Cam Ranh - căn cứ quân sự lừng lẫy một thời
8 năm là căn cứ không quân "bất khả xâm phạm" của Mỹ, 24 năm là căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài đã khiến Cam Ranh trở thành một trong những quân cảng nổi tiếng nhất thế giới.
Năm 1965, sau sự kiện vịnh Bắc Bộ, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho phép Mỹ sử dụng Cam Ranh (Khánh Hòa) làm căn cứ quân sự. Ảnh: Peter A. Bird.
|
Trong khoảng 8 năm đóng quân ở đây, Mỹ đã chi hàng trăm triệu USD để xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự và hậu cần "bất khả xâm phạm" cho lực lượng Hải - Lục - Không quân. Căn cứ này cũng chính là bàn đạp để Mỹ đánh phá miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Jeri Sisco
|
Nơi đây có nhiều kho nhiên liệu, kho đạn, xưởng đại tu xe tăng, hệ thống radar hiện đại, hệ thống thông tin liên lạc qua Thái Lan, Philippines bằng cáp ngầm xuyên biển. Ảnh: Don Griffin
|
Cam Ranh còn có kho chứa máy bay trong lòng núi, đường băng dài để phục vụ máy bay quân sự cỡ lớn như máy bay ném bom chiến lược B-52. Có những lúc, tần suất hạ cánh và cất cánh ở sân bay Cam Ranh được xếp vào hàng cao nhất thế giới. Ảnh: Dunlin.
|
Máy bay cường kích hạng nặng Lockheed AC-130A ở Cam Ranh tháng 3/1969.
|
Một góc doanh trại quân đội ở quân cảng Cam Ranh năm 1969.
|
Đại bản doanh của lính Mỹ tại căn cứ quân sự này.
|
Đây là nơi ở của hàng chục nghìn binh lính Mỹ, trong đó đông nhất là Lục quân và Không quân.
|
Trong căn cứ quân sự này còn có câu lạc bộ dành cho lính không quân.
|
Năm 1966, Tổng thống Mỹ Johnson đã tới thăm Cam Ranh và đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ khi tới Việt Nam.
|
Để bổ sung binh lính và trang thiết bị cho căn cứ quân sự Cam Ranh, Mỹ đã điều nhiều chuyến tàu vận tải tới đây. Trong ảnh là chuyến tàu chở lính của Sư đoàn Không vận 101 tới Cam Ranh. Ảnh: Bettmann
|
Theo một số tài liệu, mỗi tháng trung bình có khoảng 40 chuyến tàu cập cảng Cam Ranh. Căn cứ này tiêu thụ mỗi tháng hơn 3 triệu lít xăng dầu, gần 30.000 lít sữa, 26.000 kW điện...
|
Dù căn cứ không quân Cam Ranh được Mỹ tự hào là hiện đại, an toàn nhưng từng bị bộ đội đặc công tinh nhuệ của Việt Nam đột kích, đốt cháy máy bay C130 và cho nổ kho bom. Năm 1972, Mỹ bàn giao căn cứ này cho quân đội Sài Gòn. Hơn 38 năm sau, tháng 8/2011, tàu USNS Richard E. Byrd đã trở thành tàu đầu tiên của Hải quân Mỹ trở lại quân cảng Cam Ranh.
|
* Xem tiếp: Cam Ranh - 24 năm làm căn cứ quân sự của Liên Xô |
Tiến Thưởng
Thứ sáu, 3/1/2014 10:13 GMT+7
Cam Ranh - 24 năm làm căn cứ quân sự của Liên Xô
Năm 1979 - 2002, Cam Ranh được Liên Xô (và sau này là Nga) thuê làm căn cứ quân sự của Hải đoàn tác chiến cơ động số 17 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.
Cuối năm 1978, Liên Xô đã ký thỏa thuận với Việt Nam về việc xây dựng và cùng khai thác Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật tại Cam Ranh. Theo đó, quân cảng này là nơi tiếp nhận tàu chiến, tàu ngầm, tàu hộ tống cùng nhiều máy bay trinh sát, vận tải và máy bay mang tên lửa của Hải đoàn tác chiến cơ động số 17 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.
|
Tháng 5/1979, các tàu chiến Liên Xô bắt đầu đi vào hải phận Cam Ranh. Tuy nhiên, hạ tầng ở khu vực này đã bị phá hủy sau khi quân đội Mỹ rút đi. Trong ảnh là tàu căn cứ nổi "Ivan Vakhrameev" đề án 1886 tại Cam Ranh đầu những năm 1980.
|
Tháng 12/1979, Đô đốc S.G.Gorshkov - Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô đã đến Hà Nội để đặt quan hệ công tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam. Sau đó, ông đã dành một ngày thăm căn cứ Cam Ranh.
|
Tháng 4/1980, phân đội đầu tiên của Hạm đội Thái Bình Dương gồm 54 người đến đây và 4 tháng sau được bổ sung 24 người thuộc bộ phận thông tin liên lạc. Trong ảnh là khu trục hạm thuộc đề án 956 trong vịnh Cam Ranh năm 1982.
|
Cầu tàu quân cảng Cam Ranh nhìn từ trên boong tàu "Vasili Chapaev".
|
Cam Ranh lúc nào cũng tấp nập tàu ngầm, tàu căn cứ, tàu công binh...
|
Tuần dương hạm tên lửa đề án 1134 "Vlapostok" đón và hộ tống tàu ngầm tiến vào căn cứ Cam Ranh.
|
Tàu ngầm diezel B-427 "Scorpion" thuộc biên chế sư đoàn tàu ngầm số 38-binh đoàn 17 trú đóng tại Cam Ranh
|
Do có khả năng cung cấp những dự trữ cần thiết cho các chiến hạm và tàu hộ tống đang làm nhiệm vụ tại biển Đông nên Cam Ranh đã trở thành căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, căn cứ duy nhất bên bờ Biển Đông, nơi cách cảng gần nhất của Nga 2.500 hải lý.
|
Trạm đảm bảo kỹ thuật hậu cần (PMTO 922) về đêm. Hải đoàn 17 cùng với PMTO 922 đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch sử dụng sức mạnh của Hạm đội Thái Bình Dương nhằm giải quyết các nhiệm vụ chính trị và quân sự tại khu vực.
|
Dù còn 3 năm nữa mới hết hợp đồng thuê Cam Ranh nhưng năm 2001, Nga đã quyết định rút khỏi căn cứ quân sự này. Ngày 2/5/2002, hai bên ký biên bản tiếp nhận - bàn giao các hạng mục tại Cam Ranh. Ngày 3/5, chuyến bay vận tải quân sự IL-76 cuối cùng chở các chuyên gia và các quân nhân Nga về nước.
|
Ngày 4/5/2002 - ngày cuối cho sự hiện diện quân sự của Nga tại Việt Nam - các quân nhân, chuyên gia Nga rời PMTO 922 trên ôtô trong tiếng nhạc bài "Các sĩ quan". Còn các chiến sĩ Vùng 4 Hải quân Việt Nam đứng nghiêm trên cầu cảng để tiễn những người bạn Nga. Trên boong "Sakhalin-09", Chuẩn đô đốc Eryomin, chỉ huy trưởng cuối cùng của căn cứ giơ tay chào những người đồng đội Hải quân Việt Nam.
|
Tiến Thưởng
Geen opmerkingen:
Een reactie posten