400 năm rực trầm vườn Lục Xâm
Cung điện vườn Luxembourg nay là trụ sở Thượng Viện Pháp - DR
Cách đây đúng bốn thế kỷ, vào năm 1615 tại Pháp, trong một bức thư gửi đến kiến trúc sư Salomon de Brosse, thái hậu Marie de Médicis đốc thúc việc khởi công mở rộng cung điện Luxembourg và xây dựng khu vườn cùng tên. Việc trồng cây tạo phong cảnh đã bắt đầu từ ba năm trước, và công trình xây cất này được hoàn tất gần hai thập niên sau.
Năm 1615 cũng là một cột mốc lịch sử quan trọng. Louis XIII thành hôn rồi lên ngôi vua, kế vị vua cha là Henri đệ tứ, kết thúc giai đoạn nhiếp chính của thái hậu Marie de Médicis. Quan hệ giữa nhà vua và thái hậu cũng không được khắn khít gần gũi cho lắm. Việc rời hoàng cung để về sống tại cung điện Luxembourg chẳng khác gì một hình phạt, ‘‘một khoảng cách’’ hầu như do áp đặt giữa vua Louis XIII với người mẹ là thái hậu Marie de Médicis.
Sau giai đoạn nhiếp chính, thái hậu Marie de Médicis lui về ‘‘ở ẩn’’. Bà mua lại mảnh đất và dinh thự của công tước xứ Luxembourg, do bà rất thích lối kiến trúc của cung điện này. Về lối kiến trúc mặt tiền cũng như trang trí nội thất, cung điện Luxembourg gợi hứng rất nhiều từ lối thiết kế thời Phục Hưng, cách bố trí sắp đặt theo kiểu Ý.
Hình dáng của cung điện này có nhiều nét giống như cung điện Pitti tại thành phố Florence (Firenze), nguyên quán của Marie de Médicis trước khi bà thành hôn với vua Henri đệ tứ và trở thành hoàng hậu vương triều Pháp. Một khi sở hữu cung điện Luxembourg, Thái hậu Marie de Mecidis cho mở rộng khuôn viên từ 8 hécta ban đầu lên thành 23 hécta, và trong lối thiết kế, khu vườn này tái tạo nhiều phong cảnh của nước Ý. Có lẽ suốt đời hoàng hậu của nước Pháp không bao giờ quên được xứ sở quê hương mình.
Vườn Luxembourg chỉ thành hình nhờ nhà thiết kế Jacques Boyceau, và được hoàn tất nhờ vào sự hỗ trợ của kiến trúc sư danh tiếng André Le Nôtre, phác họa ra những lối đi và tạo dựng phong cảnh theo mô hình của một thế giới thu nhỏ. Nhưng tại sao người Pháp lại dùng hai cách gọi khác nhau vườn Luxembourg thì gọi là jardin, trong khi vườn Monceau thì gọi là parc?
Trong phạm trù ngữ vựng, chữ parc và jardin có một sự khác biệt nho nhỏ, parc là công viên dành cho công chúng còn jardin là vườn của tư nhân. Sau này cho dù Luxembourg thuộc về quyền sở hữu của nhà nước, và mở cửa cho mọi người, nhưng chữ Jardin du Luxembourg chứng tỏ ban đầu đây là khu vườn riêng của thái hậu.
Nằm ở quận 6, giữa lòng thủ đô nước Pháp, vườn Lục Xâm ( tên tiếng Pháp là Jardin du Luxembourg) có nhiều cảnh hữu tình nên thơ, những hàng cây thẳng dọc thay màu áo theo bốn mùa, hồ nước xanh mát bên toà trụ sở Thượng Viện Pháp, vườn hoa trồng cây ăn trái để làm hạt giống, góc nhà lợp kính để trữ các loài cây kiểng mùa đông nay được biến thành phòng triển lãm …
Vườn Luxembourg, công viên lớn hàng thứ nhì của Paris, chỉ thua có công viên Tuileries về mặt diện tích. Nơi đây có đặt nhiều tượng danh nhân như thiên tài Beethoven, thi sĩ Paul Verlaine, văn hào Georges Sand …. Các cụ thời xưa gọi tên Luxembourg theo từ Hán-Việt : cái chữ Lục Xâm Bảo thoáng nghe có nét gì đó thật trang trọng quý phái : nếu Paris mang hình tượng của một phụ nữ, thì Lục Xâm là viên ngọc quý màu xanh, khảm trên xâu chuỗi sáng ngời
Vườn Luxembourg từng được văn hào Victor Hugo chọn làm một trong những bối cảnh nổi bật trong tác phẩm Les Misérables (Những Người Khốn Khổ, phát hành vào năm 1862). Thi sĩ Gérard de Nerval, một trong những tên tuổi xuất sắc của phong trào lãng mạn trong văn học Pháp từng sáng tác vào năm 1832 bài thơ đề tựa Une allée du Luxembourg, thơ thẩn trên Lối đi vườn Lục Xâm, trong tâm trạng nhung nhớ người tình (cô Jenny Colon) dù biết rằng đó chỉ là một mối tình đơn phương.
Nhà văn Alexandre Dumas khi viết tác phẩm Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ (Les Trois Mousquetaires, với sự cộng tác của Auguste Maquet), đã mô tả tài tình nhân vật D'Artagnan hẹn đấu kiếm với Athos, Porthos và Aramis tại vườn Luxembourg. Gần đây hơn nữa (2014), hai tác giả Milan Kundera (La Fête de l'Insignifiance) và Jean Echenoz (Vingt femmes dans le Jardin du Luxembourg) đều có đưa vườn Lục Xâm vào trong tác phẩm của họ.
Riêng đối với người Việt Nam, thế hệ trẻ ở miền nam học trường Pháp những năm 1960 đều biết đến bài “Ngày Tựu Trường” của ông Thanh Tịnh, gợi hứng từ đoản bút tản văn của Anatole France. Trích từ tác phẩm ‘’Quyển sách của bạn tôi’’ (Le Livre de Mon Ami, phát hành vào năm 1885), nhà văn Anatole France mô tả trong đoạn văn này những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu, cái thuở cặp sách đến trường …
Một cậu bé đi qua vườn Lục Xâm Bảo vào một buổi sáng đầu thu, những chiếc lá vàng rơi ngẩn ngơ trên những pho tượng trắng, gió se se lạnh trong một khung cảnh thoáng buồn nhưng thơ mộng hơn bao giờ hết … tâm hồn xao xuyến bồi hồi, nhà văn người Pháp bắt gặp lại hình ảnh của chính mình, của một thằng nhóc trong vườn Lục Xâm, tay thọc vào túi, dây cặp đeo lưng, huýt sáo khe khẽ tung tăng tựa chim sẻ …
Qua việc truy tìm ký ức lắng đọng tuổi thơ, vẽ lại phong cảnh lá vàng tượng trắng, tuổi thơ rực trầm trong vườn Lục Xâm, nhà văn Anatole France đã góp phần đưa những hình tượng này vào nền văn học Pháp. Nhờ vậy, vườn Luxembourg lững thững đi vào tiềm thức của công chúng từ lúc nào không hay …
Sau giai đoạn nhiếp chính, thái hậu Marie de Médicis lui về ‘‘ở ẩn’’. Bà mua lại mảnh đất và dinh thự của công tước xứ Luxembourg, do bà rất thích lối kiến trúc của cung điện này. Về lối kiến trúc mặt tiền cũng như trang trí nội thất, cung điện Luxembourg gợi hứng rất nhiều từ lối thiết kế thời Phục Hưng, cách bố trí sắp đặt theo kiểu Ý.
Hình dáng của cung điện này có nhiều nét giống như cung điện Pitti tại thành phố Florence (Firenze), nguyên quán của Marie de Médicis trước khi bà thành hôn với vua Henri đệ tứ và trở thành hoàng hậu vương triều Pháp. Một khi sở hữu cung điện Luxembourg, Thái hậu Marie de Mecidis cho mở rộng khuôn viên từ 8 hécta ban đầu lên thành 23 hécta, và trong lối thiết kế, khu vườn này tái tạo nhiều phong cảnh của nước Ý. Có lẽ suốt đời hoàng hậu của nước Pháp không bao giờ quên được xứ sở quê hương mình.
Vườn Luxembourg chỉ thành hình nhờ nhà thiết kế Jacques Boyceau, và được hoàn tất nhờ vào sự hỗ trợ của kiến trúc sư danh tiếng André Le Nôtre, phác họa ra những lối đi và tạo dựng phong cảnh theo mô hình của một thế giới thu nhỏ. Nhưng tại sao người Pháp lại dùng hai cách gọi khác nhau vườn Luxembourg thì gọi là jardin, trong khi vườn Monceau thì gọi là parc?
Trong phạm trù ngữ vựng, chữ parc và jardin có một sự khác biệt nho nhỏ, parc là công viên dành cho công chúng còn jardin là vườn của tư nhân. Sau này cho dù Luxembourg thuộc về quyền sở hữu của nhà nước, và mở cửa cho mọi người, nhưng chữ Jardin du Luxembourg chứng tỏ ban đầu đây là khu vườn riêng của thái hậu.
Nằm ở quận 6, giữa lòng thủ đô nước Pháp, vườn Lục Xâm ( tên tiếng Pháp là Jardin du Luxembourg) có nhiều cảnh hữu tình nên thơ, những hàng cây thẳng dọc thay màu áo theo bốn mùa, hồ nước xanh mát bên toà trụ sở Thượng Viện Pháp, vườn hoa trồng cây ăn trái để làm hạt giống, góc nhà lợp kính để trữ các loài cây kiểng mùa đông nay được biến thành phòng triển lãm …
Vườn Luxembourg, công viên lớn hàng thứ nhì của Paris, chỉ thua có công viên Tuileries về mặt diện tích. Nơi đây có đặt nhiều tượng danh nhân như thiên tài Beethoven, thi sĩ Paul Verlaine, văn hào Georges Sand …. Các cụ thời xưa gọi tên Luxembourg theo từ Hán-Việt : cái chữ Lục Xâm Bảo thoáng nghe có nét gì đó thật trang trọng quý phái : nếu Paris mang hình tượng của một phụ nữ, thì Lục Xâm là viên ngọc quý màu xanh, khảm trên xâu chuỗi sáng ngời
Vườn Luxembourg từng được văn hào Victor Hugo chọn làm một trong những bối cảnh nổi bật trong tác phẩm Les Misérables (Những Người Khốn Khổ, phát hành vào năm 1862). Thi sĩ Gérard de Nerval, một trong những tên tuổi xuất sắc của phong trào lãng mạn trong văn học Pháp từng sáng tác vào năm 1832 bài thơ đề tựa Une allée du Luxembourg, thơ thẩn trên Lối đi vườn Lục Xâm, trong tâm trạng nhung nhớ người tình (cô Jenny Colon) dù biết rằng đó chỉ là một mối tình đơn phương.
Nhà văn Alexandre Dumas khi viết tác phẩm Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ (Les Trois Mousquetaires, với sự cộng tác của Auguste Maquet), đã mô tả tài tình nhân vật D'Artagnan hẹn đấu kiếm với Athos, Porthos và Aramis tại vườn Luxembourg. Gần đây hơn nữa (2014), hai tác giả Milan Kundera (La Fête de l'Insignifiance) và Jean Echenoz (Vingt femmes dans le Jardin du Luxembourg) đều có đưa vườn Lục Xâm vào trong tác phẩm của họ.
Riêng đối với người Việt Nam, thế hệ trẻ ở miền nam học trường Pháp những năm 1960 đều biết đến bài “Ngày Tựu Trường” của ông Thanh Tịnh, gợi hứng từ đoản bút tản văn của Anatole France. Trích từ tác phẩm ‘’Quyển sách của bạn tôi’’ (Le Livre de Mon Ami, phát hành vào năm 1885), nhà văn Anatole France mô tả trong đoạn văn này những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu, cái thuở cặp sách đến trường …
Một cậu bé đi qua vườn Lục Xâm Bảo vào một buổi sáng đầu thu, những chiếc lá vàng rơi ngẩn ngơ trên những pho tượng trắng, gió se se lạnh trong một khung cảnh thoáng buồn nhưng thơ mộng hơn bao giờ hết … tâm hồn xao xuyến bồi hồi, nhà văn người Pháp bắt gặp lại hình ảnh của chính mình, của một thằng nhóc trong vườn Lục Xâm, tay thọc vào túi, dây cặp đeo lưng, huýt sáo khe khẽ tung tăng tựa chim sẻ …
Qua việc truy tìm ký ức lắng đọng tuổi thơ, vẽ lại phong cảnh lá vàng tượng trắng, tuổi thơ rực trầm trong vườn Lục Xâm, nhà văn Anatole France đã góp phần đưa những hình tượng này vào nền văn học Pháp. Nhờ vậy, vườn Luxembourg lững thững đi vào tiềm thức của công chúng từ lúc nào không hay …
Geen opmerkingen:
Een reactie posten