bảo tàng hay chọn lựa các hình thức sinh hoạt văn hóa tổ chức ở ‘’trong nhà’’ nhiều hơn là ở ngoài trời. Nhà thờ Đức Bà Paris cũng phá kỷ lục về lượng khách với hơn 15 triệu lượt khách viếng thăm, cho dù có nhiều người đến đây không phải là để hành hương. Nhà thờ Đức Bà Paris cũng không cần phải mua vé để vào cửa, cho nên được rất nhiều du khách từ khắp thế giới tới tham quan, thăm viếng.
Trong năm 2014, nước Pháp vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, ngành du lịch khách sạn vẫn còn bị tác động nặng nề: lượng khách đến từ Trung Quốc, Nga, Brazil và Hoa Kỳ có phần gia tăng, nhưng du khách đến từ Nhật Bản và nhiều nước châu Âu thì lại giảm sút một cách rõ rệt. Trong năm vừa qua, nước Pháp vẫn đứng đầu thế giới nhờ thu hút 83 triệu du khách, nhưng con số này vẫn không bằng kỷ lục của năm 2013 với 84,7 triệu khách. Cứ theo đà giảm sút này, thì trong vài năm nữa, nước Pháp có lẽ sẽ phải nhường hạng đầu lại cho Tây Ban Nha vừa lập kỷ lục mới với hơn 64 triệu du khách, trong năm 2014.
http://vi.rfi.fr/phap/20150217-cac-bao-tang-paris-an-khach-ky-luc
Paris tân trang diện mạo Viện bảo tàng Orsay
Degas, Monet, Cézanne, Sisley hay Van Gogh ... hầu hết các tác phẩm nổi tiếng của các danh họa thuộc trường phái ấn tượng đều được cất giữ tại Viện bảo tàng Orsay, tọa lạc bên bờ sông Seine, nằm ở Paris quận 7. Nếu bạn chưa có dịp đi xem Orsay, thì hơn bao giờ hết, đây chính là thời điểm để ghé thăm Viện bảo tàng này.
Ngày 24/10/2011 vừa qua, Orsay vừa được khai trương trở lại sau hai năm đóng cửa trùng tu. Ghé thăm Viện bảo tàng này chẳng khác gì làm một công hai chuyện, bởi vì ngoài các cuộc triển lãm ở bên trong, Orsay tự nó đã là một công trình nghệ thuật, hoành tráng kiến trúc, đồ sộ tầm cỡ. Khi xưa là một nhà ga, trực thuộc Công ty Đường sắt Orléans, Orsay lại được xây cất y như một cung điện nhân cuộc Triển lãm Toàn cầu vào năm 1900. Mãi đến cuối thế kỷ XX, nhà ga mới được tu sửa lại thành một viện bảo tàng quốc gia, mở cửa đón tiếp công chúng vào tháng 12 năm 1986, tức cách đây đúng 25 năm.Nổi danh là một trong những viện bảo tàng quan trọng nhất của thủ đô nước Pháp, Orsay thu hút hơn 3,2 triệu lượt khách hàng năm. Kho lưu trữ của Orsay cũng thuộc vào hàng quan trọng hàng đầu thế giới với hàng chục ngàn tác phẩm đủ loại. Chỉ riêng trong nghệ thuật hội họa, bộ sưu tập của Viện bảo tàng này tập hợp hơn 5000 tấm tranh, trong đó giá trị nhất vẫn là tập tranh của hai trường phái ấn tượng và hậu ấn tượng. Trên khắp thế giới, Orsay là nơi duy nhất sở hữu bộ toàn tập Cathédrales (Nhà thờ), Meules (Đống rơm) và Nympheas (Hoa Súng) của danh họa Claude Monet, cha đẻ của trường phái ấn tượng.
Kho lưu trữ dồi dào, nhưng diện tích triển lãm lại không có là bao. Phòng tranh ấn tượng (Galerie Impressioniste) chỉ có thể trưng bày khoảng 200 tấm tranh, trong khi số lượng tác phẩm mà Orsay nắm trong tay lại cao hơn đến gấp chục lần. Đó là một trong những nguyên nhân thúc đẩy ban giám đốc quyết định đóng cửa Orsay trong vòng hai năm, tân trang để thay đổi hầu như toàn bộ diện mạo của viện bảo tàng này. Nhờ vậy mà Orsay có thêm 2000 thước vuông diện tích triển lãm, trong đó có một gian trưng bày luân phiên các bức tranh ấn tượng, tăng cường thêm cho không gian triển lãm thường trực.
Ngoài ra còn có thêm một không gian trưng bày hoàn toàn mới : Pavillon Amont, chuyên về nghệ thụât trang trí và các bức tranh khổ lớn của các họa sĩ xuất thân từ trường phái Nabis. Theo lời ông Guy Cogeval, giám đốc của Viện bảo tàng Orsay, ngày khai trương của viện bảo tàng này là cơ hội để cho khách tham quan phát hiện hay khám phá lại một số bức tranh mà trước đây không được đề cao đúng mức.
Khách đến xem Viện bảo tàng Orsay lần này sẽ được dịp chiêm ngưỡng một số tác phẩm ít được phổ biến của danh họa Vuillard, những bức tranh mà công chúng có thể đã từng xem qua sách vở nhưng chưa bao giờ thấy tận mắt. Ban tổ chức triển lãm thường trực đã tranh thủ thời gian trùng tu Viện bảo tàng Orsay đề suy nghĩ lại toàn bộ cách sắp đặt các tác phẩm. Đây chính là thời điểm để cho chúng tôi giới thiệu những tấm tranh ít được phổ biến, trong đó có các tác phẩm của Vuillard. Một cách tương tự, chúng tôi cũng tận dụng cơ hội này để giới thiệu lại các tác phẩm của danh họa Gustave Courbet.
Những năm về trước, các tác phẩm của ông đã được trưng bày tại Orsay, nhưng theo tôi, vị trí của Courbet trong khuôn khổ cuộc triển lãm không xứng đáng với giá trị của các tác phẩm. Hơn nữa, lần này, chúng tôi sử dụng kỹ thuật chiếu ánh sáng tối tân, hiện đại để đề cao cách phối hợp màu sắc của danh họa Courbet nói riêng và của họa sĩ thuộc trường phái ấn tượng nói chung. Tôi đảm bảo là khách đến xem tranh lần này sẽ thấy toàn bộ các tác phẩm dưới một góc độ mới. Ở đây tôi phải nhắc đến sự đóng góp của kiến trúc sư Jean-Michel Wilmotte, nhờ cái tài sắp đặt của ông mà Viện bảo tàng Orsay đã thay đổi hẳn diện mạo, khi xưa hơi tối tăm nay lại vô cùng tranh nhã thanh lịch.
Viện bảo tàng Orsay gầy dựng được nhiều uy tín do nắm trong tay một bộ sưu tập hội họa đầy giá trị. Do vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi mà ban giám đốc đã dày công sắp đặt lại toàn bộ các phòng tranh, từ cách trang trí phong nền, cho đến cách tạo dựng họat cảnh ánh sáng, ngay cả các hàng ghế ngồi dành cho khách tham quan được bố trí một cách tinh tế để tạo cho người xem tranh một cảm giác thỏai mái, dễ chịu. Ông Xavier Rey, quản đốc chuyên trách về khâu nghệ thuật hội họa làm việc cho Viện bảo tàng Orsay cho biết :
Có thể nói là lần này, không gian triển lãm của Viện bảo tàng Orsay đã được thay đổi một cách sâu rộng. Bằng chứng là trong 3 tháng gần đây, trước ngày mở cửa trở lại, chúng tôi đã xê dịch, di chuyển hơn 1000 tác phẩm, trong đó có các tấm tranh, các bức điêu khắc cũng như là bộ sưu tập nhiếp ảnh, phác họa, các bản vẽ nghệ thuật kiến trúc và trang trí. Mục tiêu của chúng tôi là tái tạo không gian sắp đặt, để một mặt đề cao giá trị của mỗi tác phẩm, mặt khác tạo ra nơi người xem cái cảm giác dễ hiểu, dễ gần gũi hơn. Trong những năm về trước, cách sắp đặt không gian trưng bày của kiến trúc sư Geolenti, mà theo phản hồi của khách tham quan, thường tạo ra một cảm giác hơi khô khan lạnh lùng.
Ban giám đốc Orsay đã tham khảo ý kiến của kiến trúc sư này trước khi tiến hành việc sắp đặt lại các tác phẩm. Chúng tôi cũng nhân dịp này mở rộng diện tích triển lãm. Viện bảo tàng Orsay giờ đây có thêm phòng trưng bày (Pavillon Amont), bằng cách trùng tu tháp chuông đồng hồ. Một khâu quan trọng không kém là các phòng triển lãm dành riêng cho các danh họa thuộc trường phái ấn tượng. Ngoài việc mở rộng các phòng tranh để có thể trưng bày thêm các tấm tranh ấn tượng, chúng tôi cũng thay đổi hẳn cách trang trí phông nền nhờ vậy mà các tác phẩm lại càng nổi bật hơn. Tính tổng cộng, đã có đến ba kiến trúc sư (Virginie Fienga, Dominique Brard, Jean-Michel Wilmotte) cộng tác với nhau để tạo một diện mạo mới cho Viện bảo tàng Orsay.
Nói như vậy, thì phải chăng khách thường hay đến xem triển lãm tại Orsay sẽ không còn nhận ra viện bảo tàng này. Thật ra thì ban tổ chức đã giữ lại một yếu tố duy nhất nhưng lại rất quan trọng, đó là Đại sảnh của Viện bảo tàng Orsay. Do khi xưa là một nhà ga với lối kiến trúc hoành tráng, mui nhà được xây rất cao, đồ sộ mà lại rất thông thóang, cho nên bất cứ ai khi lần đầu tiên bước chân vào Orsay không khỏi choáng ngợp. Theo ông Xavier Rey, chính cũng vì thế mà ban giám đốc đã giữ lại khung cảnh của Đại sảnh của Viện bảo tàng này.
Sự thay đổi của Orsay hầu như là triệt để, nhưng khách tham quan sẽ không có cảm giác lạ lùng bở ngở, vì chúng tôi đã giữ lại không gian trưng bày của Đại Sảnh với lối đi xuyên dọc rộng mở và ở xung quanh là các tác phẩm điêu khắc. Khi nhắc đến Viện bảo tàng Orsay, hình ảnh đầu tiên nẩy sinh trong tâm trí của du khách nước ngoài trên khắp thế giới, chính là cái khung cảnh này. Nhưng khi đi vào bên trong, khách xem triển lãm sẽ thấy là tất cả các phòng trưng bày khác đều khác hẳn. Cách đây vài thập niên, người ta thường dùng cách chiếu ánh sáng gián tiếp để bảo tồn các tác phẩm hội họa, và do dùng ánh sáng gián tiếp cho nên cách trang trí phong nền thường sử dụng những gam màu tối như xám hay nâu.
Với kỹ thuật ánh sáng thời nay, chúng tôi có thể dùng cách chiếu ánh sáng khắc hẳn và đặc biệt hơn nữa là nhờ vào các loại đèn tối tân mà giờ đây, chúng tôi có thể đạt đến một mức độ ánh sáng gần như là tự nhiên, tức là chẳng khác gì ánh sáng ban ngày. Yếu tố này rất quan trọng bởi vì hầu hết các danh họa ấn tượng đều vẽ với ánh sáng tự nhiên và tác phẩm của họ cần được xem với lọai ánh sáng này. Theo tôi thì kỹ thuật thời nay sẽ giúp cho người xem khám phá lại các bức tranh, vì các gam màu sắc trở nên sinh động hơn nhờ vào công nghệ và cường độ ánh sáng.
Nổi tiếng là một trong những viện bảo tàng lớn nhất Paris, Orsay còn được người dân thủ đô gọi nôm na là Viện bảo tàng ấn tượng vì hầu hết các danh họa thuộc trường phái này đều có tác phẩm được lưu trữ tại đây. Nói như vậy, thì một khi được trùng tu, các phòng tranh của Orsay sẽ trưng bày bao nhiêu bao nhiêu tác phẩm ấn tượng. Ông Xavier Rey cho biết :
Đây là một câu hỏi rất khó mà trả lời bởi vì điều đó còn tùy thuộc cách định nghĩa của chữ ấn tượng : theo ảnh hưởng, theo phong cách, theo giai đọan hay thời kỳ. Phòng triển lãm tranh ấn tượng thật ra bao gồm luôn các tác phẩm gọi là tiền và hậu ấn tượng, tính tổng cộng có khoảng 250 tác phẩm được trưng bày, nhưng bên cạnh không gian dành cho các tác phẩm gọi là thường trực, còn có một không gian khác dành để trưng bày luân phiên các tác phẩm ấn tượng khác, hiện được cất giữ trong kho lưu trữ. Không gian này nằm ở trên tầng một nhưng người xem tranh sẽ thấy, ngay ở tầng trệt đã có sẵn một số tác phẩm tiền ấn tượng. Trước đây, cách sắp đặt tranh ấn tượng đi theo trình tự thời gian và mỗi giai đọan quan trọng thường đi kèm với một tác phẩm được xem như là điểm nhấn. Lần này, các tác phẩm không nhất thiết phải đi theo một chiều dọc nhất định, mà được xếp theo chủ đề cũng như theo tầm vóc và giá trị, mục tiêu của chúng tôi là mở ra nhiều cách tiếp cận khác nhau cho người đến xem tranh.
Nói cách khác, các tấm tranh được tập hợp lại, rồi được xen kẻ, phân đọan theo từng chu kỳ để cho thấy sự phát triển của trường phái ấn tượng. Điều đó có nghĩa là phòng triển lãm mở ra cùng một lúc nhiều tuyến khác nhau, và xa hơn nữa nó tạo ra một sự đối đáp giữa các tác phẩm với nhau như thể có một sự vấn ý cho dù các tác giả không hề quen biết nhau, do cách biệt không chỉ ở nơi chốn mà còn ở trong tuổi tác. Ông Xavier Rey giải thích :
Những năm trước đây, cách sắp đặt các phòng tranh ấn tượng chỉ có một chiều đơn thuần. Mỗi phòng tranh thường được dành cho các tác phẩm của cùng một tác giả, và vị trí của mỗi tác giả được sắp đặt theo trình tự thời gian. Một cách cụ thể thì trước đây khách tham quan thường bắt đầu cuộc triển lãm với các tác phẩm của Manet rồi kế đến là Degas, phòng tranh sau đó trưng bày tác phẩm của Monet, Renoir, rồi sau đó nữa là Pisarro và Sisley, vân vân. Lối tiếp cận đó hơi đơn điệu tẻ nhạt và nhìn chung cách đọc xuôi theo một chiều này khiến cho khách xem tranh có cảm tưởng là trường phái ấn tượng chủ yếu bao gồm các họa sĩ thích vẽ phong cảnh tự nhiên và sở trường của họ là cách diễn đạt ánh sáng bằng nét chấm phá. Nói như vậy cũng không sai nhưng cách định nghĩa trường phái ấn tượng như vậy, lại trở nên quá hạn hẹp.
Mục tiêu bây giờ của chúng tôi là mở rộng cách tiếp cận của khách xem tranh. Khi tập hợp nhiều tác giả lại với nhau, cuộc triển lãm mở ra cho người xem cách đối chiếu so sánh, họ cũng có một tầm nhìn xa hơn theo từng chu kỳ, và qua đó họ sẽ thấy là trường phái ấn tượng rất tiên phong trong số các trào lưu nghệ thuật thế kỷ thứ XIX. Do các phòng tranh xen kẻ các tác phẩm thuôc nhiều thời kỳ khác nhau, khách tham quan có thể hiểu được nguồn gốc của trường phái này khi đối chiếu các tác phẩm của Courbet, Whisler cũng như những ảnh hưởng qua lại giữa trường phái ấn tượng với các nghệ sĩ thuộc phong trào Barbizon. Phòng tranh sau đó dành hẳn một không gian để trưng bày các tác phẩm ấn tượng tiêu biểu cho thời kỳ vực dậy để rồi phát triển vượt bực, thông qua các sáng tác quan trọng riêng biệt nhân các cuộc triển lãm vào những năm từ 1874 đến 1880.
Sau giai đoạn này đến thời kỳ mà tôi gọi là mỗi nghệ sĩ phát huy sở trường cá nhân để tìm cho mình một hướng đi riêng : Monet phát huy cách vẽ tranh theo từng lọat như Đống rơm, Nhà thờ hay Hoa Súng. Danh họa Renoir thì nối lại với các bức khoả thân, vẽ nhân vật theo lối tượng hình nhiều hơn là vẻ tranh phong cảnh. Cézane với bút pháp dung hoà cân đối màu sắc và hình thể, báo hiệu cho ngày khai sinh của trường phái lập thể (cubisme). Còn Degas, tuy xuất thân từ trường phái ấn tượng nhưng sau đó lại phát huy cho riêng mình cách diễn đạt gần giống với chủ nghĩa biểu hiện (expressionisme). Hy vọng rằng cách sắp đặt này sẽ tạo cho khách xem tranh một góc nhìn mới lạ hơn về trường phái ấn tượng.
Cùng chủ đề
Geen opmerkingen:
Een reactie posten