Bước ngoặt chính sách của Tổng thống Pháp và mô hình Bắc Âu
Tổng thống François Hollande phát biểu trong một cuộc gặp với đảng Xã hội - Dân chủ Đức
Reuters
Ngày 14/01/2014, trong cuộc họp báo kéo dài gần ba tiếng đồng hồ, trước gần 500 phóng viên trong và ngoài nước, Tổng thống Pháp François Hollande đã nhấn mạnh đến sự thành công của các quốc gia Bắc Âu và khẳng định nỗ lực thay đổi nước Pháp theo hướng xã hội-dân chủ. Bước ngoặt trong chính sách của ông Hollande gây bối rối trong hàng ngũ đối lập và ngay cả trong đảng của Tổng thống.
Cuộc họp báo thứ ba của ông François Hollande kể từ khi nhậm chức đầu năm 2012, được đánh giá là một bước ngoặt rất quan trọng trong chính sách của người đứng đầu nước Pháp. Trong cuộc họp báo nói trên, Tổng thống Pháp nhấn mạnh : « Tôi cho rằng chúng ta vừa có thể, một mặt hạn chế được nhiều chi phí, mặt khác bảo tồn được mô hình xã hội của chúng ta. Ở đây tôi đặc biệt nghĩ đến các quốc gia Bắc Âu ». Theo Tổng thống Hollande, các nước Bắc Âu « đã vượt qua được các khó khăn, trở nên năng động và đoàn kết hơn ».
Một bộ phận lớn giới chủ doanh nghiệp tỏ ra hy vọng ở sự thay đổi chính sách hướng theo mô hình kinh tế-xã hội mang mầu sắc Bắc Âu của Tổng thống đảng Xã hội, trong lúc nhiều thành phần thuộc cánh tả thì ngờ vực. Bước ngoặt trong chính sách kinh tế-xã hội của ông Hollande được giới quan sát nhìn nhận đã gây bối rối trong hàng ngũ đối lập và ngay cả đảng của Tổng thống. « Cú poker của François Hollande. Thỏa ước trách nhiệm mà Tổng thống trình bày ngày thứ Ba, gây rối loạn trong cánh hữu và kể cả cánh tả » là tít và hàng tựa chính của báo Le Monde, ngày thứ Sáu 17/01, về chủ đề này.
Cánh hữu đối lập bị phân rẽ trước hai khả năng : Một là chuyển sang quan điểm « đối lập mang tính xây dựng » và hai là tiếp tục chủ trương đối lập triệt để, « phản bác không khoan nhượng » mọi thay đổi trong chính sách của Tổng thống. Về phía cánh tả, một nghị sĩ cho biết « Phủ tổng thống Pháp đang xem xét làm thế nào (…) có thể bù lại số lượng những người thuộc cánh tả chiếm đa số, nhưng sẽ không ủng hộ chính sách của Tổng thống, bằng các phiếu bầu của cánh trung ».
Sự chuyển đổi sang mô hình xã hội - dân chủ của Tổng thống Pháp không phải chỉ bắt đầu từ cuộc họp báo đầu tuần này. Le Monde dẫn lời François Hollande, trao đổi với một số phóng viên sau cuộc họp báo chính thức : « Quá trình xây dựng theo mẫu hình xã hội-dân chủ đã diễn ra từ 18 tháng nay. Chúng tôi đang kiến tạo một tinh thần thỏa hiệp xã hội – dân chủ theo kiểu Pháp ».
Mô hình Bắc Âu sửa đổi được giới doanh nhân ca ngợi
Mô hình Bắc Âu vốn được coi là đã phối hợp ở mức tối ưu các ưu điểm của nền kinh tế thị trường và nhà nước phúc lợi xã hội. Hệ thống giáo dục khuyến khích các trường tư được giới kinh tế theo chủ nghĩa tự do trên khắp thế giới ca ngợi, kể cả cánh hữu Anh Quốc. Đầu năm 2013, tạp chí Anh The Economist, theo xu hướng tự do, ca ngợi hết lời các nước Bắc Âu là « mô hình mẫu mực của tương lai sắp tới », giúp cho việc cải cách lĩnh vực công khiến Nhà nước trở nên hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nhiều thành phần trong xã hội Pháp nhìn nhận chủ trương thay đổi theo hướng xã hội – dân chủ Bắc Âu với con mắt lo ngại. Tại chính mảnh đất mà mẫu hình được coi là thành công này, ngay cả nhiều người Thụy Điển cũng ghi nhận một số biểu hiện suy yếu trong lĩnh vực dịch vụ công (ví dụ, trong y tế thời gian chờ đợi vào bệnh viện kéo dài hơn…), bất bình đẳng nhiều hơn trong việc làm khiến căng thẳng gia tăng tại một số vùng ngoại ô, hay sự xuống cấp của hệ thống đường sắt… Theo một số nhà quan sát, để cứu vãn mô hình này, trong thời gian gần đây Thụy Điển đã phải bỏ đi nhiều trợ giá cho việc làm hay cho nhà ở, cải cách triệt để hệ thống hưu bổng và giảm chi phí cho y tế. Kể từ năm 2006, chính phủ bảo thủ của Thủ tướng Fredrik Reinfeldt đã tiến hành nhiều cải cách tự do hóa, giảm bớt chi phí cho giới doanh nhân và đặt ra các điều kiện ngặt nghèo hơn đối với những người muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp hay muốn nhận được bồi hoàn do nghỉ ốm…
Cội rễ mô hình « xã hội-dân chủ » : Đoạn tuyệt với chủ nghĩa Mác
Mô hình « xã hội – dân chủ Bắc Âu » rất được ca ngợi, dù đã phải có nhiều điều chỉnh lớn trong thời gian gần đây, xuất phát từ đâu ?
Nhiều chuyên gia nhất trí đây là một mô hình bắt nguồn từ truyền thống cánh tả xã hội chủ nghĩa Châu Âu ngay từ cuối thế kỷ XIX. Theo ông Jon Elster, một nhà nghiên cứu về lịch sử tư tưởng chính trị người Na Uy, tư tưởng xã hội – dân chủ được khẳng định rõ ràng với tác phẩm của tư tưởng gia và chính trị gia Đức Eduard Bernstein : « Các định đề của chủ nghĩa xã hội và những nhiệm vụ của nền xã hội-dân chủ » (Die Voraussetzungen des Sozialismus und die Aufgaben der Sozialdemokratie) (1899). Trong tác phẩm này, người cộng sự cũ của Engels đã chỉ trích chủ nghĩa Mác - học thuyết vốn được coi là nền tảng tư tưởng của cánh tả Châu Âu. Theo lý thuyết gia của chủ nghĩa xã hội Đức, cách mạng cộng sản là con đường không bắt buộc phải đi qua, hơn nữa đây là con đường phi đạo lý, vì nó được thực hiện bằng bạo lực.
Thoạt tiên, mẫu hình xã hội dân chủ bị phản đối mạnh mẽ trong cánh tả Đức. Nhưng trong giai đoạn đại khủng hoảng hoảng kinh tế những năm 1930, mẫu hình « quản lý chủ nghĩa tư bản » thay vì « tiêu diệt chủ nghĩa tư bản » đã bất đầu dần dần được chấp nhận tại một số quốc gia Châu Âu. Bị Thế chiến Hai làm đứt quãng, mô hình này sau đó đặc biệt phát triển trong những năm 1960 tại Đức, Áo và năm nước Bắc Âu (Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan và Island), được gọi chung là « mô hình Bắc Âu ».
Bộ ba nghiệp đoàn – giới chủ - chính quyền
Mô hình Bắc Âu có nhiều đặc điểm, nhưng một trong các ý tưởng chủ đạo của mẫu hình xã hội dân chủ là sự hợp tác ở cấp độ quốc gia, giữa các nghiệp đoàn, các tổ chức của giới chủ và chính quyền. Về khả năng hợp tác theo mô hình ba bên - chính quyền, nghiệp đoàn và giới chủ doanh nghiệp - tại Pháp, với thay đổi mới đây trong chính sách của Tổng thống Hollande, nhà báo RFI Dominique Baillard cho biết :
« Có một điểm chung giữa Thụy Điển và Phần Lan về bối cảnh của sự chuyển đổi này. Tiếp theo những lần bị hạ điểm nặng nề về triển vọng tín dụng trong những năm 1990, hai quốc gia này đã buộc phải hành động. Điều này là tương tự với Pháp trong năm 2013, với hai lần bị các công ty thẩm định tài chính hạ điểm. Tổng thống Holland, cũng giống như các đồng nhiệm Bắc Âu, hành động để giải quyết vấn đề việc làm, thế nhưng ông làm việc này trong bối cảnh phải chịu các áp lực từ bên ngoài, từ giới thẩm định tài chính và từ Bruxelles.
Xét về mặt phương pháp, Pháp khó mà học tập được từ mô hình Bắc Âu trong hai lĩnh vực chủ yếu : cải cách Nhà nước trên quy mô lớn và mang lại sức sống cho các doanh nghiệp nhờ ở một đồng thuận quốc gia.Liệu các nghiệp đoàn và giới chủ doanh nghiệp Pháp có thể có được khả năng tương tự để phối hợp với nhau ? Đây là điều mà chúng ta quan sát tiếp trong những tháng tới, khi mà nhiều cuộc đàm phán sẽ được mở ra để hiện thực hóa chủ trương thay đổi mà Tổng thống đã đưa ra. »
Bên cạnh khả năng Nhà nước giảm bớt khoảng 30 tỷ euro đóng góp cho doanh nghiệp, đổi lại doanh nghiệp phải có trách nhiệm tích cực tạo ra công ăn việc làm, một trong các thương thuyết lớn giữa Medef - hiệp hội của giới chủ - và các nghiệp đoàn liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp. Thương thuyết diễn ra trong bối cảnh quỹ bảo hiểm thất nghiệp do Unedic quản lý, với 2,3 triệu người nhận bảo hiểm, hiện tại bị thâm hụt 18 tỷ euro, sau 5 năm khủng hoảng và có thể tiếp tục hụt thêm 4,3 tỷ trong năm nay.
Thương thuyết hứa hẹn sẽ rất căng thẳng, vì về nguyên tắc, theo các nghiệp đoàn, cũng như theo quan điểm của Tổng thống Pháp, các thay đổi sắp tới không thể đi đến chỗ giảm bớt quyền của người thất nghiệp, khi tỷ lệ thất nghiệp đang cao (xem thêm « Bảo hiểm thất nghiệp : ba chủ đề chính của một cuộc thương thuyết nhạy cảm », báo Le Monde 17/01/2014 hay hồ sơ « Hỗ trợ thất nghiệp : những ý tưởng sốc của các xếp lớn », báo Les Echos 17-18/01/2014…). Các đàm phán bắt đầu từ ngày thứ Sáu 17/01 và sẽ kéo dài trong suốt tháng 3/2014.
Các tin bài liên quan
Hollande: Kích cung thay vì kích cầu để cải tổ kinh tế Pháp
Tổng thống Pháp lo việc nước trước chuyện nhà
Pháp : Bê bối tình ái gây nhiễu cuộc họp báo của Tổng thống
Tổng thống Pháp đề nghị một "thỏa ước trách nhiệm" với doanh nghiệp
Một bộ phận lớn giới chủ doanh nghiệp tỏ ra hy vọng ở sự thay đổi chính sách hướng theo mô hình kinh tế-xã hội mang mầu sắc Bắc Âu của Tổng thống đảng Xã hội, trong lúc nhiều thành phần thuộc cánh tả thì ngờ vực. Bước ngoặt trong chính sách kinh tế-xã hội của ông Hollande được giới quan sát nhìn nhận đã gây bối rối trong hàng ngũ đối lập và ngay cả đảng của Tổng thống. « Cú poker của François Hollande. Thỏa ước trách nhiệm mà Tổng thống trình bày ngày thứ Ba, gây rối loạn trong cánh hữu và kể cả cánh tả » là tít và hàng tựa chính của báo Le Monde, ngày thứ Sáu 17/01, về chủ đề này.
Cánh hữu đối lập bị phân rẽ trước hai khả năng : Một là chuyển sang quan điểm « đối lập mang tính xây dựng » và hai là tiếp tục chủ trương đối lập triệt để, « phản bác không khoan nhượng » mọi thay đổi trong chính sách của Tổng thống. Về phía cánh tả, một nghị sĩ cho biết « Phủ tổng thống Pháp đang xem xét làm thế nào (…) có thể bù lại số lượng những người thuộc cánh tả chiếm đa số, nhưng sẽ không ủng hộ chính sách của Tổng thống, bằng các phiếu bầu của cánh trung ».
Sự chuyển đổi sang mô hình xã hội - dân chủ của Tổng thống Pháp không phải chỉ bắt đầu từ cuộc họp báo đầu tuần này. Le Monde dẫn lời François Hollande, trao đổi với một số phóng viên sau cuộc họp báo chính thức : « Quá trình xây dựng theo mẫu hình xã hội-dân chủ đã diễn ra từ 18 tháng nay. Chúng tôi đang kiến tạo một tinh thần thỏa hiệp xã hội – dân chủ theo kiểu Pháp ».
Mô hình Bắc Âu sửa đổi được giới doanh nhân ca ngợi
Mô hình Bắc Âu vốn được coi là đã phối hợp ở mức tối ưu các ưu điểm của nền kinh tế thị trường và nhà nước phúc lợi xã hội. Hệ thống giáo dục khuyến khích các trường tư được giới kinh tế theo chủ nghĩa tự do trên khắp thế giới ca ngợi, kể cả cánh hữu Anh Quốc. Đầu năm 2013, tạp chí Anh The Economist, theo xu hướng tự do, ca ngợi hết lời các nước Bắc Âu là « mô hình mẫu mực của tương lai sắp tới », giúp cho việc cải cách lĩnh vực công khiến Nhà nước trở nên hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nhiều thành phần trong xã hội Pháp nhìn nhận chủ trương thay đổi theo hướng xã hội – dân chủ Bắc Âu với con mắt lo ngại. Tại chính mảnh đất mà mẫu hình được coi là thành công này, ngay cả nhiều người Thụy Điển cũng ghi nhận một số biểu hiện suy yếu trong lĩnh vực dịch vụ công (ví dụ, trong y tế thời gian chờ đợi vào bệnh viện kéo dài hơn…), bất bình đẳng nhiều hơn trong việc làm khiến căng thẳng gia tăng tại một số vùng ngoại ô, hay sự xuống cấp của hệ thống đường sắt… Theo một số nhà quan sát, để cứu vãn mô hình này, trong thời gian gần đây Thụy Điển đã phải bỏ đi nhiều trợ giá cho việc làm hay cho nhà ở, cải cách triệt để hệ thống hưu bổng và giảm chi phí cho y tế. Kể từ năm 2006, chính phủ bảo thủ của Thủ tướng Fredrik Reinfeldt đã tiến hành nhiều cải cách tự do hóa, giảm bớt chi phí cho giới doanh nhân và đặt ra các điều kiện ngặt nghèo hơn đối với những người muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp hay muốn nhận được bồi hoàn do nghỉ ốm…
Cội rễ mô hình « xã hội-dân chủ » : Đoạn tuyệt với chủ nghĩa Mác
Mô hình « xã hội – dân chủ Bắc Âu » rất được ca ngợi, dù đã phải có nhiều điều chỉnh lớn trong thời gian gần đây, xuất phát từ đâu ?
Nhiều chuyên gia nhất trí đây là một mô hình bắt nguồn từ truyền thống cánh tả xã hội chủ nghĩa Châu Âu ngay từ cuối thế kỷ XIX. Theo ông Jon Elster, một nhà nghiên cứu về lịch sử tư tưởng chính trị người Na Uy, tư tưởng xã hội – dân chủ được khẳng định rõ ràng với tác phẩm của tư tưởng gia và chính trị gia Đức Eduard Bernstein : « Các định đề của chủ nghĩa xã hội và những nhiệm vụ của nền xã hội-dân chủ » (Die Voraussetzungen des Sozialismus und die Aufgaben der Sozialdemokratie) (1899). Trong tác phẩm này, người cộng sự cũ của Engels đã chỉ trích chủ nghĩa Mác - học thuyết vốn được coi là nền tảng tư tưởng của cánh tả Châu Âu. Theo lý thuyết gia của chủ nghĩa xã hội Đức, cách mạng cộng sản là con đường không bắt buộc phải đi qua, hơn nữa đây là con đường phi đạo lý, vì nó được thực hiện bằng bạo lực.
Thoạt tiên, mẫu hình xã hội dân chủ bị phản đối mạnh mẽ trong cánh tả Đức. Nhưng trong giai đoạn đại khủng hoảng hoảng kinh tế những năm 1930, mẫu hình « quản lý chủ nghĩa tư bản » thay vì « tiêu diệt chủ nghĩa tư bản » đã bất đầu dần dần được chấp nhận tại một số quốc gia Châu Âu. Bị Thế chiến Hai làm đứt quãng, mô hình này sau đó đặc biệt phát triển trong những năm 1960 tại Đức, Áo và năm nước Bắc Âu (Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan và Island), được gọi chung là « mô hình Bắc Âu ».
Bộ ba nghiệp đoàn – giới chủ - chính quyền
Mô hình Bắc Âu có nhiều đặc điểm, nhưng một trong các ý tưởng chủ đạo của mẫu hình xã hội dân chủ là sự hợp tác ở cấp độ quốc gia, giữa các nghiệp đoàn, các tổ chức của giới chủ và chính quyền. Về khả năng hợp tác theo mô hình ba bên - chính quyền, nghiệp đoàn và giới chủ doanh nghiệp - tại Pháp, với thay đổi mới đây trong chính sách của Tổng thống Hollande, nhà báo RFI Dominique Baillard cho biết :
« Có một điểm chung giữa Thụy Điển và Phần Lan về bối cảnh của sự chuyển đổi này. Tiếp theo những lần bị hạ điểm nặng nề về triển vọng tín dụng trong những năm 1990, hai quốc gia này đã buộc phải hành động. Điều này là tương tự với Pháp trong năm 2013, với hai lần bị các công ty thẩm định tài chính hạ điểm. Tổng thống Holland, cũng giống như các đồng nhiệm Bắc Âu, hành động để giải quyết vấn đề việc làm, thế nhưng ông làm việc này trong bối cảnh phải chịu các áp lực từ bên ngoài, từ giới thẩm định tài chính và từ Bruxelles.
Xét về mặt phương pháp, Pháp khó mà học tập được từ mô hình Bắc Âu trong hai lĩnh vực chủ yếu : cải cách Nhà nước trên quy mô lớn và mang lại sức sống cho các doanh nghiệp nhờ ở một đồng thuận quốc gia.Liệu các nghiệp đoàn và giới chủ doanh nghiệp Pháp có thể có được khả năng tương tự để phối hợp với nhau ? Đây là điều mà chúng ta quan sát tiếp trong những tháng tới, khi mà nhiều cuộc đàm phán sẽ được mở ra để hiện thực hóa chủ trương thay đổi mà Tổng thống đã đưa ra. »
Bên cạnh khả năng Nhà nước giảm bớt khoảng 30 tỷ euro đóng góp cho doanh nghiệp, đổi lại doanh nghiệp phải có trách nhiệm tích cực tạo ra công ăn việc làm, một trong các thương thuyết lớn giữa Medef - hiệp hội của giới chủ - và các nghiệp đoàn liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp. Thương thuyết diễn ra trong bối cảnh quỹ bảo hiểm thất nghiệp do Unedic quản lý, với 2,3 triệu người nhận bảo hiểm, hiện tại bị thâm hụt 18 tỷ euro, sau 5 năm khủng hoảng và có thể tiếp tục hụt thêm 4,3 tỷ trong năm nay.
Thương thuyết hứa hẹn sẽ rất căng thẳng, vì về nguyên tắc, theo các nghiệp đoàn, cũng như theo quan điểm của Tổng thống Pháp, các thay đổi sắp tới không thể đi đến chỗ giảm bớt quyền của người thất nghiệp, khi tỷ lệ thất nghiệp đang cao (xem thêm « Bảo hiểm thất nghiệp : ba chủ đề chính của một cuộc thương thuyết nhạy cảm », báo Le Monde 17/01/2014 hay hồ sơ « Hỗ trợ thất nghiệp : những ý tưởng sốc của các xếp lớn », báo Les Echos 17-18/01/2014…). Các đàm phán bắt đầu từ ngày thứ Sáu 17/01 và sẽ kéo dài trong suốt tháng 3/2014.
Các tin bài liên quan
Hollande: Kích cung thay vì kích cầu để cải tổ kinh tế Pháp
Tổng thống Pháp lo việc nước trước chuyện nhà
Pháp : Bê bối tình ái gây nhiễu cuộc họp báo của Tổng thống
Tổng thống Pháp đề nghị một "thỏa ước trách nhiệm" với doanh nghiệp
Geen opmerkingen:
Een reactie posten