Việt Nam tăng cường quan hệ quốc phòng với Israel
Tổng thống Israel Reuven Rivlin (P) và chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang duyệt đội danh dự trong buổi lễ đón tiếp tại phủ chủ tịch, Hà nội, ngày 20/03/2017.HOANG DINH NAM / AFP
Ngày 14/05/2018, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết Việt Nam có cử đại diện tham dự buổi tiếp tân do Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Israel chủ trì vào ngày 13/05/2018 nhân dịp khai trương Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Jerusalem, Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam « không có đại diện dự buổi tiếp tân này như một số báo chí đưa tin ».
Như vậy là Hà Nội không tán đồng việc xem Jerusalem là thủ đô của Israel, như lập trường của nhiều nước khác. Tuy vậy, điều này không cản trở Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Israel, như ghi nhận của chuyên gia Prashanth Parameswaran trong một bài viết đề ngày 15/05/2018 đăng trên trang mạng The Diplomat.
Vào tuần trước, một phái đoàn quốc phòng Israel đã đến thăm Việt Nam, một dấu hiệu cho thấy quan hệ quốc phòng giữa hai nước đang gia tăng, tuy còn ít được chú ý so với các đối tác quốc phòng khác của Hà Nội.
Mặc dầu Việt Nam và Israel đã thiết lập bang giao từ năm 1993, chỉ đến những năm gần đây, mối quan hệ song phương giữa hai nước mới bao gồm cả hợp tác quốc phòng. Hai bên đã tiến hành một số bước, như mở văn phòng tùy viên quân sự Israel ở Việt Nam năm 2014, ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng năm 2015. Việt Nam cũng đã mua các hệ thống vũ khí của Israel và hai bên đang thăm dò các lĩnh vực hợp tác khác, như chuyển giao công nghệ và công nghiệp quốc phòng thông qua các hội thảo, các cuộc họp và các hoạt động khác.
Năm 2017, ông Reuven Rivlin là vị tổng thống thứ hai của Israel viếng thăm Việt Nam. Trong chuyến đi này, ông cũng đã bàn về các vấn đề quốc phòng với Việt Nam. Năm 2018 là năm đánh dấu 25 năm hai nước thiết lập bang giao và cũng là kỷ niệm 70 năm ngày Israel lập quốc, cho nên đây chắc cũng sẽ là những dịp mà Hà Nội và Tel Aviv tăng cường quan hệ trong lĩnh vực quốc phòng.
Trong bối cảnh đó, một phái đoàn của Cục Hợp tác Quốc phòng Quốc tế, bộ Quốc phòng Israel vào tuần trước đã đến Hà Nội họp với các giới chức Việt Nam. Theo bộ Quốc phòng Việt Nam, cuộc họp là dịp để hai bên xem xét tiến triển của hợp tác trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, cũng như công nghiệp quốc phòng, đồng thời bàn về những khả năng hợp tác trong tương lai. Có điều chưa ai biết rõ hợp tác quốc phòng tương lai này sẽ như thế nào, vì có rất ít chi tiết được công bố.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180515-viet-nam-tang-cuong-quan-he-quoc-phong-voi-israel
Việt Nam - Israel tăng cường quan hệ kinh tế
Chủ tịch Trương Tan Sang tiếp tổng thống Israel Shimon Peres 23/11/2011 (REUTERS)
Vào hôm nay 23/11/2011, Tổng thống Israel Shimon Peres chính thức bắt đầu chuyến viếng thăm Việt Nam dự trù kéo dài 4 ngày. Mục tiêu chuyến đi không ngoài việc tăng cường quan hệ kinh tế, trao đổi thương mại. Giới chuyên gia không loại trừ khả năng Việt Nam tìm mua vũ khí từ Israel.
Kim ngạch thương mại năm 2010 giữa Israel và Việt Nam chỉ đạt 220 triệu đô la. Vào hôm nay, hai bên đã ký kết một thoả thuận hợp tác trong lãnh vực chuyên chở hàng hải, và một văn kiện về hợp tác tài chính.
Sau việc ký kết nói trên, tổng thống Peres cho biết là Israel sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm với Việt Nam trong những lãnh vực mà Việt Nam xem là ‘’ưu tiên’’.
Tháp tùng theo tổng thống Israel là một đoàn doanh nghiệp gồm 70 lãnh đạo công ty Nhà nước và tư nhân trong các lãnh vực từ công nghệ cao cấp, vũ khí cho đến nông nghiệp. Theo báo chí Israel, ngoài việc tiếp xúc với chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, ông Peres còn gặp gỡ Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng như bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Cho nên giới chuyên gia, như giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhìn thấy là hai bên còn sẽ thảo luận về việc mua bán vũ khí. Việt Nam đang tìm cách hiện đại hoá quân đội của mình. Chuyến viếng thăm của tổng thống Israel kéo dài đến ngày 27/11/2011.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20111123-tong-thong-israel-chinh-thuc-vieng-tham-viet-nam-de-tang-cuong-quan-he-ke-ca-trong
Sau việc ký kết nói trên, tổng thống Peres cho biết là Israel sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm với Việt Nam trong những lãnh vực mà Việt Nam xem là ‘’ưu tiên’’.
Tháp tùng theo tổng thống Israel là một đoàn doanh nghiệp gồm 70 lãnh đạo công ty Nhà nước và tư nhân trong các lãnh vực từ công nghệ cao cấp, vũ khí cho đến nông nghiệp. Theo báo chí Israel, ngoài việc tiếp xúc với chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, ông Peres còn gặp gỡ Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng như bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Cho nên giới chuyên gia, như giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhìn thấy là hai bên còn sẽ thảo luận về việc mua bán vũ khí. Việt Nam đang tìm cách hiện đại hoá quân đội của mình. Chuyến viếng thăm của tổng thống Israel kéo dài đến ngày 27/11/2011.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20111123-tong-thong-israel-chinh-thuc-vieng-tham-viet-nam-de-tang-cuong-quan-he-ke-ca-trong
Lần đầu tiên, tổng thống Israel thăm Việt Nam
Tổng thống Israel Shimon PeresẢnh : Nir Landau/Reuters
Theo hãng tin AFP, tối hôm qua 21/11/2011, theo lời mời của chủ tịch Trương Tấn Sang, tổng thống Shimon Peres đã lên đường đi Việt Nam mở chuyến viếng thăm đầu tiên của một vị nguyên thủ quốc gia Israel tại nước này.
Chuyến viếng thăm của tổng thống Shimon Peres kéo dài đến ngày 27/11. Tháp tùng ông Peres có bộ trưởng Công nghệ và Khoa học và bộ trưởng Nông nghiệp Israel, cùng với một đoàn doanh nghiệp bao gồm 70 lãnh đạo các công ty tư nhân và Nhà nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như công nghệ cao cấp, vũ khí, nông nghiệp.
Là một quốc gia Cộng sản, trong thời gian chiến tranh lạnh, Việt Nam vẫn là đồng minh thân cận của những nước Ả Rập cực đoan như Libya, Ageria hay Irak. Mãi đến năm 1993, Hà Nội mới thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel. Vào tháng 8/2004, Israel và Việt Nam đã ký một hiệp định nhằm phát triển trao đổi thương mại song phương.
Nhưng vào tháng 6 năm ngoái, Hà Nội đã đình hoãn chuyến viếng thăm dự trù của tổng thống Shimon Peres, để tỏ thái độ phản đối vụ tấn công của hải quân Israel vào một đoàn tàu chở hàng cứu trợ nhân đạo cho Gaza, khiến 9 hành khách Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20111122-lan-dau-tien-mot-tong-thong-israel-vieng-tham-viet-nam
Là một quốc gia Cộng sản, trong thời gian chiến tranh lạnh, Việt Nam vẫn là đồng minh thân cận của những nước Ả Rập cực đoan như Libya, Ageria hay Irak. Mãi đến năm 1993, Hà Nội mới thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel. Vào tháng 8/2004, Israel và Việt Nam đã ký một hiệp định nhằm phát triển trao đổi thương mại song phương.
Nhưng vào tháng 6 năm ngoái, Hà Nội đã đình hoãn chuyến viếng thăm dự trù của tổng thống Shimon Peres, để tỏ thái độ phản đối vụ tấn công của hải quân Israel vào một đoàn tàu chở hàng cứu trợ nhân đạo cho Gaza, khiến 9 hành khách Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20111122-lan-dau-tien-mot-tong-thong-israel-vieng-tham-viet-nam
Geen opmerkingen:
Een reactie posten