« Chiến tranh lạnh » Nhật-Trung tại châu Phi
Cũng về châu Á, bài phân tích của Le Figaro « Nhật Bản tấn công vào cuộc xâm lấn châu Phi của Trung Quốc » nhận xét, Tokyo muốn quay lại trên trường quốc tế trên lãnh vực kinh tế và cả về ngoại giao, cũng như cam kết dấn thân trong vấn đề an ninh.
Là một lục địa bị lãng quên sau cuộc chiến tranh lạnh, nay Phi châu với tỉ lệ tăng trưởng hứa hẹn lại gợi lên một cái nhìn mới trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang thiếu sinh khí. Châu Phi một lần nữa lại trở thành nơi đối địch giữa các nước lớn, đôi khi nằm rất ra lục địa này. Nếu ngày nay Matxcơva và Washington không còn tranh giành tình bằng hữu của « những người anh em châu Phi », thì đã có Trung Quốc và Nhật Bản thay chân. Chuyến viếng thăm lục địa đen của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vừa làm nổi bật sự kình địch này.
Gần một thập kỷ qua, mới có một Thủ tướng Nhật công du châu Phi từ miền đông, miền tây sang miền nam. Côte d’Ivoire, Ethiopia, Mozambic : ông Abe đã chu đáo thăm ba nước này để chuyển giao thông điệp : châu Phi là « biên giới mới của ngoại giao Nhật Bản ». Thế là ngoài hàng ngàn kilomet đường ranh trên biển, Tokyo đã quyết định thách thức kình địch Bắc Kinh. Hồi tháng Sáu, Nhật đã đón tiếp khoảng bốn chục lãnh đạo châu Phi, hứa hẹn viện trợ 14 tỉ đô la trong năm năm và tái thúc đẩy thương mại. Trước mắt, số viện trợ này chỉ bằng 1/5 so với số tiền Trung Quốc đổ vào châu Phi.
Ngay hôm sau chuyến thăm của ông Abe, đại sứ Trung Quốc tại Liên hiệp châu Phi lập tức lên án Tokyo ngáng bươc, nhằm phá hoại chính sách ngoại giao của Bắc Kinh ở lục địa này – những từ ngữ theo Le Figaro là sặc mùi chiến tranh lạnh. Nhà ngoại giao này còn hăng hái cảnh báo châu Phi về « sự hồi sinh của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản », minh họa thêm bằng những hình ảnh các nạn nhân Trung Quốc bị lính Nhật tra tấn thời Đệ nhị Thế chiến.
Cười nửa miệng, một phát ngôn viên của ông Shinzo Abe tuyên bố, Nhật không thể tặng những ngôi nhà xinh đẹp hay dinh thự hoành tráng cho châu Phi – ám chỉ trụ sở Liên hiệp châu Phi mới toanh được Bắc Kinh xây tặng, và mỉa mai thay, cũng là nơi ông Abe đọc diễn văn. Ngược lại, Nhật Bản muốn gắn bó với sự phát triển nhân bản của lục địa. Như vậy Tokyo đã nhắc lại những chỉ trích của những người trước đây về một Trung Quốc thực dân mới, đến châu Phi để vơ vét tài nguyên, nuôi dưỡng nạn tham nhũng.
Nhật Bản bị ám ảnh bởi cái bóng ngày càng lớn của Trung Quốc, đe dọa đến vị thế của mình. Sự quay lại châu Phi, cũng như những cam kết mạnh mẽ với châu Á -Thái Bình Dương về mặt an ninh nhằm củng cố tư thế đại cường, theo Le Figaro, nếu chưa hẳn là tin lành cho châu Á thì lại là cơ hội đối với châu Phi.
Tham vọng của Đông Phong khi góp vốn vào Peugeot
Sự kiện tập đoàn Trung Quốc Đông Phong (Dongfeng) nắm một phần vốn của tập đoàn xe hơi Pháp PSA Peugeot Citroën được tất cả các nhật báo lớn xuất bản tại Paris quan tâm. Theo tờ báo công giáo La Croix, thì đây là « Một bước ngoặt trong lịch sử công nghiệp ». Le Monde chú ý đến khía cạnh « Nhà nước Pháp góp vốn cùng với Đông Phong ». Nhật báo kinh tế Les Echos đặt câu hỏi : « Vì sao Peugeot đi tìm cứu rỗi tại Trung Quốc ? », Le Figaro phân tích « PSA, mộng và thực », còn nhật báo cộng sản L’Humanité báo động « Một con cọp Trung Quốc trong động cơ của sư tử Peugeot ».
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140121-nha-dien-anh-ly-minh-dot-tu-trong-don-cong-an-trung-quoc
Geen opmerkingen:
Een reactie posten