Trung Quốc tại Lào : Một sự hiện diện không được người dân hoan nghênh
Ảnh thành phố Boten ở Luang Namtha, tháng 3/2011, trước lúc khu vực bị đóng.AFP PHOTO / HOANG DINH Nam
Sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc ở miền Bắc Lào ngày càng quan trọng, và đặc biệt gia tăng từ khoảng 5 năm nay. Đã có hiện tượng Lào bị « mất » chủ quyền tại một số « nhượng địa » cho Trung Quốc khai thác. Vấn đề sự hiện diện nặng nề của Trung Quốc tại Lào đã khiến người dân bắt đầu bức xúc.
Thông tín viên của RFI phụ trách khu vực Đông Nam Á, Arnaud Dubus, mới đây đã đi khắp vùng này trong vòng một tuần lễ, ghé qua các tỉnh Luang Prabang, Oudomxay, Luang Namtha và Bokéo để tìm hiểu tình hình.
Từ những điều tai nghe mắt thấy tại nghe, Arnaud Dubus cho biết chi tiết như sau về sự hiện diện ngày càng đáng kể của Trung Quốc tại Lào :
Arnaud Dubus : Đây là một hiện tượng diễn ra trên nhiều cấp độ : Trước tiên ở cấp cá nhân. Người Trung Quốc nhận được từ chính quyền địa phương của họ ở miền Nam Trung Quốc một loại tiền thưởng gọi là tiền phụ cấp đi xa, nếu ra nước ngoài thì có thể lên đến 80.000 euro cho mỗi người.
Nếu họ nhận tiền thưởng này, họ không được quyền quay về Trung Quốc trước một thời hạn được quy định là nhiều năm. Nhiệm vụ của họ là phải trở thành các nhà thầu thành công ở miền Bắc Lào.
Nhiều người Trung Quốc thuộc diện này đã đến thuê đất của người Lào trong các tỉnh phía bắc, trồng trọt, nuôi tôm cá. Họ đôi khi bán sản phẩm của họ trên thị trường tại chỗ, nhưng đối với những công trình khai thác nông nghiệp lớn như là những đồn điền trồng chuối, trồng bắp ngô và cao su, sản phẩm đều được xuất về Trung Quốc.
Trong khu vực này cũng có nhiều công ty nhỏ của người Trung Quốc, những tiệm làm và bán bánh mì, cửa hiệu, khách sạn, nhằm phục vụ số khách du lịch rất đông người Trung Quốc.
Song song với các cá nhân nói trên, thì những đại công ty cũng hiện diện ở Lào, ví dụ như khu khách sạn 5 sao lớn nhất đang được xây dựng ở cố đô Luang Prabang, thuộc quyền sở hữu của một tập đoàn Trung Quốc.
RFI : Anh cũng đã đến viếng những vùng do người Trung Quốc kiểm soát và có đặt các sòng bạc casino ?
Arnaud Dubus : Đúng vậy, tôi đã đến hai vùng mà chính phủ Lào đã nhượng cho những tập đoàn Trung Quốc trong thời hạn 99 năm và là những nơi có các sòng bạc.
Vùng đầu tiên là Boten, thuộc tỉnh Luang Namtha. Nơi đây từng có sòng bạc casino, khách sạn hạng sạng và một trung tâm thương mại bán sản phẩm miễn thuế, tất cả đều được mở vào năm 2003.
Tuy nhiên, các hành vi phạm pháp tại nơi này - những người tại chỗ nói đến các vụ ám sát, người bị mất tích - đã bùng lên đến mức chính quyền tỉnh Vân Nam đã phải cho đóng cửa khu Boten vào năm 2011, và chỉ cho mở lại cách đây 8 tháng mà thôi.
Thế nhưng Boten vẫn giống như một thành phố ma, với một nửa bị bỏ trống, những ngôi nhà, xe hơi sang trọng bỏ hoang.
Sòng bạc thứ nhì ở tỉnh Bokéo, không xa biên giới Thái Lan. Nơi đây cũng ở trên đất Lào, nhưng tất cả là do người Trung Quốc kiểm soát. Đồng hồ thì cũng theo giờ Bắc Kinh, ngôn ngữ duy nhất được sử dụng là tiếng Hoa và tiền được dùng là đồng yuan.
Các làng người Lào nằm trong các khu vực này đã bị chính phủ Lào cho dời đi nơi khác. Tôi đã đến một số làng này và người dân đã tỏ thái độ rất bất bình về chỗ ở mới của họ do các tập đoàn Trung Quốc xây dựng. Sau một hai năm thì trần nhà, ngay cả mái nhà, bị sụp.
Những người bị di dời mất đi phương tiện kiếm sống chẳng hạn như ruộng đồng của họ, và cho dù họ được bồi thường, nhưng cách sống đã thay đổi, và cuộc sống đã trở nên rất khó khăn.
RFI : Như vậy thì người dân trong vùng có oán ghét người Trung Quốc hay không ?
Arnaud Dubus : Có chứ ! Người ta thấy rất rõ. Một cách rất tự nhiên, hầu như tất cả người Lào mà tôi gặp được trong vùng đều nói về sự thâm nhập kinh tế của Trung Quốc, và nhiều khi với nhận định rất tiêu cực.
Một ví dụ cụ thể : Một cô thư ký của chính quyền địa phương Luang Prabang đã đưa lên Facebook vào tháng 7 vừa qua một tài liệu chính thức cho thấy là chính quyền địa phương này có dự án nhượng thác nước ở Kuang-Si cho một tập đoàn Trung Quốc. Thác nước này, cách Luang Prabang độ nửa tiếng đồng hồ nếu đi bằng xe hơi, là một trong những thắng cảnh tự nhiên của vùng. Hàng chục ngàn người Lào đã phản đối trên mạng internet, họ đã buộc được chính quyền địa phương đình hoãn dự án.
Nói chung, chính phủ Lào đề cập đến đầu tư Trung Quốc thường dưới góc độ tích cực, trong khuôn khổ tình hữu nghị bền vững giữa Trung Quốc và Lào. Nhưng đôi khi chính phủ Lào cũng nhận thấy là họ đã đi quá xa và buộc phải điều chỉnh lại.
RFI :Việt Nam cũng có một sự hiện diện kinh tế mạnh mẽ ở Lào, và còn lâu đời hơn nữa. Có thể so sánh như thế nào sự hiện diện này với Trung Quốc ?
Arnaud Dubus : Đúng như vừa nói, sự hiện diện kinh tế của Việt Nam tại Lào lâu đời hơn nhiều, phải nói là từ nhiều thế hệ. Sự hiện diện này tập trung ở phía Nam nhiều hơn, trong vùng Savannakhet.
Cái khác biệt lớn là người Lào ít nhìn người Việt Nam như một mối đe dọa kinh tế đối với họ Và điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân : Trước tiên là người Việt Nam thường làm những nghề cá thể, như mở tiệm uốn tóc, chăm sóc sắc đẹp, hành nghề thủ công, hay bán hàng rong. Và nhất là người Việt Nam khéo nhịn, không phô trương, hòa nhập với người Lào. Họ nói tiếng Lào, ăn mặc kiểu Lào và cưới hỏi, lập gia đình với người Lào.
Người Trung Quốc đến Lào trong những đợt gần đây thì giữ cách biệt, không hòa nhập với dân chúng địa phương. Họ sống biệt lập với người Lào - người Trung Quốc sống với người Trung Quốc - và cũng không muốn hay cố gắng hòa nhập, và nhiều khi họ cũng không nói được tiếng Lào. Và dĩ nhiên là những điều này càng làm tăng sự nghi kỵ của người Lào đối với những người mới đến này.
Từ những điều tai nghe mắt thấy tại nghe, Arnaud Dubus cho biết chi tiết như sau về sự hiện diện ngày càng đáng kể của Trung Quốc tại Lào :
Arnaud Dubus : Đây là một hiện tượng diễn ra trên nhiều cấp độ : Trước tiên ở cấp cá nhân. Người Trung Quốc nhận được từ chính quyền địa phương của họ ở miền Nam Trung Quốc một loại tiền thưởng gọi là tiền phụ cấp đi xa, nếu ra nước ngoài thì có thể lên đến 80.000 euro cho mỗi người.
Nếu họ nhận tiền thưởng này, họ không được quyền quay về Trung Quốc trước một thời hạn được quy định là nhiều năm. Nhiệm vụ của họ là phải trở thành các nhà thầu thành công ở miền Bắc Lào.
Nhiều người Trung Quốc thuộc diện này đã đến thuê đất của người Lào trong các tỉnh phía bắc, trồng trọt, nuôi tôm cá. Họ đôi khi bán sản phẩm của họ trên thị trường tại chỗ, nhưng đối với những công trình khai thác nông nghiệp lớn như là những đồn điền trồng chuối, trồng bắp ngô và cao su, sản phẩm đều được xuất về Trung Quốc.
Trong khu vực này cũng có nhiều công ty nhỏ của người Trung Quốc, những tiệm làm và bán bánh mì, cửa hiệu, khách sạn, nhằm phục vụ số khách du lịch rất đông người Trung Quốc.
Song song với các cá nhân nói trên, thì những đại công ty cũng hiện diện ở Lào, ví dụ như khu khách sạn 5 sao lớn nhất đang được xây dựng ở cố đô Luang Prabang, thuộc quyền sở hữu của một tập đoàn Trung Quốc.
RFI : Anh cũng đã đến viếng những vùng do người Trung Quốc kiểm soát và có đặt các sòng bạc casino ?
Arnaud Dubus : Đúng vậy, tôi đã đến hai vùng mà chính phủ Lào đã nhượng cho những tập đoàn Trung Quốc trong thời hạn 99 năm và là những nơi có các sòng bạc.
Vùng đầu tiên là Boten, thuộc tỉnh Luang Namtha. Nơi đây từng có sòng bạc casino, khách sạn hạng sạng và một trung tâm thương mại bán sản phẩm miễn thuế, tất cả đều được mở vào năm 2003.
Tuy nhiên, các hành vi phạm pháp tại nơi này - những người tại chỗ nói đến các vụ ám sát, người bị mất tích - đã bùng lên đến mức chính quyền tỉnh Vân Nam đã phải cho đóng cửa khu Boten vào năm 2011, và chỉ cho mở lại cách đây 8 tháng mà thôi.
Thế nhưng Boten vẫn giống như một thành phố ma, với một nửa bị bỏ trống, những ngôi nhà, xe hơi sang trọng bỏ hoang.
Sòng bạc thứ nhì ở tỉnh Bokéo, không xa biên giới Thái Lan. Nơi đây cũng ở trên đất Lào, nhưng tất cả là do người Trung Quốc kiểm soát. Đồng hồ thì cũng theo giờ Bắc Kinh, ngôn ngữ duy nhất được sử dụng là tiếng Hoa và tiền được dùng là đồng yuan.
Các làng người Lào nằm trong các khu vực này đã bị chính phủ Lào cho dời đi nơi khác. Tôi đã đến một số làng này và người dân đã tỏ thái độ rất bất bình về chỗ ở mới của họ do các tập đoàn Trung Quốc xây dựng. Sau một hai năm thì trần nhà, ngay cả mái nhà, bị sụp.
Những người bị di dời mất đi phương tiện kiếm sống chẳng hạn như ruộng đồng của họ, và cho dù họ được bồi thường, nhưng cách sống đã thay đổi, và cuộc sống đã trở nên rất khó khăn.
RFI : Như vậy thì người dân trong vùng có oán ghét người Trung Quốc hay không ?
Arnaud Dubus : Có chứ ! Người ta thấy rất rõ. Một cách rất tự nhiên, hầu như tất cả người Lào mà tôi gặp được trong vùng đều nói về sự thâm nhập kinh tế của Trung Quốc, và nhiều khi với nhận định rất tiêu cực.
Một ví dụ cụ thể : Một cô thư ký của chính quyền địa phương Luang Prabang đã đưa lên Facebook vào tháng 7 vừa qua một tài liệu chính thức cho thấy là chính quyền địa phương này có dự án nhượng thác nước ở Kuang-Si cho một tập đoàn Trung Quốc. Thác nước này, cách Luang Prabang độ nửa tiếng đồng hồ nếu đi bằng xe hơi, là một trong những thắng cảnh tự nhiên của vùng. Hàng chục ngàn người Lào đã phản đối trên mạng internet, họ đã buộc được chính quyền địa phương đình hoãn dự án.
Nói chung, chính phủ Lào đề cập đến đầu tư Trung Quốc thường dưới góc độ tích cực, trong khuôn khổ tình hữu nghị bền vững giữa Trung Quốc và Lào. Nhưng đôi khi chính phủ Lào cũng nhận thấy là họ đã đi quá xa và buộc phải điều chỉnh lại.
RFI :Việt Nam cũng có một sự hiện diện kinh tế mạnh mẽ ở Lào, và còn lâu đời hơn nữa. Có thể so sánh như thế nào sự hiện diện này với Trung Quốc ?
Arnaud Dubus : Đúng như vừa nói, sự hiện diện kinh tế của Việt Nam tại Lào lâu đời hơn nhiều, phải nói là từ nhiều thế hệ. Sự hiện diện này tập trung ở phía Nam nhiều hơn, trong vùng Savannakhet.
Cái khác biệt lớn là người Lào ít nhìn người Việt Nam như một mối đe dọa kinh tế đối với họ Và điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân : Trước tiên là người Việt Nam thường làm những nghề cá thể, như mở tiệm uốn tóc, chăm sóc sắc đẹp, hành nghề thủ công, hay bán hàng rong. Và nhất là người Việt Nam khéo nhịn, không phô trương, hòa nhập với người Lào. Họ nói tiếng Lào, ăn mặc kiểu Lào và cưới hỏi, lập gia đình với người Lào.
Người Trung Quốc đến Lào trong những đợt gần đây thì giữ cách biệt, không hòa nhập với dân chúng địa phương. Họ sống biệt lập với người Lào - người Trung Quốc sống với người Trung Quốc - và cũng không muốn hay cố gắng hòa nhập, và nhiều khi họ cũng không nói được tiếng Lào. Và dĩ nhiên là những điều này càng làm tăng sự nghi kỵ của người Lào đối với những người mới đến này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151007-trung-quoc-tai-lao-mot-su-hien-dien-khong-duoc-nguoi-dan-hoan-nghenh
Geen opmerkingen:
Een reactie posten