Hợp tác Mỹ-Việt trong chương trình phòng chống bệnh truyền nhiễm
Biến thể của virus H5N1 được phát hiện vào năm 2009
(DR)
Hoa Kỳ sẽ an toàn hơn nếu hợp tác với nhiều nước khác bài trừ bệnh truyền nhiễm vì vi trùng lây lan không có biên giới. Trên đây là nhận định của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh Truyền nhiễm Hoa Kỳ trong bản báo cáo đăng trên tạp chí y học Morbidity and Mortality Weekly Report (Bệnh tật và tử vong).
Bác sĩ Tom Frieden, Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh Truyền nhiễm Hoa Kỳ trong bản báo cáo công bố hôm 30/01/2014 nhận định là khả năng phòng chống bệnh truyền nhiễm, bảo vệ lãnh thổ Hoa Kỳ trước khả năng lây lan của vi trùng đặt biệt là các tác nhân mới gây bệnh tật chỉ hiệu quả nếu được ngăn chận từ xa.
Tất cả các quốc gia trên địa cầu đều kết nối với nhau bằng đường nước và thực phẩm, hai phương tiện thích hợp nhất để vi trùng lây truyền từ nơi này sang nơi khác, từ châu Phi, châu Á đến châu Mỹ.
Trong chính sách này, từ nửa năm nay Y tế Mỹ đã hợp tác chặt chẽ với Bộ Y tế Uganda tại Châu Phi và Bộ Y tế Việt Nam tại châu Á.
Chương trình huấn luyện gồm có cải tiến phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm các tác nhân mới gây bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó là phát triển hệ thống thông tin liên lạc “ tức thời” để có thể báo động kịp thời, hỗ trợ phương án trị liệu, thu ngắn thời gian tiến hành cứu cấp.
Theo nhận định của chuyên gia Hoa Kỳ, Uganda có kinh nghiệm đói phó với siêu vi Ebola còn Việt Nam thì đã từng đối phó với bệnh viêm phổi cấp tính SARS và cúm gia cầm H5N1.
30 viên chức y tế Việt Nam đã được đào tạo, tập huấn tại Atlanta và tại Việt Nam theo chương trình của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh Truyền nhiễm Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới của Liên Hiệp Quốc. Việt Nam cũng sẽ được trợ giúp để xây dựng một Trung tâm Hành động Khẩn cấp đối phó với các bệnh truyền nhiễm.
Tất cả các quốc gia trên địa cầu đều kết nối với nhau bằng đường nước và thực phẩm, hai phương tiện thích hợp nhất để vi trùng lây truyền từ nơi này sang nơi khác, từ châu Phi, châu Á đến châu Mỹ.
Trong chính sách này, từ nửa năm nay Y tế Mỹ đã hợp tác chặt chẽ với Bộ Y tế Uganda tại Châu Phi và Bộ Y tế Việt Nam tại châu Á.
Chương trình huấn luyện gồm có cải tiến phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm các tác nhân mới gây bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó là phát triển hệ thống thông tin liên lạc “ tức thời” để có thể báo động kịp thời, hỗ trợ phương án trị liệu, thu ngắn thời gian tiến hành cứu cấp.
Theo nhận định của chuyên gia Hoa Kỳ, Uganda có kinh nghiệm đói phó với siêu vi Ebola còn Việt Nam thì đã từng đối phó với bệnh viêm phổi cấp tính SARS và cúm gia cầm H5N1.
30 viên chức y tế Việt Nam đã được đào tạo, tập huấn tại Atlanta và tại Việt Nam theo chương trình của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh Truyền nhiễm Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới của Liên Hiệp Quốc. Việt Nam cũng sẽ được trợ giúp để xây dựng một Trung tâm Hành động Khẩn cấp đối phó với các bệnh truyền nhiễm.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten