"Love Affair" : Chuyện tình của Tổng thống Pháp
Nữ diễn viên Julie Gayet
Reuters
Chuyện tình của tổng thống Pháp vẫn là chủ đề được các tuần báo Pháp quan tâm. Ranh giới giữa công và chung, tính cách của tổng thống, tương lai của đệ nhất phu nhân… là những câu hỏi mà các tuần báo đặt ra. « Mất uy tín » là tiêu đề của tuần san L’Express trên trang bìa. Từ lâu, tổng thống Hollande luôn yêu cầu mọi người tôn trọng đời tư của mình. Nhưng « vụ Gayet » rõ ràng liên quan tới đời sống chính trị. Tờ báo phân tích ba chủ đề chính xoay quanh vụ tai tiếng : Hollande và những người phụ nữ của ông, một tổng thống bất cẩn, đời tư : cuộc tranh luận sai.
Liên quan tới chủ đề đầu tiên, tác giả đặt câu hỏi liệu tiền thuế của công dân có bị chi cho các sự kiện này hay không. Câu trả lời là có. Vì, Valérie Trierweiler có một ngân sách riêng cho ví trí đệ nhất phu nhân của mình. Trong trường hợp bà không còn giữ vị trí này thì phải hủy ngay những chi phí trên. Bài báo cho rằng tổng thống đang có nguy cơ bị coi là người đàn ông chịu ảnh hưởng của phụ nữ. Một người đàn ông gần như chẳng bao giờ nói về đời tư của mình. Thế nhưng, người Pháp biết hết những bất đồng trong cuộc sống gia đình của họ nhờ những người phụ nữ đã chung sống với ông. Từ sau vụ Cahuzac, nền Cộng hòa mẫu mực không còn được như thế nữa. Tác giả hài hước nhận xét thật khó không thể mỉm cười khi đọc lại lời cam kết của ông : « Tôi, tổng thống của nước Cộng hòa, tôi sẽ làm theo cách để ứng xử của mình phải mẫu mực mọi lúc ».
Vấn đề an ninh của tổng thống cũng được L’Express phân tích. Tác giả đặt câu hỏi, nếu không phải là ống kính của paparazzi, mà là một nòng súng thì hậu quả sẽ ra sao ? Khi các cuộc hẹn hò bí mật luôn diễn ra tại một nơi, nguy cơ sẽ tăng lên hơn nhiều. Ngoài sơ hở trên, François Hollande luôn thể hiện là một tổng thống « bình thường », gần gũi với người dân trong các sự kiện. Không chỉ những lần di chuyển bằng xe máy tới gặp bạn gái mới, tổng thống Pháp thường nhiều lần tới các cuộc hẹn mang tính cá nhân bằng ô tô hay xe máy chỉ với một vệ sĩ thân cận.
Tờ Le Nouvel Observateur nhận định « vụ Closer » đưa ra ánh sáng cá tính một người đàn ông bị mắc bẫy trong những nhập nhằng của chính mình. Để hiểu François Hollande, phải hiểu rõ hai từ. Một từ mà ông rất thích là « tự do ». Từ thứ hai mà ông thực hiện là « đoạn tuyệt ». Hai từ này vừa thích hợp trong chính trị cũng như trong đời tư của ông.
Ngoài báo chí Pháp, báo chí quốc tế cũng rất quan tâm tới chuyện tình cảm của tổng thống Pháp. Tờ Le Courrier international tổng hợp một số bài báo trong số ra tuần này. Theo tờ The Daily Telegraph, phát hành tại Luân Đôn, Hollande chưa bao giờ tự quyết định được và thường để phụ nữ dắt mũi. Tờ báo cũng đặt vấn đề phải xem lại vị trí của Valérie Trierweiler. Nếu bà bị thay thế, người đóng thuế nên đặt câu hỏi tại sao trong thời gian qua họ phải trả chi phí cho bà với tư cách là đệ nhất phu nhân.
Từ Hồng Kông, tờ Shun Po cũng nhìn nhận đời tư của tổng thống Pháp. Vụ việc này chứng tỏ rằng ông chưa bao giờ thu mình trong hình ảnh một người đàn ông hoàn hảo. Nhân tiện, tờ báo đặt câu hỏi, còn ở Hồng Kông, đến bao giờ người ta mới sẵn sàng chấp nhận một người độc thân hay một người đồng tính đứng đầu cơ quan hành pháp.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140119-love-affair-chuyen-tinh-cua-tong-thong-phap
Vấn đề an ninh của tổng thống cũng được L’Express phân tích. Tác giả đặt câu hỏi, nếu không phải là ống kính của paparazzi, mà là một nòng súng thì hậu quả sẽ ra sao ? Khi các cuộc hẹn hò bí mật luôn diễn ra tại một nơi, nguy cơ sẽ tăng lên hơn nhiều. Ngoài sơ hở trên, François Hollande luôn thể hiện là một tổng thống « bình thường », gần gũi với người dân trong các sự kiện. Không chỉ những lần di chuyển bằng xe máy tới gặp bạn gái mới, tổng thống Pháp thường nhiều lần tới các cuộc hẹn mang tính cá nhân bằng ô tô hay xe máy chỉ với một vệ sĩ thân cận.
Tờ Le Nouvel Observateur nhận định « vụ Closer » đưa ra ánh sáng cá tính một người đàn ông bị mắc bẫy trong những nhập nhằng của chính mình. Để hiểu François Hollande, phải hiểu rõ hai từ. Một từ mà ông rất thích là « tự do ». Từ thứ hai mà ông thực hiện là « đoạn tuyệt ». Hai từ này vừa thích hợp trong chính trị cũng như trong đời tư của ông.
Ngoài báo chí Pháp, báo chí quốc tế cũng rất quan tâm tới chuyện tình cảm của tổng thống Pháp. Tờ Le Courrier international tổng hợp một số bài báo trong số ra tuần này. Theo tờ The Daily Telegraph, phát hành tại Luân Đôn, Hollande chưa bao giờ tự quyết định được và thường để phụ nữ dắt mũi. Tờ báo cũng đặt vấn đề phải xem lại vị trí của Valérie Trierweiler. Nếu bà bị thay thế, người đóng thuế nên đặt câu hỏi tại sao trong thời gian qua họ phải trả chi phí cho bà với tư cách là đệ nhất phu nhân.
Từ Hồng Kông, tờ Shun Po cũng nhìn nhận đời tư của tổng thống Pháp. Vụ việc này chứng tỏ rằng ông chưa bao giờ thu mình trong hình ảnh một người đàn ông hoàn hảo. Nhân tiện, tờ báo đặt câu hỏi, còn ở Hồng Kông, đến bao giờ người ta mới sẵn sàng chấp nhận một người độc thân hay một người đồng tính đứng đầu cơ quan hành pháp.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140119-love-affair-chuyen-tinh-cua-tong-thong-phap
Geen opmerkingen:
Een reactie posten