Nhà điện ảnh Lý Minh "đột tử" trong đồn công an Trung Quốc
Nhà sản xuất phim Lý Minh, giám đốc công ty truyền thông Galloping Horse Media (DR)
Bài điều tra của thông tín viên báo Le Monde mang tựa đề « Chết tại Bắc Kinh » cho biết, vụ nhà sản xuất phim nổi tiếng Lý Minh (Li Ming) đột tử tại đồn cảnh sát khi bị thẩm vấn, đã gây sững sờ cho giới điện ảnh Trung Quốc.
Tờ báo Le Monde mô tả, tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn (Babaoshan) rộng lớn, hôm thứ Tư 15/01/2014, một không khí phẫn nộ đè nặng. Rất nhiều người đã đến tiễn đưa nhà sản xuất Lý Minh, qua đời ở tuổi 47 vì một cơn đau tim.
Trong số những người nổi tiếng đến dự đám tang, có đạo diễn Mỹ gốc Hoa Ngô Vũ Sâm (John Woo) đang quay bộ phim hoành tráng Thái Bình Luân (The Crossing), siêu phẩm mà tập đoàn Bắc Kinh Tiểu Mã Bôn Đằng (Beijing Galloping Horse) do ông Lý Minh làm chủ là một trong những nhà sản xuất chính. Hay nữ diễn viên Hác Lôi (Hao Lei), giám đốc phim kiêm người viết kịch bản Vương Tiểu Súy (Wang Xiaoshuai). « Nguyên nhân chết vì bệnh » - tập đoàn không cho biết thêm bất cứ chi tiết gì về cái chết của ông chủ.
Nhưng theo nhiều tờ báo Hồng Kông, thì ông Lý Minh đã tử vong khi bị công an thẩm vấn. Một nguồn tin thông thạo cho biết, công an nói rằng do ông Lý Minh bị kích động nên họ chích thuốc an thần, ông chết vì đau tim.
Nhà sản xuất phim bị thẩm vấn trong khuôn khổ một cuộc điều tra tham nhũng quy mô, tiến hành bởi các điều tra viên đến từ Nghi Xương (Yichang), nơi có đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc. Theo một thân nhân của người quá cố, gia đình chỉ được nhận xác với điều kiện không được đòi giải phẫu tử thi. Việc tẩn liệm do chính quyền đảm nhiệm, và thi thể ông được giao cho người thân dưới sự giám sát của công an. Nhiều công an chìm mặc thường phục lẫn vào đám đông người đưa tang, cho đến tận khi thi hài đã được hỏa táng.
Nguyên nhân vụ đột tử của ông Lý Minh không ai được rõ. Thủ tục « song quy » (shanggui) của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng không cho phép có luật sư biện hộ, hơn nữa, gia đình cũng muốn giữ im lặng. Kiểm duyệt cũng xóa ngay lập tức tất cả những thông tin trên mạng Vi Bác liên quan đến nhân vật uy tín, được giới điện ảnh Trung Quốc hết sức tôn trọng.
Le Monde nhận định, tại Trung Quốc đã có rất nhiều vụ các nhà tranh đấu, dân oan khiếu kiện « tự chết » tại đồn công an lúc bị câu lưu. Trong nhiều trường hợp, cái xác trở thành xung đột giữa gia đình vốn nghi ngờ người thân của mình bị tra tấn, còn chính quyền từ chối giao trả thi thể hoặc giải thích về các dấu vết bị đánh đập trên người nạn nhân.
Một số vụ đột tử đáng ngờ đã gây dư luận rộng rãi trên mạng và đôi khi trên báo chí chính thức. Tại Ô Khảm (Wukan) tỉnh Quảng Đông, cái chết của đại diện dân làng là ông Tiết Cẩm Ba (Xue Jinbo) năm 2011 đã là ngòi nổ cho vụ nổi dậy sau đó. Còn tại Ôn Châu, hồi tháng 9/2013 tòa án đã kết án tù giam năm điều tra viên vụ án tham nhũng và một chưởng lý sau khi một viên chức chết đuối vì bị thẩm vấn…trong bồn tắm.
Nghi can là kỹ sư trưởng một công ty quốc doanh, trước đó đã bị giam giữ bí mật trong nhiều tuần lễ. Gia đình nhận ra những vết bầm trên người nạn nhân, không ngớt kêu đòi công lý. Được báo chí nhà nước đưa tin, đây là một trong những trường hợp hiếm hoi mà chính quyền chấp nhận cho điều tra.
Nhưng tại Bắc Kinh, sau cái chết của Lý Minh, là một sự im lặng hoàn toàn. Vụ đột tử của nhân vật quá nổi tiếng này làm cho giới nghệ sĩ phải sững sờ, mọi người đều bàn tán. Do báo chí không đưa tin, nên các tin đồn lan truyền rất nhanh. Người ta cho là nhiều nhân vật trong kênh truyền hình nhà nước CCTV đã bị thẩm vấn, trong đó có một người dẫn chương trình, và ít nhất một nhà sản xuất phim hàng đầu mà công ty được biết tiếng là có liên quan đến quân đội.
Chỉ duy nhất tờ Tài Kinh báo trong một bài viết vào đầu tháng Giêng khiến người ta nghĩ rằng cái chết của Lý Minh gắn liền với một chiến dịch chống tham nhũng. Bài báo nhắc đến vụ bắt giữ ông Lý Đông Sinh (Li Dongsheng), Thứ trưởng Bộ Công an, ủy viên trung ương đảng. Quan chức này đã từng làm việc suốt một thời gian dài tại CCTV, bị bắt vào dịp Noel và hiện vẫn bị giam,. Trang mạng China Digital Times của Mỹ cho biết các trang web Trung Quốc đã chính thức được lệnh phải xóa bài báo của Tài Kinh.
Là con một sĩ quan quân đội, tốt nghiệp đại học Truyền thông, Lý Minh ban đầu là người quay phim, sau đó thành lập công ty quảng cáo năm 1994, độc quyền sản xuất nhiều chương trình của CCTV trong đó có chương trình thời sự nổi tiếng Focus Talk được Lý Đông Sinh giám sát. Điều này có thể giải thích vì sao doanh nhân này lại bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng điều tra cùng với hơn một chục doanh nhân khác bị giam giữ bí mật từ đầu năm 2013, trong khuôn khổ cuộc điều tra chống tham nhũng mà phía sau là đấu tranh quyền lực trên thượng đỉnh.
Khi tấn công vào lãnh vực điện ảnh, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đầy quyền lực chứng tỏ chiến dịch càn quét không có ngoại lệ nào, như Tập Cận Bình đã khẳng định. Tuy nhiên trong một chế độ thiếu vắng tự do báo chí và các tiếng nói nhân quyền, những nghi can như ông Lý Minh hoàn toàn không có quyền tự biện hộ.
« Chiến tranh lạnh » Nhật-Trung tại châu Phi
Cũng về châu Á, bài phân tích của Le Figaro « Nhật Bản tấn công vào cuộc xâm lấn châu Phi của Trung Quốc » nhận xét, Tokyo muốn quay lại trên trường quốc tế trên lãnh vực kinh tế và cả về ngoại giao, cũng như cam kết dấn thân trong vấn đề an ninh.
Là một lục địa bị lãng quên sau cuộc chiến tranh lạnh, nay Phi châu với tỉ lệ tăng trưởng hứa hẹn lại gợi lên một cái nhìn mới trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang thiếu sinh khí. Châu Phi một lần nữa lại trở thành nơi đối địch giữa các nước lớn, đôi khi nằm rất ra lục địa này. Nếu ngày nay Matxcơva và Washington không còn tranh giành tình bằng hữu của « những người anh em châu Phi », thì đã có Trung Quốc và Nhật Bản thay chân. Chuyến viếng thăm lục địa đen của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vừa làm nổi bật sự kình địch này.
Gần một thập kỷ qua, mới có một Thủ tướng Nhật công du châu Phi từ miền đông, miền tây sang miền nam. Côte d’Ivoire, Ethiopia, Mozambic : ông Abe đã chu đáo thăm ba nước này để chuyển giao thông điệp : châu Phi là « biên giới mới của ngoại giao Nhật Bản ». Thế là ngoài hàng ngàn kilomet đường ranh trên biển, Tokyo đã quyết định thách thức kình địch Bắc Kinh. Hồi tháng Sáu, Nhật đã đón tiếp khoảng bốn chục lãnh đạo châu Phi, hứa hẹn viện trợ 14 tỉ đô la trong năm năm và tái thúc đẩy thương mại. Trước mắt, số viện trợ này chỉ bằng 1/5 so với số tiền Trung Quốc đổ vào châu Phi.
Ngay hôm sau chuyến thăm của ông Abe, đại sứ Trung Quốc tại Liên hiệp châu Phi lập tức lên án Tokyo ngáng bươc, nhằm phá hoại chính sách ngoại giao của Bắc Kinh ở lục địa này – những từ ngữ theo Le Figaro là sặc mùi chiến tranh lạnh. Nhà ngoại giao này còn hăng hái cảnh báo châu Phi về « sự hồi sinh của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản », minh họa thêm bằng những hình ảnh các nạn nhân Trung Quốc bị lính Nhật tra tấn thời Đệ nhị Thế chiến.
Cười nửa miệng, một phát ngôn viên của ông Shinzo Abe tuyên bố, Nhật không thể tặng những ngôi nhà xinh đẹp hay dinh thự hoành tráng cho châu Phi – ám chỉ trụ sở Liên hiệp châu Phi mới toanh được Bắc Kinh xây tặng, và mỉa mai thay, cũng là nơi ông Abe đọc diễn văn. Ngược lại, Nhật Bản muốn gắn bó với sự phát triển nhân bản của lục địa. Như vậy Tokyo đã nhắc lại những chỉ trích của những người trước đây về một Trung Quốc thực dân mới, đến châu Phi để vơ vét tài nguyên, nuôi dưỡng nạn tham nhũng.
Nhật Bản bị ám ảnh bởi cái bóng ngày càng lớn của Trung Quốc, đe dọa đến vị thế của mình. Sự quay lại châu Phi, cũng như những cam kết mạnh mẽ với châu Á -Thái Bình Dương về mặt an ninh nhằm củng cố tư thế đại cường, theo Le Figaro, nếu chưa hẳn là tin lành cho châu Á thì lại là cơ hội đối với châu Phi.
Tham vọng của Đông Phong khi góp vốn vào Peugeot
Sự kiện tập đoàn Trung Quốc Đông Phong (Dongfeng) nắm một phần vốn của tập đoàn xe hơi Pháp PSA Peugeot Citroën được tất cả các nhật báo lớn xuất bản tại Paris quan tâm. Theo tờ báo công giáo La Croix, thì đây là « Một bước ngoặt trong lịch sử công nghiệp ». Le Monde chú ý đến khía cạnh « Nhà nước Pháp góp vốn cùng với Đông Phong ». Nhật báo kinh tế Les Echos đặt câu hỏi : « Vì sao Peugeot đi tìm cứu rỗi tại Trung Quốc ? », Le Figaro phân tích « PSA, mộng và thực », còn nhật báo cộng sản L’Humanité báo động « Một con cọp Trung Quốc trong động cơ của sư tử Peugeot ».
Bungari : Chật vật thoát khỏi bóng ma cộng sản
Nhìn sang Bulgari, Le Monde tự hỏi « Làm thế nào thoát thai khỏi chủ nghĩa cộng sản ». Đất nước này đang dần thưa vắng người : với xu hướng ra định cư ở nước ngoài và sinh suất giảm, sau hai mươi năm, dân số Bulgari từ 9 triệu người nay chỉ còn 7 triệu.
Dù từ « nước Cộng hòa Xô viết thứ 16 » nay đã trở thành thành viên thứ 28 của Liên hiệp châu Âu, Bulgari cũng như Ukraina, hai mươi lăm năm sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, vẫn còn giữ lại những chấn thương. Trong một cuộc tranh luận về tư cách công dân tổ chức tại trường đại học Sofia hôm 18/1, đã có nhiều ý kiến phân tích. Có người cho rằng xã hội Bulgari có đủ các triệu chứng bị nhiễm độc, với cách suy nghĩ của các thần dân chứ không phải công dân.
Lênin : Stalin quá tàn bạo
Trên lãnh vực lịch sử, nhật báo cộng sản L’Humanité trong bài « Cái chết của Lênin » đã thuật lại « Cuộc chiến đấu cuối cùng của cha đẻ Cách mạng Nga ». Tờ báo nhắc lại những lời trối trăn của Lênin, khẳng định : « Chúng ta chưa đủ văn minh để có thể đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội ».
Hồi phục phần nào năng lực tinh thần sau cơn đột quỵ hôm 25/05/1922, ý thức được mình sắp « rời bỏ hàng ngũ », Lênin mỗi ngày đã cố gắng đọc vài phút để ghi lại một lá thư gởi Quốc hội, được coi là di chúc của Lênin. Lo sợ trước sự thâu tóm quyền lực và sự tàn bạo của Stalin, muốn bảo vệ liên minh công nông, Lênin đã đề ra những biện pháp để ngăn chận. Nhưng lá thư này chỉ được tiết lộ vào năm 1956, trong khi chiếc búa của Stalin đã đóng kín hẳn quan tài của người khai sinh Cách mạng Nga.
Trong số những người nổi tiếng đến dự đám tang, có đạo diễn Mỹ gốc Hoa Ngô Vũ Sâm (John Woo) đang quay bộ phim hoành tráng Thái Bình Luân (The Crossing), siêu phẩm mà tập đoàn Bắc Kinh Tiểu Mã Bôn Đằng (Beijing Galloping Horse) do ông Lý Minh làm chủ là một trong những nhà sản xuất chính. Hay nữ diễn viên Hác Lôi (Hao Lei), giám đốc phim kiêm người viết kịch bản Vương Tiểu Súy (Wang Xiaoshuai). « Nguyên nhân chết vì bệnh » - tập đoàn không cho biết thêm bất cứ chi tiết gì về cái chết của ông chủ.
Nhưng theo nhiều tờ báo Hồng Kông, thì ông Lý Minh đã tử vong khi bị công an thẩm vấn. Một nguồn tin thông thạo cho biết, công an nói rằng do ông Lý Minh bị kích động nên họ chích thuốc an thần, ông chết vì đau tim.
Nhà sản xuất phim bị thẩm vấn trong khuôn khổ một cuộc điều tra tham nhũng quy mô, tiến hành bởi các điều tra viên đến từ Nghi Xương (Yichang), nơi có đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc. Theo một thân nhân của người quá cố, gia đình chỉ được nhận xác với điều kiện không được đòi giải phẫu tử thi. Việc tẩn liệm do chính quyền đảm nhiệm, và thi thể ông được giao cho người thân dưới sự giám sát của công an. Nhiều công an chìm mặc thường phục lẫn vào đám đông người đưa tang, cho đến tận khi thi hài đã được hỏa táng.
Nguyên nhân vụ đột tử của ông Lý Minh không ai được rõ. Thủ tục « song quy » (shanggui) của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng không cho phép có luật sư biện hộ, hơn nữa, gia đình cũng muốn giữ im lặng. Kiểm duyệt cũng xóa ngay lập tức tất cả những thông tin trên mạng Vi Bác liên quan đến nhân vật uy tín, được giới điện ảnh Trung Quốc hết sức tôn trọng.
Le Monde nhận định, tại Trung Quốc đã có rất nhiều vụ các nhà tranh đấu, dân oan khiếu kiện « tự chết » tại đồn công an lúc bị câu lưu. Trong nhiều trường hợp, cái xác trở thành xung đột giữa gia đình vốn nghi ngờ người thân của mình bị tra tấn, còn chính quyền từ chối giao trả thi thể hoặc giải thích về các dấu vết bị đánh đập trên người nạn nhân.
Một số vụ đột tử đáng ngờ đã gây dư luận rộng rãi trên mạng và đôi khi trên báo chí chính thức. Tại Ô Khảm (Wukan) tỉnh Quảng Đông, cái chết của đại diện dân làng là ông Tiết Cẩm Ba (Xue Jinbo) năm 2011 đã là ngòi nổ cho vụ nổi dậy sau đó. Còn tại Ôn Châu, hồi tháng 9/2013 tòa án đã kết án tù giam năm điều tra viên vụ án tham nhũng và một chưởng lý sau khi một viên chức chết đuối vì bị thẩm vấn…trong bồn tắm.
Nghi can là kỹ sư trưởng một công ty quốc doanh, trước đó đã bị giam giữ bí mật trong nhiều tuần lễ. Gia đình nhận ra những vết bầm trên người nạn nhân, không ngớt kêu đòi công lý. Được báo chí nhà nước đưa tin, đây là một trong những trường hợp hiếm hoi mà chính quyền chấp nhận cho điều tra.
Nhưng tại Bắc Kinh, sau cái chết của Lý Minh, là một sự im lặng hoàn toàn. Vụ đột tử của nhân vật quá nổi tiếng này làm cho giới nghệ sĩ phải sững sờ, mọi người đều bàn tán. Do báo chí không đưa tin, nên các tin đồn lan truyền rất nhanh. Người ta cho là nhiều nhân vật trong kênh truyền hình nhà nước CCTV đã bị thẩm vấn, trong đó có một người dẫn chương trình, và ít nhất một nhà sản xuất phim hàng đầu mà công ty được biết tiếng là có liên quan đến quân đội.
Chỉ duy nhất tờ Tài Kinh báo trong một bài viết vào đầu tháng Giêng khiến người ta nghĩ rằng cái chết của Lý Minh gắn liền với một chiến dịch chống tham nhũng. Bài báo nhắc đến vụ bắt giữ ông Lý Đông Sinh (Li Dongsheng), Thứ trưởng Bộ Công an, ủy viên trung ương đảng. Quan chức này đã từng làm việc suốt một thời gian dài tại CCTV, bị bắt vào dịp Noel và hiện vẫn bị giam,. Trang mạng China Digital Times của Mỹ cho biết các trang web Trung Quốc đã chính thức được lệnh phải xóa bài báo của Tài Kinh.
Là con một sĩ quan quân đội, tốt nghiệp đại học Truyền thông, Lý Minh ban đầu là người quay phim, sau đó thành lập công ty quảng cáo năm 1994, độc quyền sản xuất nhiều chương trình của CCTV trong đó có chương trình thời sự nổi tiếng Focus Talk được Lý Đông Sinh giám sát. Điều này có thể giải thích vì sao doanh nhân này lại bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng điều tra cùng với hơn một chục doanh nhân khác bị giam giữ bí mật từ đầu năm 2013, trong khuôn khổ cuộc điều tra chống tham nhũng mà phía sau là đấu tranh quyền lực trên thượng đỉnh.
Khi tấn công vào lãnh vực điện ảnh, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đầy quyền lực chứng tỏ chiến dịch càn quét không có ngoại lệ nào, như Tập Cận Bình đã khẳng định. Tuy nhiên trong một chế độ thiếu vắng tự do báo chí và các tiếng nói nhân quyền, những nghi can như ông Lý Minh hoàn toàn không có quyền tự biện hộ.
« Chiến tranh lạnh » Nhật-Trung tại châu Phi
Cũng về châu Á, bài phân tích của Le Figaro « Nhật Bản tấn công vào cuộc xâm lấn châu Phi của Trung Quốc » nhận xét, Tokyo muốn quay lại trên trường quốc tế trên lãnh vực kinh tế và cả về ngoại giao, cũng như cam kết dấn thân trong vấn đề an ninh.
Là một lục địa bị lãng quên sau cuộc chiến tranh lạnh, nay Phi châu với tỉ lệ tăng trưởng hứa hẹn lại gợi lên một cái nhìn mới trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang thiếu sinh khí. Châu Phi một lần nữa lại trở thành nơi đối địch giữa các nước lớn, đôi khi nằm rất ra lục địa này. Nếu ngày nay Matxcơva và Washington không còn tranh giành tình bằng hữu của « những người anh em châu Phi », thì đã có Trung Quốc và Nhật Bản thay chân. Chuyến viếng thăm lục địa đen của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vừa làm nổi bật sự kình địch này.
Gần một thập kỷ qua, mới có một Thủ tướng Nhật công du châu Phi từ miền đông, miền tây sang miền nam. Côte d’Ivoire, Ethiopia, Mozambic : ông Abe đã chu đáo thăm ba nước này để chuyển giao thông điệp : châu Phi là « biên giới mới của ngoại giao Nhật Bản ». Thế là ngoài hàng ngàn kilomet đường ranh trên biển, Tokyo đã quyết định thách thức kình địch Bắc Kinh. Hồi tháng Sáu, Nhật đã đón tiếp khoảng bốn chục lãnh đạo châu Phi, hứa hẹn viện trợ 14 tỉ đô la trong năm năm và tái thúc đẩy thương mại. Trước mắt, số viện trợ này chỉ bằng 1/5 so với số tiền Trung Quốc đổ vào châu Phi.
Ngay hôm sau chuyến thăm của ông Abe, đại sứ Trung Quốc tại Liên hiệp châu Phi lập tức lên án Tokyo ngáng bươc, nhằm phá hoại chính sách ngoại giao của Bắc Kinh ở lục địa này – những từ ngữ theo Le Figaro là sặc mùi chiến tranh lạnh. Nhà ngoại giao này còn hăng hái cảnh báo châu Phi về « sự hồi sinh của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản », minh họa thêm bằng những hình ảnh các nạn nhân Trung Quốc bị lính Nhật tra tấn thời Đệ nhị Thế chiến.
Cười nửa miệng, một phát ngôn viên của ông Shinzo Abe tuyên bố, Nhật không thể tặng những ngôi nhà xinh đẹp hay dinh thự hoành tráng cho châu Phi – ám chỉ trụ sở Liên hiệp châu Phi mới toanh được Bắc Kinh xây tặng, và mỉa mai thay, cũng là nơi ông Abe đọc diễn văn. Ngược lại, Nhật Bản muốn gắn bó với sự phát triển nhân bản của lục địa. Như vậy Tokyo đã nhắc lại những chỉ trích của những người trước đây về một Trung Quốc thực dân mới, đến châu Phi để vơ vét tài nguyên, nuôi dưỡng nạn tham nhũng.
Nhật Bản bị ám ảnh bởi cái bóng ngày càng lớn của Trung Quốc, đe dọa đến vị thế của mình. Sự quay lại châu Phi, cũng như những cam kết mạnh mẽ với châu Á -Thái Bình Dương về mặt an ninh nhằm củng cố tư thế đại cường, theo Le Figaro, nếu chưa hẳn là tin lành cho châu Á thì lại là cơ hội đối với châu Phi.
Tham vọng của Đông Phong khi góp vốn vào Peugeot
Sự kiện tập đoàn Trung Quốc Đông Phong (Dongfeng) nắm một phần vốn của tập đoàn xe hơi Pháp PSA Peugeot Citroën được tất cả các nhật báo lớn xuất bản tại Paris quan tâm. Theo tờ báo công giáo La Croix, thì đây là « Một bước ngoặt trong lịch sử công nghiệp ». Le Monde chú ý đến khía cạnh « Nhà nước Pháp góp vốn cùng với Đông Phong ». Nhật báo kinh tế Les Echos đặt câu hỏi : « Vì sao Peugeot đi tìm cứu rỗi tại Trung Quốc ? », Le Figaro phân tích « PSA, mộng và thực », còn nhật báo cộng sản L’Humanité báo động « Một con cọp Trung Quốc trong động cơ của sư tử Peugeot ».
Bungari : Chật vật thoát khỏi bóng ma cộng sản
Nhìn sang Bulgari, Le Monde tự hỏi « Làm thế nào thoát thai khỏi chủ nghĩa cộng sản ». Đất nước này đang dần thưa vắng người : với xu hướng ra định cư ở nước ngoài và sinh suất giảm, sau hai mươi năm, dân số Bulgari từ 9 triệu người nay chỉ còn 7 triệu.
Dù từ « nước Cộng hòa Xô viết thứ 16 » nay đã trở thành thành viên thứ 28 của Liên hiệp châu Âu, Bulgari cũng như Ukraina, hai mươi lăm năm sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, vẫn còn giữ lại những chấn thương. Trong một cuộc tranh luận về tư cách công dân tổ chức tại trường đại học Sofia hôm 18/1, đã có nhiều ý kiến phân tích. Có người cho rằng xã hội Bulgari có đủ các triệu chứng bị nhiễm độc, với cách suy nghĩ của các thần dân chứ không phải công dân.
Lênin : Stalin quá tàn bạo
Trên lãnh vực lịch sử, nhật báo cộng sản L’Humanité trong bài « Cái chết của Lênin » đã thuật lại « Cuộc chiến đấu cuối cùng của cha đẻ Cách mạng Nga ». Tờ báo nhắc lại những lời trối trăn của Lênin, khẳng định : « Chúng ta chưa đủ văn minh để có thể đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội ».
Hồi phục phần nào năng lực tinh thần sau cơn đột quỵ hôm 25/05/1922, ý thức được mình sắp « rời bỏ hàng ngũ », Lênin mỗi ngày đã cố gắng đọc vài phút để ghi lại một lá thư gởi Quốc hội, được coi là di chúc của Lênin. Lo sợ trước sự thâu tóm quyền lực và sự tàn bạo của Stalin, muốn bảo vệ liên minh công nông, Lênin đã đề ra những biện pháp để ngăn chận. Nhưng lá thư này chỉ được tiết lộ vào năm 1956, trong khi chiếc búa của Stalin đã đóng kín hẳn quan tài của người khai sinh Cách mạng Nga.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten