woensdag 22 januari 2014

Giải quần vợt Úc mở rộng trong chảo lửa mùa hè

Chủ nhật 19 Tháng Giêng 2014
Giải Úc mở rộng trong chảo lửa mùa hè
Các tay vợt  từ trái trên xuống:  Camila Giorgi ( Ý), Maria Sharapova (Nga), Kei Nishikori (Nhật) và Alize Cornet (Pháp)  dùng túi đá để chống chọi với cái nóng hơn 40°C ở Melburn, ngày 16/1/2014.
Các tay vợt từ trái trên xuống: Camila Giorgi ( Ý), Maria Sharapova (Nga), Kei Nishikori (Nhật) và Alize Cornet (Pháp) dùng túi đá để chống chọi với cái nóng hơn 40°C ở Melburn, ngày 16/1/2014.
REUTERS/Bobby Yip/David Gray/Petar
Anh Vũ
Giữa mùa hè của nam bán cầu, thành phố Melburn của nước Úc đầu tuần này đã đón tiếp giải Grand Chelem đầu tiên mùa bóng năm 2014. Giải Úc mở rộng là cuộc so tài của những tay vợt hàng đầu trong làng quần vợt thế giới và lần này họ phải thi đấu trên những mặt sân dưới cái nóng như đổ lửa của Melburn.
Đã có 9 vận động viên bỏ cuộc. Tuy nhiên các tay vợt hàng đầu của thế giới khác vẫn tiếp tục cuộc đua dưới cái nóng kỷ lục của mùa hè nước Úc. Ngay từ ngày khai cuộc đầu tuần này, các tay vợt luôn phải thi đấu dưới nắng nóng có lúc lên tới trên 43° trong bóng râm khiến ban tổ chức phải tạm ngưng thi đấu.
Chúng ta cũng với thông tín viên Nguyễn Đình Khánh tại Sydney trở lại với một tuần nóng bỏng của sân đấu Úc mở rộng:
Nguyễn Đình Khánh-Sydney
 
18/01/2014
 
 

Cũng cần thêm đây không phải lần đầu tiên giải quần vợt trên đất Úc diễn ra dưới lò lửa của mùa hè nước Úc và đã có hai lần giải đấu phải gián đoạn giữa chừng vì thời tiết quá nóng. Đó là vào năm 1908, ban tổ chức phải cho ngừng thi đấu 5 ngày và 3 ngày ở giải năm 1959. Kỷ lục là năm 1993, nhiệt độ mặt sân đấu đã có lần lên tới 60°C khiến 3 nhân viên nhặt bóng và một giám biên ngất xỉu.
Người hâm mộ quần vợt còn nhớ lại vào năm 1976, hai tay vợt Rod Laver và Tony Roche gặp nhau ở trận bán kết dưới cái nóng 41° C và họ đã phải dùng đến mẹo cũ của thổ dân Úc giữ cho mát đầu bằng cách lót lá cải bắp dưới mũ. Hiệu quả là hai tay vợt đã chơi được 4 giờ trong chảo lửa.
Thi đấu trên đất Úc, các vận động viên đều phải chuẩn bị với điều kiện thất thường của lục địa này. Thí dụ như năm 1976, trước trận chung kết Úc mở rộng, chỉ trong vòng 5 phút, nhiệt độ đã hạ từ 40°C xuống 26°C.
Hội cổ động viên bóng đá ra đời từ cơn sốt đội tuyển U19
Tuần trước, trong giải đấu quốc tế bóng đá U19 tại thành phố Hồ Chí Minh, chắc hẳn nhiều người có nhớ lại hình ảnh, mặc dù thua tan tác cả ba trân đấu trước các khách mời đến từ nước ngoài, nhưng các cầu thủ U 19 vẫn được khá đông những cổ động viên nhiệt thành chiếm một góc khán đài với màu cờ sắc áo đỏ rực cổ vũ hết mình và đáng chú ý là cách cổ vũ của những cổ động viên không chỉ nhiệt tình hết mình mà còn tỏ ra rất có kỷ luật và chuyên nghiệp. Ít người biết được họ chính là thành viên của Hội cổ động viên, mới được hình thành ở thành phố Hồ Chí Minh từ những tình cảm đặc biệt dành cho lớp cầu thủ trẻ U 19, mới đây đã gây cơn sốt trong làng bóng đá Việt Nam.
Việt Nam là một đất nước cuồng nhiệt với bóng đá. Đã có những hội cổ động viên không chính thức đã được hình thành một cách tự phát với tên gọi fans Arsenal, MU, Barça, Real Madrid... hay của một vài câu lạc bộ trong nước.
Hội cổ động viên chuyên nghiệp cho bóng đá Việt Nam nói ở trên là tổ chức đấu tiên được hình thành một cách có bài bản với hy vọng sắp tới sẽ thành lập bộ máy điều hành hoạt động để được công nhận chính thức.
Mới chỉ ở mức độ tập hợp khoảng trên dưới 500 hội viên thông qua mạng xã hội Facebook, nhưng Hội đang có những định hướng và kết hoạch phát triển cụ thể. Người khởi xướng là ông Trần Hữu Nghĩa và anh Nguyễn Ngọc Thiên Ân, ở Sài Gòn, họ là những người mê bóng đá và vẫn còn tâm huyết với bóng đá nước nhà trong lúc mà bóng đá Việt Nam với bộ mặt ảm đạm trong những năm gần đây đang bị làm thất vọng người hâm mộ.
Trả lời phỏng vấn tạp chí Thể thao Chủ nhật, anh Nguyễn Ngọc Thiên Ân cho biết ý tưởng ra đời của Hội cổ động viên bóng đá Việt Nam như sau:
Nguyễn Ân -Sài Gòn
 
18/01/2014
 
 

 
 
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten