Tại sao máy bay thương mại không bay nhanh hơn ?
Toàn bộ phi hành đoàn được huấn luyện để ứng phó với các tình huống xấu - REUTERS
Công nghệ siêu âm không phải là mới mẻ, thế nhưng, cho đến nay, tốc độ các máy bay hàng không dân dụng vẫn không được cải thiện, thậm chí còn giảm đi. Tại sao lại như vậy ?
Câu trả lời trước tiên là vì lý do hiệu quả kinh tế. Cụ thể hơn là bay càng nhanh thì càng tốn nhiên liệu.
Theo giới chuyên gia, nếu máy bay tăng tốc độ thêm 10%, thì khối lượng nhiên liệu tiêu thụ sẽ tốn thêm 21%. Tăng tốc độ thêm 40% thì mức tiêu thụ kerozene sẽ tăng gấp đôi. Trong khi đó, tiền mua nhiên liệu chiếm tới 35% tổng chi phí cho một chuyến bay, tức là còn cao hơn cả mức chi cho nhân viên phục vụ chuyến bay, 30%.
Tuy vậy, việc các máy bay hàng không dân dụng giảm tốc độ cũng không chỉ do tiết kiệm nhiên liệu, mà còn do sự phát triển của các chuyên cơ tư nhân hoặc máy bay của các doanh nghiệp. Các máy bay này ngày càng hiện đại và được ưu tiên khi hạ cánh. Không những thế, theo thông lệ hàng không, máy bay hàng không dân dụng sẽ phải giảm tốc độ khi phía trước có các chuyên cơ, máy bay tư nhân. Chẳng lẽ đi chuyên cơ mà lại còn đến chậm hơn là đi máy bay của các hãng hàng không dân dụng ?
Ngoài ra, vì lý do thương mại và tạo uy tín, kể từ những năm 1980, các hãng hàng không thường thông báo thời gian bay lâu hơn nhiều phút so với thực tế. Điều này giúp cho hành khách có cảm giác là máy bay đến đúng giờ, hoặc rất phấn khởi khi thấy đến trước giờ theo dự kiến.
Về mặt kỹ thuật, các tập đoàn công nghiệp hàng không hoàn toàn đủ khả năng chế tạo các máy bay dân dụng đạt tốc độ xấp xỉ siêu âm. Tuy vậy, trừ quân đội, đơn đặt hàng loại máy bay này rất hiếm. Năm 1961, tập đoàn Convair của Mỹ đã tung ra loại máy bay thương mại đạt tốc độ Mach 0,91. Tốc độ Mach 1 tương đương với tốc độ âm thanh.
Máy bay Concorde đã từng là niềm tự hào của Pháp. Ở độ cao từ 16 đến 18 ngàn mét, Concorde đạt tốc độ Mach 2,02, tức là hơn hai lần tốc độ âm thanh. Các chuyến bay thương mại được bắt đầu từ năm 1976 và kết thúc vào năm 2003, sau một tai nạn kinh hoàng ở ngoại ô Paris. Do mức độ ngốn nhiên liệu khủng khiếp, máy bay Concorde không hề mang lại lợi nhuận. Trong suốt 27 năm khai thác thương mại máy bay siêu âm Concorde, nước Pháp đã chấp nhận bù lỗ, chỉ vì đó là niềm tự hào về trình độ công nghệ cao.
Vào cuối những năm 1960, Liên Xô cũ cũng có máy bay siêu âm Tupolev Tu-144, đạt tốc độ Mach 2,0 ở độ cao 20 000 m. Máy bay được đưa vào hoạt động từ tháng 12/1975. Hãng hàng không Nga Aeroflot đã rút bỏ loại máy bay này vào tháng 04/1999.
Cho dù giá nhiên liệu có thể hạ, nhưng rất ít hãng hàng không sẵn sàng ưu tiên tăng tốc độ, chấp nhận tốn thêm xăng dầu. Bên cạnh đó, các máy bay siêu âm không được phép bay qua các vùng có dân cư. Những chuyến bay siêu âm thường được dùng cho các tuyến bay qua đại dương, nối liền các khu đô thị giầu có miền duyên hải. Tiếng ồn khủng khiếp, xé không khí như một vụ nổ lớn, khi máy bay vượt qua bức tường âm thanh có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của những người ở dưới đất.
Theo giới chuyên gia, nếu máy bay tăng tốc độ thêm 10%, thì khối lượng nhiên liệu tiêu thụ sẽ tốn thêm 21%. Tăng tốc độ thêm 40% thì mức tiêu thụ kerozene sẽ tăng gấp đôi. Trong khi đó, tiền mua nhiên liệu chiếm tới 35% tổng chi phí cho một chuyến bay, tức là còn cao hơn cả mức chi cho nhân viên phục vụ chuyến bay, 30%.
Tuy vậy, việc các máy bay hàng không dân dụng giảm tốc độ cũng không chỉ do tiết kiệm nhiên liệu, mà còn do sự phát triển của các chuyên cơ tư nhân hoặc máy bay của các doanh nghiệp. Các máy bay này ngày càng hiện đại và được ưu tiên khi hạ cánh. Không những thế, theo thông lệ hàng không, máy bay hàng không dân dụng sẽ phải giảm tốc độ khi phía trước có các chuyên cơ, máy bay tư nhân. Chẳng lẽ đi chuyên cơ mà lại còn đến chậm hơn là đi máy bay của các hãng hàng không dân dụng ?
Ngoài ra, vì lý do thương mại và tạo uy tín, kể từ những năm 1980, các hãng hàng không thường thông báo thời gian bay lâu hơn nhiều phút so với thực tế. Điều này giúp cho hành khách có cảm giác là máy bay đến đúng giờ, hoặc rất phấn khởi khi thấy đến trước giờ theo dự kiến.
Về mặt kỹ thuật, các tập đoàn công nghiệp hàng không hoàn toàn đủ khả năng chế tạo các máy bay dân dụng đạt tốc độ xấp xỉ siêu âm. Tuy vậy, trừ quân đội, đơn đặt hàng loại máy bay này rất hiếm. Năm 1961, tập đoàn Convair của Mỹ đã tung ra loại máy bay thương mại đạt tốc độ Mach 0,91. Tốc độ Mach 1 tương đương với tốc độ âm thanh.
Máy bay Concorde đã từng là niềm tự hào của Pháp. Ở độ cao từ 16 đến 18 ngàn mét, Concorde đạt tốc độ Mach 2,02, tức là hơn hai lần tốc độ âm thanh. Các chuyến bay thương mại được bắt đầu từ năm 1976 và kết thúc vào năm 2003, sau một tai nạn kinh hoàng ở ngoại ô Paris. Do mức độ ngốn nhiên liệu khủng khiếp, máy bay Concorde không hề mang lại lợi nhuận. Trong suốt 27 năm khai thác thương mại máy bay siêu âm Concorde, nước Pháp đã chấp nhận bù lỗ, chỉ vì đó là niềm tự hào về trình độ công nghệ cao.
Vào cuối những năm 1960, Liên Xô cũ cũng có máy bay siêu âm Tupolev Tu-144, đạt tốc độ Mach 2,0 ở độ cao 20 000 m. Máy bay được đưa vào hoạt động từ tháng 12/1975. Hãng hàng không Nga Aeroflot đã rút bỏ loại máy bay này vào tháng 04/1999.
Cho dù giá nhiên liệu có thể hạ, nhưng rất ít hãng hàng không sẵn sàng ưu tiên tăng tốc độ, chấp nhận tốn thêm xăng dầu. Bên cạnh đó, các máy bay siêu âm không được phép bay qua các vùng có dân cư. Những chuyến bay siêu âm thường được dùng cho các tuyến bay qua đại dương, nối liền các khu đô thị giầu có miền duyên hải. Tiếng ồn khủng khiếp, xé không khí như một vụ nổ lớn, khi máy bay vượt qua bức tường âm thanh có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của những người ở dưới đất.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten