dinsdag 8 mei 2018

Kim Jong-un 'thích chính sách Đổi Mới' của Việt Nam + Hàn Quốc ‘đầu tư lớn nhất’ ở Việt Nam : 50 tỷ USD + Nam Bắc Hàn và Cuộc chiến Việt Nam

Kim Jong-un 'thích chính sách Đổi Mới' của VN

  • 34 phút trước
Trong cuộc gặp riêng 40 phút, cả hai nhà lãnh đạo Nam-Bắc Hàn 'nhắc đến Việt Nam rất nhiều lần'Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Trong cuộc gặp riêng 40 phút, cả hai nhà lãnh đạo Nam-Bắc Hàn 'nhắc đến Việt Nam rất nhiều lần'
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngỏ ý muốn áp dụng chính sách Đổi Mới của Việt Nam trong một buổi trò chuyện riêng với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm 27/4, một quan chức cấp cao dấu tên tiết lộ cho truyền thông Hàn Quốc.
Trong suốt cuộc gặp 40 phút trò chuyện riêng trong suốt 12 tiếng hội đàm bàn luận tại làng biên giới Bàn Môn Điếm, ông Kim nói ông Moon rằng ông thích mô hình mở cửa của Việt Nam hơn Trung Quốc.
"Cả hai nói rất nhiều về Việt Nam," vị quan chức này nói với tờ Maeil Business News Korea.
Nguồn tin này nói rằng Bắc Hàn đã nghiên cứu kỹ lưỡng cải cách kinh tế của Việt Nam.
Thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn diễn ra 'ba, bốn tuần tới'
‘Ngừng chiến tranh tâm lý’ nơi biên giới Hàn-Triều
Bình Nhưỡng từng bắn hạ máy bay Mỹ thời Nixon
Việt Nam cho thấy có nhiều không gian tự do hơn Trung Quốc và vẫn giữ được mối quan hệ thân thiện với Hoa Kỳ.
Bia Bắc Hàn
Image caption Bia Bắc Hàn: Nước này đã có những hoạt động ít nhiều mang tính kinh tế kiểu thị trường
Vị quan chức này nói "Kim Jong-un (vẫn còn trẻ) và có mong muốn trở thành nhà lãnh đạo Đông Á. Để làm điều đó, anh ta nghĩ yếu tố kinh tế là điều quan trọng nhất."
Ông Kim hi vọng cho một sự tiến bộ đáng kể trong nền kinh tế Bắc Hàn và nghĩ mô hình của Việt Nam là hợp lý hơn.
Vì ông tin rằng mối quan hệ cải thiện với Hoa Kỳ là chủ chốt để thu hút đầu tư nước ngoài, ông Kim dự kiến sẽ thảo luận phương pháp mở cửa của Việt Nam khi đàm phán kế hoạch phi hạt nhân hóa với Tổng thống Donald Trump trong cuộc hội nghị thượng đỉnh sắp diễn ra trong vài tuần tới, quan chức này nói.
Ông Hong Seok-Hyun, đặc sứ của Tổng thống Moon Jae-in đến Hoa Kỳ vào năm 2017 vừa có bài đăng trên tờ Washington Post tiêu đề "Vì sao tôi có hi vọng vào Bắc Hàn".
Ông Hong viết, "Sự thay đổi trong tâm ý của ông Kim có thể xuất phát từ việc nhận ra rằng chừng nào anh còn nắm giữ vũ khí hạt nhân, việc phát triển kinh tế sẽ còn rất khó khăn."
"Chỉ tháng trước, Kim đã thay đổi chính sách theo đuổi vũ khí hạt nhân cùng với phát triển kinh tế để tập trung hoàn toàn vào việc thúc đẩy nền kinh tế."
Bắc Triều Tiên đang thử nghiệm với nền kinh tế thị trường và đã có hàng trăm chợ buôn bán theo kiểu jangmadang.
Ông Hong Seok-hyun xác nhận mong muốn của ông Kim để đạt được sự tăng trưởng kinh tế như Trung Quốc và Việt Nam có thể là một nhân tố khác, đưa đến chính sách tan băng.

Việt Nam 'sẵn lòng giúp đỡ' Bắc Hàn

Bình luận với BBC hôm 8/5, Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh nói ông "không ngạc nhiên" khi Bắc Hàn có ý muốn áp dụng chính sách mở cửa và tái thiết năm 1986 của Việt Nam.
"Bắc Hàn đang đứng trước nhu cầu phải đổi mới, phải cải cách để thể phát triển tốt hơn và tôi nghĩ việc ông Kim Jong-un muốn nghiên cứu kinh nghiệm Đổi Mới của Việt Nam là một điều đúng đắn và cần thiết."
"Việt Nam có thể chia sẻ rất thẳng thắn và chân thành về những kinh nghiệm tốt và chưa tốt trong công cuộc cải cách".
Vị nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương Việt Nam nói:
"Kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đã mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đa dạng hóa đa phương hóa mối quan hệ với quốc tế, nên thu hút được đầu tư nước ngoài."
Nhưng ông khuyên Bắc Hàn rằng, cải cách kinh tế nên đi kèm cải cách thế chế - một kinh nghiệm xấu của Việt Nam.
"Việt Nam hiện nay đang chậm trong việc cải cách thể chế, trong việc phát huy tốt nguồn nhân lực, chưa phát triển kinh tế tư nhân đúng như tiềm năng của Việt Nam, nhưng những điều đó ông Kim Jong-un có thể rút kinh nghiệm, không cần phải mắc những sai lầm đó."
'Bên Thắng Cuộc' chỉ ra hạn chế của Đổi Mới
Hàn Quốc ‘đầu tư lớn nhất’ ở Việt Nam từ khi Đổi mới
TQ thực thi lệnh trừng phạt của LHQ đối với Bắc Hàn
Kim Jong-il cũng thích Đổi Mới
Đây không phải là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Bắc Hàn khen ngợi chính sách Đổi Mới của Việt Nam.
Cha ông Kim Jong-Un, ông Kim Jong-il từng nhiều lần khen ngợi chính sách này của Việt Nam khi còn sống.
Một báo cáo cách đây 11 năm cho thấy, Kim Jong-il, lúc sinh thời đã rất quan tâm đến mô hình Đổi Mới của Việt Nam, theo tờ Korea Times.
Ông Kim Jong-il thể hiện quan điểm trên khi tiếp đón Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh ở Bình Nhưỡng hồi tháng 10/2007.
"Lãnh tụ Kim đánh giá cao về những thành tựu mà chính sách Đổi Mới Việt Nam đã làm được 20 năm qua khi gặp với Tổng bí thư Mạnh," nguyên Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm khi đó là Bộ trưởng Ngoại giao được dẫn lời.
Cải cách của Hà Nội thường được nhắc đến như một mô hình cho nền kinh tế kém phát triển của Bắc Hàn để noi theo.
Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Mỹ Christopher Hill khi đó nói rằng Bắc Hàn nên "tiếp bước theo cách mà Việt Nam đã làm rất tốt."
Xem thêm về Bắc Hàn:
Nam Bắc Hàn và Cuộc chiến Việt Nam
'Tiến lên' với đoàn văn công Bắc Triều Tiên
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Sự khác biệt thể chế giữa hai nước Nam, Bắc Hàn

Sự khác biệt thể chế giữa hai nước Nam, Bắc Hàn
Ngày lễ Tình nhân và chuyện tình Việt - Triều

Chủ đề liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44035866

Hàn Quốc ‘đầu tư lớn nhất’ ở Việt Nam từ khi Đổi mới

  • 13 tháng 6 2017
Samsung là một trong các nhà đầu tư lớn nhất ở Việt NamBản quyền hình ảnh EPA
Image caption Samsung là một trong các nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam
Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam, tính cả giai đoạn từ 1988 đến 2016, theo số liệu của Cục Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc.
71% tổng số vốn đầu tư được rót vào lĩnh vực chế tạo, tiếp theo là điều hành bất động sản và xây dựng.
Cơ quan này nói trong 28 năm qua, Hàn Quốc đầu tư 50 tỷ đôla vào Việt Nam, vượt qua Nhật Bản (42 tỷ) và Singapore (38 tỷ). Tiếp theo là Đài Loan (31 tỷ) và Quần đảo Virgin thuộc Anh (20 tỷ).
Số liệu từ Bộ Công thương Việt Nam cũng nói từ 2014, Hàn Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam cả về dự án đầu tư lẫn tổng số vốn đầu tư.
Trước đó, bà Trần Kim Oanh, Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam, được dẫn lời nói từ 2014, Hàn Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam cả về dự án đầu tư lẫn tổng số vốn đầu tư.

Chủ đề liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/business-40261835

Nam Bắc Hàn và Cuộc chiến Việt Nam

  • 14 tháng 6 2017
Moon Jae-inBản quyền hình ảnh Chung Sung-Jun/Getty Images
Image caption Tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (bìa trái) trong Lễ Tưởng niệm Chiến tranh hôm 06/06/2017: phát biểu 'ghi công' quân đội Hàn Quốc trong các cuộc chiến ở nước ngoài đã gây phản ứng từ Hà Nội
Bộ Ngoại giao Việt Nam, qua lời nữ phát ngôn viên Lê Thu Hằng hôm 09/06, đã đề nghị Chính phủ Hàn Quốc "không có các hành động và phát ngôn gây tổn thương tới tình cảm của nhân dân Việt Nam".
Tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm 6/6 đã phát biểu vinh danh 'người Hàn Quốc có công' tham chiến tại nước ngoài, gồm chiến tranh Việt Nam.
Hà Nội luôn nêu rõ rằng "Việt Nam mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, trong đó có Hàn Quốc".
Nhưng di sản cuộc chiến vẫn gợi lại thời bốn nước: Hàn Quốc, Triều Tiên, Nam và Bắc Việt Nam đứng hai lằn ranh ý thức hệ thù địch trong Chiến tranh Lạnh.

Hai nước miền Bắc trong tình hữu nghị cộng sản

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay từ năm 1950.
So sánh dân quyền Việt Nam và Hàn Quốc
Quan chức sứ quán Bắc Hàn ở VN làm gì?
Bàn tròn: Sự khác biệt thể chế giữa Nam-Bắc Hàn
Tháng Bảy năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh có chuyến thăm chính thức Bình Nhưỡng, và nối tiếp là chuyến thăm Hà Nội của lãnh tụ Kim Nhật Thành cuối năm 1958.
Nhưng phải đến năm 2000, Bắc Hàn và Việt Nam mới lần đầu tiên xác nhận - như tin đồn đã có từ lâu - rằng phi công Bắc Hàn đã tham chiến chống các vụ oanh kích không quân Hoa Kỳ thực hiện ở miền Bắc Việt Nam.
Bắc Hàn, Ấn Độ và Bắc Việt NamBản quyền hình ảnh Fernand Gigon/Getty Images
Image caption Các bạn bè và đồng minh thời Chiến tranh Lạnh: người Bắc Hàn chờ đón đoàn Bắc Việt Nam và Ấn Độ năm 1955
Đến năm 2007, báo Báo Tuổi Trẻ mới tiết lộ có 14 phi công Bắc Hàn bị giết và được chôn ở tỉnh Bắc Giang - hài cốt của họ sau được hồi hương.
Trong lá thư gửi tờ báo để đính chính một số chi tiết, một tướng về hưu của Việt Nam cho hay 87 người lính Bắc Hàn đã phục vụ ở Việt Nam từ 1967 đến đầu 1969.
Có 14 người được phong liệt sĩ và quân nhân Bắc Hàn được nói đã bắn rơi 26 máy bay Mỹ.
Đầu tháng 12/2011, Trung tâm Woodrow Wilson ở Mỹ công bố thêm tư liệu cho biết về số phi công Bắc Hàn này.
Theo đó, ngày 21/9/1966, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đồng ý về yêu cầu của Bình Nhưỡng muốn gửi một đơn vị không quân tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu.
Thăm Bảo tàng Chiến tranh Triều Tiên ở Seoul
Xem lại xe tăng vào Thiên An Môn
Ngô Đình Diệm và cuộc chiến kiến quốc - BBC Tiếng Việt
Đơn vị này sẽ "tổ chức thành từng đại đội nằm trong đội hình trung đoàn không quân của ta, mặc quân phục Việt Nam, cùng sử dụng một sân bay".
Theo văn bản cuộc họp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết luận:
"Bộ đội không quân Triều Tiên mang danh nghĩa là chuyên gia, nhưng thực chất là quân tình nguyện. Vì vậy, ta phải đoàn kết tôn trọng bạn, nhưng phải giữ vững chủ quyền."
"Trong quá trình huấn luyện và chiến đấu, ta cần chỉ rõ phạm vi hoạt động của bạn, chỉ định sân bay chính, sân bay dự bị. Trong chỉ huy, ta là cấp trên của bạn, nhưng tại trung đoàn bạn sẽ trực tiếp chỉ huy, có đại diện của ta để giao nhiệm vụ."
"Đại tướng yêu cầu hiệp đồng giữa hai bên phải rõ ràng, rành mạch để tránh những phức tạp không đáng có về sau."
Đến cuối tháng 9 tại Hà Nội, hai bên ký nghị định thư, theo đó:
Quan chức quốc phòng Bắc Hàn và Việt NamBản quyền hình ảnh VIETNAM NEWS AGENCY
Image caption Vẫn là đồng chí: Phái đoàn Bộ Quốc phòng Bắc Triều Tiên thăm Hà Nội năm 2015
"Phía Triều Tiên sẽ cử sang Việt Nam số chuyên gia đủ để phụ trách 1 đại đội máy bay MiG17 của Việt Nam (đại đội gồm 10 máy bay). Cuối năm 1966 hoặc đầu năm 1967, khi phía Việt Nam chuẩn bị đủ máy bay, phía Triều Tiên sẽ đưa sang Việt Nam số chuyên gia đủ để phụ trách đại đội MiG17 thứ hai của Việt Nam."
"Trong năm 1967, khi nào phía Triều Tiên chuẩn bị xong chuyên gia và Việt Nam chuẩn bị được máy bay, phía Triều Tiên sẽ cử thêm sang Việt Nam một số chuyên gia đủ để phụ trách 1 đại đội máy bay MiG21 của Việt Nam."

Có mặt ở miền Nam Việt Nam?

Trung tâm Woodrow Wilson còn công bố một văn bản của Bộ Ngoại giao Romania ngày 6/7/1967, do Eliza Gheorghe dịch sang tiếng Anh, nêu thông tin người Bắc Hàn có mặt ở Nam Việt Nam thời chiến.
Bức điện tường thuật cuộc gặp của một người thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và nhân viên ngoại giao của Romania ở Bình Nhưỡng.
Nhà ngoại giao người Việt cho hay nhiều nhân viên Bắc Hàn đã có mặt ở miền Nam Việt Nam.
Ông này nói: "Họ hoạt động ở những khu vực nơi lính Nam Hàn có mặt, để nghiên cứu chiến thuật của họ, khả năng sẵn sàng chiến đấu và tinh thần của lính Nam Hàn, và tuyên truyền chống lại phía Nam Hàn."
Theo bức điện, Sứ quán Bắc Hàn ở Hà Nội là nơi điều phối các hoạt động của bộ đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tại miền Nam Việt Nam.
Đại Hàn tham chiến ồ ạt và để lại tội ác
So với vài đơn vị Bình Nhưỡng cử sang giúp Hà Nội và đồng thời học hỏi kinh nghiệm chiến tranh thì kẻ thù của miền Bắc là Đại Hàn Dân quốc cử sang 300 nghìn lượt quân giúp Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ chống cộng sản.
Lính Đại HànBản quyền hình ảnh tim page/Getty Images
Image caption Quân lính Đại Hàn dùng xe ủy phá nhà dân ở Nam Việt Nam
Theo Korea Herald thì trong vào bảy năm kể từ 1965 có hai sư đoàn bộ binh Đại Hàn và một lực lượng Thủy quân Lục chiến đã tham chiến phía đồng minh Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.
Trong số này, ước tính có khoảng 8000 người bị thương và 3000 người thiệt mạng.
BBC News hồi 2003 nêu rằng tổng cộng có 300 nghìn quân Đại Hàn lần lượt tham chiến tại Việt Nam, lực lượng lớn thứ nhì sau quân đội Hoa Kỳ.
Nam Hàn: Phiên tòa xử bà Park bắt đầu
Luật sư nhân quyền 'làm tổng thống Nam Hàn'
Thông tin về đời tư của Kim Jong-nam
Các vụ thảm sát lính Đại Hàn gây ra với thường dân Việt Nam đã được nói đến ngay từ khi xảy ra cuộc chiến và để lại di sản sâu nặng cho quan hệ hai bên và cho cả những quân nhân Hàn tham chiến.
Hồi năm 2009, di sản chiến tranh ở Nam Việt Nam đã được nêu ra nhân "chuyến thăm vội vã" của một bộ trưởng sang Việt Nam để chuẩn bị cho chuyến công du của Tổng thống Hàn khi đó, ông Lee Myung-bak.
Theo tờ Korean Herald, có vẻ như phía Hàn Quốc bị xấu hổ vì Việt Nam phản đối một dự luật công nhận danh dự và quyền lợi cho các cựu binh Đại Hàn từng tham chiến tại Việt Nam.
Ngoài việc cho cựu chiến binh được hưởng quyền lợi vật chất, dự luật công nhận họ sang Việt Nam chiến đấu "để gìn giữ hòa bình trên thế giới".
Điều này đã khiến Ngoại trưởng Yu Muyng-hwan phải "vội vã" sang Việt Nam hôm 11/10/2009 để tìm cách giải tỏa "cảm xúc" của Hà Nội.

Lý do chính trị và kinh tế

Tài liệu của Viện Asan, Hàn Quốc công bố năm 2013 cho rằng có hai lý do khiến Tổng thống Park Chunghee, cha của nữ tổng thống Park Geun-hye vừa bị phế truất, quyết định đem quân sang Nam Việt Nam.
  • Lý do đầu tiên là để duy trì quan hệ với Hoa Kỳ, biến Seoul thành đồng minh không thể thiếu ở Đông Á, đề phòng trường hợp Mỹ muốn rút khỏi Nam Hàn, để nước này một mình đối phó với miền Bắc cộng sản.
  • Lý do thứ nhì là kinh tế. Các khoản tiền Hoa Kỳ trả để Seul đem quân sang Nam Việt Nam và các dịch vụ khác cho quân đội Hoa Kỳ ở châu Á đã đóng góp to lớn vào Sự thần kỳ kinh tế Hàn Quốc.
Có vẻ như dư luận Hàn biết rõ mối lợi này.
Một điều tra năm 2012 của Asan Institute for Policy Studies, có 80% người Hàn hiện nay biết về vai trò trước đây của quân đội nước họ tại Việt Nan, và 57% vẫn ủng hộ chuyện tham chiến đó.
Trái với tuyên truyền của bộ máy thời ông Park Chunghee rằng chiến đấu ở Việt Nam là để ngăn làn sóng cộng sản, 54% người được hỏi tin rằng tham chiến ở Việt Nam có mục tiêu đem lại lợi ích kinh tế.
Trong số người được hỏi về lý do tham chiến vì kinh tế này, 58% tin rằng Hàn Quốc đã đạt mục tiêu.
Bài viết 'A Perspective on Korea's Participation in the Vietnam War' (09/04/2013) còn gọi cuộc chiến Việt Nam là "Mỏ Vàng - El Dorado" cho Hàn Quốc.
Người ta tin rằng Hàn Quốc đã kiếm được 5 tỷ USD (theo thời giá khi đó) trong tám năm tham chiến từ các nguồn khác nhau, gồm cả viện trợ quân sự của Hoa Kỳ để hiện đại hóa quân đội, tiền lương cho quân Hàn ở Việt Nam, các hợp đồng dân sự hàng triệu USD và thương mại được mở rộng với VNCH.
Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Nguyễn Cao Kỳ năm 1966Bản quyền hình ảnh Co Rentmeester/Getty Images
Image caption Hai lãnh đạo VNCH: Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Nguyễn Cao Kỳ đến vinh danh Sư đoàn Mãnh Hổ của Đại Hàn "sau một chiến dịch thắng lợi" năm 1966
Sau hai năm tham chiến, thu nhập từ chiến tranh chiếm 40% nguồn thu bằng ngoại tệ của Hàn Quốc, và từ 1965 đến 1972, nước này thu về 1 tỷ USD tiền mặt.
...Có thể tin rằng sự tham chiến của Hàn Quốc và Nam Việt Nam là yếu tố đóng góp cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Một số học giả tin rằng thu nhập tài chính từ cuộc chiến đã góp 7-8% GDP cho Hàn Quốc từ 1966-1969.

Tội ác chiến tranh và hòa giải

Hồi 2009, hãng Yonhap trích lời Đại sứ Việt Nam khi đó, ông Phạm Tiến Văn nói:
"Đúng là Nam Hàn đã gây vết thương trong quá khứ bằng việc tham gia cuộc chiến, nhưng chúng tôi không bao giờ nhắc đến điều đó để duy trì mối quan hệ tương lai tốt giữa hai nước."
Nguồn này nói nhờ chính các nhà báo Hàn Quốc mà các tội ác của quân Đại Hàn ở Nam Việt Nam được nói đến sau chiến tranh tại nước họ.
Trong khi đó, truyền thông Phương Tây đã nêu ra vai trò của các lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa như Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ từng có động tác "vinh danh" các đơn vị Đại Hàn tham chiến.
Sau chiến tranh, nước Việt Nam thống nhất đã bình thường hóa quan hệ với Hàn Quốc.
Cũng đã có các công trình Hàn Quốc bỏ tiền xây dựng như ở Phú Yên nhằm tạ lỗi với Việt Nam cho những gì quân đội của họ gây ra.
Tổng thống Kim Dae-jung từng coi trang sử nước ông tham chiến ở Việt Nam là "sự kiện lịch sử bất hạnh".
Phát biểu mới nhất của Tổng thống Moon Jae-in, người gốc Bắc di cư có cha mẹ chạy vào Nam năm 1953, có thể chỉ nhằm vui lòng các phái cánh hữu, bảo thủ và chống cộng trong nước.
Nhưng những gì chính giới Hàn Quốc nêu ra vẫn dễ gây ra phản ứng vì như điều tra của Viện Asan cho thấy, không ít người Hàn chưa sẵn sàng nhìn nhận trách nhiệm về các tội ác quân đội họ gây ra ở Nam Việt Nam.
Xem thêm:
Thăm Bảo tàng Chiến tranh Triều Tiên ở Seoul
Bắc Hàn- Đất nước không có hòa bình - BBC Tiếng Việt
BBC Vietnamese - Blog BBC Vietnamese - Nghĩ về số phận Bắc Triều Tiên nhân World Cup

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40264243

Geen opmerkingen:

Een reactie posten