Chiến thuật ‘biển tàu’: Vũ khí lợi hại của Bắc Kinh ở Biển Đông ?
Ảnh một đội tàu cá Trung Quốc, trú cảng Đông Phương, Hải Nam.Reuters
Từng nổi tiếng với chiến thuật « biển người » trên bộ, phải chăng Trung Quốc sẵn sàng sử dụng hình thức « biển tàu » tại Biển Đông để ngăn chặn Mỹ ? Câu hỏi này đang được giới phân tích đặt ra vào lúc Washington khẳng định sẽ tiếp tục các chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải, đi sâu vào bên trong vùng mà Trung Quốc cho là lãnh hải của họ tại Biển Đông, bất chấp quy định ngược lại của luật lệ quốc tế.
Khi thực hiện chiến dịch tuần tra bên trong vùng 12 hải lý bao quanh đảo nhân tạo Xu Bi (Subi Reef) - và cả đảo Vành Khăn (Mischief Reef), theo một số nguồn tin – tàu khu trục USS Lassen của Mỹ hầu như không gặp một sự cản trở nào.
Thế nhưng, với việc Washington cho biết là sắp tới đây, họ sẽ tiếp tục tiến hành những chiến dịch tương tự, nhiều nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh sẽ không ngồi yên.
Một trong những chiến thuật mà Trung Quốc có thể viện đến là sử dụng đội tàu đông đảo của họ, cả quân sự, và nhất là bán quân sự để bao vây và cản đường tàu Mỹ, buộc đối phương phải thối lui nếu không muốn gây ra sự cố.
Thua Mỹ về chất lượng tàu, nhưng hơn hẳn về số lượng
Theo hãng tin Anh Reuters, Sam Bateman, một sĩ quan hải quân Úc đã về hưu, hiện là cố vấn cho Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho rằng dù về tinh nhuệ và hiện đại, tàu Trung Quốc còn kém tàu Mỹ, nhưng không nên coi thường vấn đề số đông.
« Ở bất kỳ thời điểm nào, họ (tức là Trung Quốc) đều có số đông... và số lượng, chứ không phải chất lượng, có thể mang tính chất quan trọng trong một số tình huống », bao gồm cả việc đối đầu với những kẻ bị cho là xâm nhập vào vùng biển của mình.
Chuyên gia Bateman và nhiều nhà phân tích an ninh khu vực khác đã cho rằng các chiến hạm Mỹ có thể lâm vào tình thế bị tàu Trung Quốc bao vây nếu Bắc Kinh quyết định ngăn chặn các chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải trong tương lai.
Trên báo chí Trung Quốc, một số chuyên gia phân tích đã gợi lên khả năng tàu Trung Quốc cản đường, thậm chí đâm thẳng vào tàu chiến của Mỹ. Theo chuyên gia Bateman, vấn đề là tàu Mỹ vì tôn trọng các quy tắc hành xử trong các trường hợp đó, sẽ không thể nổ súng ngăn chặn, làm cho tình hình xấu đi, và chỉ còn cách rút lui.
Tình hình có thể rắc rối hơn cho Mỹ nếu lực lượng Trung Quốc ra ngăn chặn không phải là tàu quân sự, mà là tàu tuần duyên, trên nguyên tắc thuộc diện bán quân sự, hay chỉ là tàu cá của lực lượng dân quân biển rất đông của Trung Quốc.
Đã dùng số đông để áp đảo Việt Nam và Philippines ở Biển Đông
Kịch bản kể trên không phải là một điều không tưởng, vì có nhiều dấu hiệu cho thấy là Trung Quốc đã tính đến khả năng dùng số đông để áp đảo đối phương, đặc biệt là tại vùng Biển Đông.
Theo một công trình nghiên cứu của Lầu Năm Góc công bố vào tháng Tư vừa qua, với 116 chiếc tàu đủ loại, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc phụ trách Biển Đông, là hạm đội lớn nhất so với hai hạm đội còn lại của nước này là Bắc Hải và Đông Hải.
Hạm đội 7 của Mỹ, tuy rất hùng mạnh, chỉ có vỏn vẹn 55 tàu, đặt căn cứ ở Yokosuka, Nhật Bản. Ngoài ra, hạm đội này không chỉ tập trung ở vùng Đông Nam Á như Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc, mà phải trải rộng hoạt động từ Tây Thái Bình Dương qua một phần lớn của Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có một đội tàu tuần duyên hùng hậu trong đó có hơn 200 chiếc trên 500 tấn, bao gồm nhiều chiếc trên 1.000 tấn. Về số lượng, đội tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã hơn gấp bội tổng cộng các đội tàu của tất cả các đối thủ châu Á gộp lại. Hơn nữa, như tạp chí quốc phòng Anh IHS Jane từng tố cáo hồi tháng 7 vừa qua, Bắc Kinh rõ ràng đã và đang tiếp tục chuyển đổi tàu hải quân thành tàu bảo vệ bờ biển.
Trong thời gian qua, đội tàu này đã được Bắc Kinh tung vào mọi chiến dịch áp đặt chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông, từ vụ mặc nhiên chiếm bãi Scarborough từ tay Philippines vào năm 2012, cho đến vụ bảo vệ giàn khoan HD-981 cắm trong vùng biển Việt Nam năm 2014.
Như đã ý thức được sự lợi hại của số lượng tàu Trung Quốc đông đảo, Bộ trưởng Bộ Hải quân của Mỹ, ông Ray Mabus trong những năm gần đây, đã xem việc tăng cường số lượng tàu trong Hải quân Mỹ là một ưu tiên. Trong nhiều bài phát biểu, ông Mabus khẳng định « Số lượng cũng có giá trị riêng của nó ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151030-chien-thuat-%E2%80%98bien-tau%E2%80%99-vu-khi-loi-hai-cua-bac-kinh-o-bien-dong
Thế nhưng, với việc Washington cho biết là sắp tới đây, họ sẽ tiếp tục tiến hành những chiến dịch tương tự, nhiều nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh sẽ không ngồi yên.
Một trong những chiến thuật mà Trung Quốc có thể viện đến là sử dụng đội tàu đông đảo của họ, cả quân sự, và nhất là bán quân sự để bao vây và cản đường tàu Mỹ, buộc đối phương phải thối lui nếu không muốn gây ra sự cố.
Thua Mỹ về chất lượng tàu, nhưng hơn hẳn về số lượng
Theo hãng tin Anh Reuters, Sam Bateman, một sĩ quan hải quân Úc đã về hưu, hiện là cố vấn cho Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho rằng dù về tinh nhuệ và hiện đại, tàu Trung Quốc còn kém tàu Mỹ, nhưng không nên coi thường vấn đề số đông.
« Ở bất kỳ thời điểm nào, họ (tức là Trung Quốc) đều có số đông... và số lượng, chứ không phải chất lượng, có thể mang tính chất quan trọng trong một số tình huống », bao gồm cả việc đối đầu với những kẻ bị cho là xâm nhập vào vùng biển của mình.
Chuyên gia Bateman và nhiều nhà phân tích an ninh khu vực khác đã cho rằng các chiến hạm Mỹ có thể lâm vào tình thế bị tàu Trung Quốc bao vây nếu Bắc Kinh quyết định ngăn chặn các chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải trong tương lai.
Trên báo chí Trung Quốc, một số chuyên gia phân tích đã gợi lên khả năng tàu Trung Quốc cản đường, thậm chí đâm thẳng vào tàu chiến của Mỹ. Theo chuyên gia Bateman, vấn đề là tàu Mỹ vì tôn trọng các quy tắc hành xử trong các trường hợp đó, sẽ không thể nổ súng ngăn chặn, làm cho tình hình xấu đi, và chỉ còn cách rút lui.
Tình hình có thể rắc rối hơn cho Mỹ nếu lực lượng Trung Quốc ra ngăn chặn không phải là tàu quân sự, mà là tàu tuần duyên, trên nguyên tắc thuộc diện bán quân sự, hay chỉ là tàu cá của lực lượng dân quân biển rất đông của Trung Quốc.
Đã dùng số đông để áp đảo Việt Nam và Philippines ở Biển Đông
Kịch bản kể trên không phải là một điều không tưởng, vì có nhiều dấu hiệu cho thấy là Trung Quốc đã tính đến khả năng dùng số đông để áp đảo đối phương, đặc biệt là tại vùng Biển Đông.
Theo một công trình nghiên cứu của Lầu Năm Góc công bố vào tháng Tư vừa qua, với 116 chiếc tàu đủ loại, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc phụ trách Biển Đông, là hạm đội lớn nhất so với hai hạm đội còn lại của nước này là Bắc Hải và Đông Hải.
Hạm đội 7 của Mỹ, tuy rất hùng mạnh, chỉ có vỏn vẹn 55 tàu, đặt căn cứ ở Yokosuka, Nhật Bản. Ngoài ra, hạm đội này không chỉ tập trung ở vùng Đông Nam Á như Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc, mà phải trải rộng hoạt động từ Tây Thái Bình Dương qua một phần lớn của Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có một đội tàu tuần duyên hùng hậu trong đó có hơn 200 chiếc trên 500 tấn, bao gồm nhiều chiếc trên 1.000 tấn. Về số lượng, đội tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã hơn gấp bội tổng cộng các đội tàu của tất cả các đối thủ châu Á gộp lại. Hơn nữa, như tạp chí quốc phòng Anh IHS Jane từng tố cáo hồi tháng 7 vừa qua, Bắc Kinh rõ ràng đã và đang tiếp tục chuyển đổi tàu hải quân thành tàu bảo vệ bờ biển.
Trong thời gian qua, đội tàu này đã được Bắc Kinh tung vào mọi chiến dịch áp đặt chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông, từ vụ mặc nhiên chiếm bãi Scarborough từ tay Philippines vào năm 2012, cho đến vụ bảo vệ giàn khoan HD-981 cắm trong vùng biển Việt Nam năm 2014.
Như đã ý thức được sự lợi hại của số lượng tàu Trung Quốc đông đảo, Bộ trưởng Bộ Hải quân của Mỹ, ông Ray Mabus trong những năm gần đây, đã xem việc tăng cường số lượng tàu trong Hải quân Mỹ là một ưu tiên. Trong nhiều bài phát biểu, ông Mabus khẳng định « Số lượng cũng có giá trị riêng của nó ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151030-chien-thuat-%E2%80%98bien-tau%E2%80%99-vu-khi-loi-hai-cua-bac-kinh-o-bien-dong
Biển Đông : Tên lửa siêu âm Trung Quốc khiến nguy cơ xung đột với Mỹ gia tăng
Một tên lửa loại YJ (Ưng Kích) của Trung Quốc.DR
Nguy cơ xung đột vũ trang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Trung Quốc ở Biển Đông gia tăng cùng với mức độ ngày càng tinh vi của các tên lửa bắn từ tàu ngầm của Trung Quốc. Đó là cảnh báo được đưa ra trong một báo cáo mới, vừa được gởi lên Quốc hội Hoa Kỳ ngày 28/10/2015.
Theo báo cáo của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung, loại tên lửa phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc, được biết dưới cái tên YJ-18 (Ưng Kích 18), là một mối đe dọa thật sự, bởi vì tên lửa này trước khi chạm mục tiêu sẽ tăng tốc lên vận tốc siêu âm, cho nên sẽ rất khó cho thủy thủ đoàn của Mỹ bảo vệ chiến hạm của họ.
Tên lửa YJ-18 có thể bay với vận tốc gần bằng với vận tốc âm thanh chỉ vài mét trên mực nước biển, rồi đến khi chỉ còn cách mục tiêu khoảng 20 hải lý, sẽ tăng tốc lên đến gấp ba vận tốc âm thanh. Theo lời ông Larry Wortzel, một thành viên của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung, tốc độ siêu âm của YJ- 18 khiến cho súng trên tàu chiến của Mỹ khó mà bắn chặn tên lửa này.
Uỷ ban nói trên báo động rằng, vận tốc và tầm bắn của tên lửa YJ-18, cũng như việc triển khai rộng rãi loại tên lửa này, sẽ gây những tác động nghiêm trọng đến khả năng của các tàu trên mặt biển của hải quân Mỹ hoạt động vùng Tây Thái Bình Dương trong trường hợp xảy ra xung đột.
Lãnh đạo quốc phòng của nhiều nước Đông Nam Á trong những tháng gần đây đã lên tiếng báo động về nguy cơ của các tên lửa bắn từ dưới biển, vào lúc mà các quốc gia trong khu vực đua nhau phát triển hạm đội tàu ngầm và trong bối cảnh mà Hoa Kỳ thách thức những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Báo cáo của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung được đưa ra chỉ vài ngày sau khi chiến hạm USS Lassen của Mỹ đi vào tuần tra trong khu vực 12 hải lý chung quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng ở Trường Sa, nhằm khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải ở khu vực này. Tuy cực lực phản đối, nhưng Trung Quốc đã không ngăn chận, mà chỉ điều động hai tàu hải quân bám theo tàu Mỹ. Nhưng nếu chiến hạm Hoa Kỳ tiếp tục tuần tra sát cạnh các đảo nhân tạo Trung Quốc, chưa biết Bắc Kinh có sẽ còn giữ thái độ kềm chế như vậy hay không.
Hôm thứ năm vừa qua, trong cuộc hội đàm với Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Mỹ, đô đốc Ngô Toàn Thắng, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, đã cảnh báo là hành động « khiêu khích » của Mỹ có thể dẫn đến những vụ đụng độ giữa hải quân giữa hai nước.
Ngoài tên lửa siêu âm YJ-18, Trung Quốc hiện cũng đang có trong tay tên lửa đạn đạo Đông Phong- 21 ( DF-21 ), được mệnh danh là tên lửa « diệt hàng không mẫu hạm », mà Bắc Kinh đã phô diễn trong lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm ngày phát xít Nhật đầu hàng đồng minh. Loại tên lửa này được bắn từ các dàn phóng tên lửa di động đặt trên đất liền.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151031-bien-dong-ten-lua-sieu-am-trung-quoc-khien-nguy-co-xung-dot-voi-my-gia-tang
Tên lửa YJ-18 có thể bay với vận tốc gần bằng với vận tốc âm thanh chỉ vài mét trên mực nước biển, rồi đến khi chỉ còn cách mục tiêu khoảng 20 hải lý, sẽ tăng tốc lên đến gấp ba vận tốc âm thanh. Theo lời ông Larry Wortzel, một thành viên của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung, tốc độ siêu âm của YJ- 18 khiến cho súng trên tàu chiến của Mỹ khó mà bắn chặn tên lửa này.
Uỷ ban nói trên báo động rằng, vận tốc và tầm bắn của tên lửa YJ-18, cũng như việc triển khai rộng rãi loại tên lửa này, sẽ gây những tác động nghiêm trọng đến khả năng của các tàu trên mặt biển của hải quân Mỹ hoạt động vùng Tây Thái Bình Dương trong trường hợp xảy ra xung đột.
Lãnh đạo quốc phòng của nhiều nước Đông Nam Á trong những tháng gần đây đã lên tiếng báo động về nguy cơ của các tên lửa bắn từ dưới biển, vào lúc mà các quốc gia trong khu vực đua nhau phát triển hạm đội tàu ngầm và trong bối cảnh mà Hoa Kỳ thách thức những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Báo cáo của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung được đưa ra chỉ vài ngày sau khi chiến hạm USS Lassen của Mỹ đi vào tuần tra trong khu vực 12 hải lý chung quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng ở Trường Sa, nhằm khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải ở khu vực này. Tuy cực lực phản đối, nhưng Trung Quốc đã không ngăn chận, mà chỉ điều động hai tàu hải quân bám theo tàu Mỹ. Nhưng nếu chiến hạm Hoa Kỳ tiếp tục tuần tra sát cạnh các đảo nhân tạo Trung Quốc, chưa biết Bắc Kinh có sẽ còn giữ thái độ kềm chế như vậy hay không.
Hôm thứ năm vừa qua, trong cuộc hội đàm với Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Mỹ, đô đốc Ngô Toàn Thắng, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, đã cảnh báo là hành động « khiêu khích » của Mỹ có thể dẫn đến những vụ đụng độ giữa hải quân giữa hai nước.
Ngoài tên lửa siêu âm YJ-18, Trung Quốc hiện cũng đang có trong tay tên lửa đạn đạo Đông Phong- 21 ( DF-21 ), được mệnh danh là tên lửa « diệt hàng không mẫu hạm », mà Bắc Kinh đã phô diễn trong lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm ngày phát xít Nhật đầu hàng đồng minh. Loại tên lửa này được bắn từ các dàn phóng tên lửa di động đặt trên đất liền.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151031-bien-dong-ten-lua-sieu-am-trung-quoc-khien-nguy-co-xung-dot-voi-my-gia-tang
Geen opmerkingen:
Een reactie posten