Ở tuổi 92, Mahathir Mohamad trở lại ngoạn mục
Mahathir Mohamad vừa trở thành nhà lãnh đạo quốc gia lớn tuổi nhất thế giới, sau khi đánh bại học trò năm xưa của mình, Najib Razak.
Chiến thắng bất ngờ của phe đối lập trong một cuộc đua đầy kịch tích đã làm khuấy động chính trường Malaysia vốn bị thống trị bởi liên minh Barisan Nasional suốt 60 năm qua.Nhưng chiến thắng này - cho cả một niềm tin vào nền dân chủ Malaysia - có ý nghĩa gì với khu vực?
Bầu cử Malaysia: Phe đối lập giành thắng lợi lịch sử
Hàng triệu người dân Malaysia đi bầu cử
Mahathir 'phân biệt' Trung Quốc?
Phe chỉ trích thường chỉ trích chính quyền cũ của ông Najib là "bán" Malaysia cho Trung Quốc. Một báo cáo tháng trước cho thấy một trong những nước châu Á hưởng lợi nhất từ đầu tư Trung Quốc.
Nhưng Mahathir cho thấy ông có một quan điểm khác về Trung Quốc.
Ông từng cho rằng người Malay gốc Hoa đã làm lu mờ tiềm lực kinh tế của người Malay Hồi giáo - người chủ thực sự của Malaysia.
Ông còn có một số bình luận bị đánh giá là phân biệt chủng tộc đối với người gốc Hoa.
"Người Malay có khuynh hướng tinh thần, khoan dung và dễ dàng. Người không Mã Lai, và đặc biệt là người Trung Quốc, có tính chất vật chất, hung hăng và tham công tiếc việc," Mahathir viết trong quyển The Dilemma Malay.
"Nhiều người không thích sự đầu tư của Trung Quốc. Chúng tôi muốn dành việc đó cho người Malaysia. Chúng tôi muốn bảo vệ quyền của người Malaysia. Chúng tôi không muốn bán nhiều phần của đất nước này cho các công ty nước ngoài sẽ phát triển thành phố," Mahathir nói trong một cuộc phỏng vấn vào đầu tháng Tư, theo Bloomberg.
Phải bảo vệ chủ quyền Malaysia ở Biển Đông
Tại buổi họp báo hôm 10/5, Mahathir nói ông ủng hộ sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc nhưng Malaysia có quyền thương thảo lại một số thỏa thuận với Bắc Kinh nều cần thiết.
"Chúng tôi không có vấn đề vì với sáng kiến đó, trừ việc chúng tôi không muốn thấy quá nhiều tàu chiến trong khu vực này vì tàu chiến chỉ kéo thêm các tàu chiến khác vào," Mahathir nói.
"Chúng tôi phải đảm bảo tiếng nói của chúng tôi vì Malaysia có đảo trong khu vực và điều này là điều chúng tôi phải duy trì," Mahathir về tuyên bố về vấn đề tranh chấp biển đảo của Trung Quốc ở Biển Đông cũng trong buổi phỏng vấn với Bloomberg hồi tháng Tư.
Chính phủ của ông Najib Razak đã thu hút rất nhiều tỷ USD đầu tư từ Trung Quốc và câu chuyện 'tiền Trung Quốc' (Chinese money) trở thành vấn đề tranh cử thời gian qua.
Với Việt Nam, Malaysia cũng có một số tranh chấp chủ quyền ở khu vực quần đảo Trường Sa.
Mahathir đã thay đổi?
Mahathir từng là thủ tướng Malaysia trong suốt 22 năm, từ 1981 cho đến 2003. Sau khi đánh bại thủ tướng đương nhiệm Najib, Mahathir giữ vững thành tích bất bại.Ông từng được biết đến là một nhà lãnh đạo nóng nảy, quyết đoán, và không khoan nhượng với giới bất đồng chính kiến, nhưng ông đã khiến Malaysia từ một đất nước bị lãng quên trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại.
Mahathir không ngại chỉ trích Anh và Mỹ và cũng từng gây tranh cãi, khi nói lúc sắp về hưu rằng người Do Thái thống trị thế giới nhờ tay kẻ khác.
Ông cũng từng có lời qua tiếng lại với cố lãnh đạo Singapore, Lý Quang Diệu.
Luôn biết thay đổi
Nhưng giờ, sau khi tái xuất với tư cách lãnh đạo phe đối lập, Mahathir có thể đã khác?Trong một bài đăng hồi tháng Một, ông thừa nhận một số sai lầm trong quá khứ.
"Nhìn lại thì, tôi nhận ra vì sao, khi còn là thủ tướng tôi bị mô tả là một kẻ độc tài. Có rất nhiều thứ tôi làm đúng là rất chuyên chế," Mahathir viết.
Điều chắc chắn là ông Mahathir tỏ ra rất khôn ngoan và biết thay đổi.
Chẳng hạn như quan hệ từ bạn thành thù rồi lại là đồng minh của ông Mahathir Mohamad với cộng sự cũ, Anwar Ibrahim.
Khi là Phó thủ tướng, ông Anwar Ibrahim bị tù (lần đầu trong thập niên 1990) vì các cáo buộc tình dục mà ông và gia đình nói là "được tạo dựng cho mục tiêu chính trị".
Năm 2016, hai người gặp lại nhau lần đầu sau 18 năm và ông Mahathir xây dựng một liên minh chính trị với bà Wan Azizah Ismail, vợ của ông Anwar Ibrahim.
Đảng PKR của bà Wan Azizah thuộc liên minh vừa thắng cử của ông Mahathir.
Ông Mahathir nay hứa sẽ làm mọi cách để ông Anwar sau khi ra tù vào tháng tới sẽ được Quốc vương khoan hồng để có thể tham gia chính trị, và thành người kế nhiệm ông trong hai năm tới.
Về thủ tướng vừa mất chức, Rajib Nazak, có tin nói tân chính phủ sẽ mở các cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào ông.
Tin liên quan
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44065578
Lần đầu tiên kể từ khi Malaysia độc lập, phe đối lập thắng cử
Cựu thủ tướng Mahathir Mohamad, lãnh đạo liên minh đối lập, giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lập pháp Malaysia, ngày 09/05/2018REUTERS/Lai Seng Sin
Trong cuộc bầu cử Quốc Hội ngày hôm qua, 09/05/2018, lần đầu tiên, đảng Barisan Nasional (BN – Mặt trận Quốc gia), nắm quyền kể từ khi nước này độc lập, năm 1957, đã bị thua. Theo kết quả kiểm phiếu chính thức được công bố, liên minh đối lập do cựu thủ tướng Mohamad Mahathir, ngoài 90 tuổi, lãnh đạo, đã giành được đa số tuyệt đối, có được từ 121 đến 135 ghế trong tổng số 222 dân biểu tại Quốc Hội.
Thông tín viên Carie Nooten trong khu vực tường trình :
« Người dân Malaysia gần như ngỡ ngàng. Đảng đã lãnh đạo Malaysia từ 61 năm qua đã bị gạt ra khỏi bộ máy quyền lực qua lá phiếu của họ.
Cử tri Malaysia biết rõ cách phân chia khu vực bỏ phiếu tạo thuận lợi cho phe đa số nắm quyền và những thủ thuật lặt vặt trong bầu cử ở nước này, nhưng ít ai nghĩ rằng đảng Barisan Nasional (BN), một ngày nào đó lại bị mất quyền kiểm soát Malaysia. Trong cuộc bầu cử lần trước, các cử tri đã cố gắng tạo tạo thay đổi, nhưng đã không thành công, với tỷ lệ phiếu thua sát nút.
Thế nhưng, 5 năm sau, đời sống ngày càng đắt đỏ đã làm gia tăng sự bất bình. Hình ảnh của thủ tướng Najib Razak đã bị hoen ố do dính líu đến một vụ bê bối tham nhũng lớn. Ông đã không huy động được sự ủng hộ mạnh mẽ như trước.
Phe đối lập gặp khó khăn trong việc tổ chức lại sau khi cựu lãnh đạo của phe này, ông Anwar Ibrahim, bị bỏ tù. Nhưng một cựu chính trị gia đã lên tuyến đầu, đó là cựu thủ tướng Mahathir. Ở tuổi 94, ông đã quay lại chính trường sau 15 năm nghỉ hưu. Một số người cho rằng ông sẽ chuyển giao quyền lực, một khi Anwar Ibrahim được ân xá. Trước mắt, tất cả mọi người ở đây đang tự hỏi quá trình chuyển giao quyền lực sẽ ra sao bởi vì cho dù liên minh thất cử tuyên bố tôn trọng ý nguyện của cử tri, lãnh đạo của liên minh, thủ tướng Najib lại kêu gọi nhà vua cho ý kiến về nhân thân tân thủ tướng và thản nhiên khẳng định rằng đảng của ông vẫn còn tính chính đáng để lập chính phủ ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180510-lan-dau-tien-ke-tu-khi-malaysia-doc-lap-phe-doi-lap-thang-cu
« Người dân Malaysia gần như ngỡ ngàng. Đảng đã lãnh đạo Malaysia từ 61 năm qua đã bị gạt ra khỏi bộ máy quyền lực qua lá phiếu của họ.
Cử tri Malaysia biết rõ cách phân chia khu vực bỏ phiếu tạo thuận lợi cho phe đa số nắm quyền và những thủ thuật lặt vặt trong bầu cử ở nước này, nhưng ít ai nghĩ rằng đảng Barisan Nasional (BN), một ngày nào đó lại bị mất quyền kiểm soát Malaysia. Trong cuộc bầu cử lần trước, các cử tri đã cố gắng tạo tạo thay đổi, nhưng đã không thành công, với tỷ lệ phiếu thua sát nút.
Thế nhưng, 5 năm sau, đời sống ngày càng đắt đỏ đã làm gia tăng sự bất bình. Hình ảnh của thủ tướng Najib Razak đã bị hoen ố do dính líu đến một vụ bê bối tham nhũng lớn. Ông đã không huy động được sự ủng hộ mạnh mẽ như trước.
Phe đối lập gặp khó khăn trong việc tổ chức lại sau khi cựu lãnh đạo của phe này, ông Anwar Ibrahim, bị bỏ tù. Nhưng một cựu chính trị gia đã lên tuyến đầu, đó là cựu thủ tướng Mahathir. Ở tuổi 94, ông đã quay lại chính trường sau 15 năm nghỉ hưu. Một số người cho rằng ông sẽ chuyển giao quyền lực, một khi Anwar Ibrahim được ân xá. Trước mắt, tất cả mọi người ở đây đang tự hỏi quá trình chuyển giao quyền lực sẽ ra sao bởi vì cho dù liên minh thất cử tuyên bố tôn trọng ý nguyện của cử tri, lãnh đạo của liên minh, thủ tướng Najib lại kêu gọi nhà vua cho ý kiến về nhân thân tân thủ tướng và thản nhiên khẳng định rằng đảng của ông vẫn còn tính chính đáng để lập chính phủ ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180510-lan-dau-tien-ke-tu-khi-malaysia-doc-lap-phe-doi-lap-thang-cu
Thủ tướng Malaysia và « món quà » bí ẩn trên 600 triệu đô la
Thủ tướng Najib Razak phát biểu trước quốc dân nhân Quốc khánh Malaysia, ngày 30/08/2015.REUTERS/Edgar Su/Files
Trong bài viết mang tựa đề « Tại Malaysia, có một Thủ tướng ‘‘bị vây hãm’’ », đặc phái viên nhật báo Le Monde tại Kuala Lumpur cho biết đương kim Thủ tướng Najib Razak trước cáo buộc tham nhũng ngày càng bị chỉ trích, thậm chí ngay trong đảng của mình.
Liệu đây là khởi đầu của hồi kết đối với Thủ tướng Malaysia, hay như câu nói của ông Winston Churchill « thất bại đang đến gần » ? Dù sao đi nữa, khả năng ông Najib Razak từ chức đang được mọi người ở Kuala Lumpur đề cập đến. Xì-căng-đan tham nhũng mà ông đang biện bạch khá tốt, một ngày nào đó sẽ dẫn đến sự sụp đổ.
Tình hình bắt đầu xấu đi kể từ tháng Bảy, khi tờ Wall Street Journal tiết lộ rằng tài khoản của « Najib » - tên thân mật thường gọi của Thủ tướng – được chuyển vào số tiền lên đến 2,6 tỉ ringgit, tương đương 546 triệu euro hay 622 triệu đô la. Tờ báo Mỹ dựa trên kết luận của một « cuộc điều tra chính phủ » cho biết số tiền này đến từ một quỹ đầu tư nhà nước do Thủ tướng thành lập năm 2009 mang tên 1Malaysia Development Berhad, thường được gọi là 1MDB.
Đương kim Thủ tướng, đồng thời là chủ tịch của đảng Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO) – đảng của người Mã Lai theo đạo Hồi đầy quyền lực, cầm quyền liên tục từ khi giành độc lập vào năm 1957 – ngày càng bị phê phán.
« Ông ấy đang bị vây hãm » - cựu dân biểu UMNO, Tawfik Ismail nhận xét. « Cho dù theo truyền thống phong kiến lâu nay, khó thể chỉ trích thủ lãnh. Đa số thành viên trong đảng đều ngoan ngoãn vâng lời, nhưng không loại trừ việc những bậc trưởng thượng yêu cầu ông Najib Razak từ chức nếu quá nhiều phiền nhiễu vì tai tiếng ».
Áp lực càng lên cao thì ông Najib Razak lại càng hung hăng như mãnh hổ, với nhiều hành động độc đoán tại « xã hội dân chủ » đáng kinh ngạc, luôn bị một chính quyền mạnh khống chế. Chỉ trong vài tháng, ông đã tống khứ nhiều tiếng nói đối lập quan trọng : Phó thủ tướng bị trừng phạt, Tổng chưởng lý phải từ chức, cả hai được thay thế bằng những bộ hạ thân tín. Ủy ban chống tham nhũng cũng không thoát nạn : cảnh sát ruồng bố văn phòng của một số thanh tra quá tò mò.
Cơn cuồng nộ của ông Najib Razak không tha một ai, và các hình phạt ngày càng nặng nề hơn. Hồi tháng Chín, một đảng viên UMNO, Khairuddin Abou Hassan đã bị bắt giam vì dám chu du khắp nơi, từ Hoa Kỳ cho đến Hồng Kông, Thụy Sĩ, Pháp để tố cáo Thủ tướng tham ô. Hôm thứ Hai 12/10, ông Khairuddin chính thức bị khởi tố tội « vu khống », có nguy cơ lãnh đến 15 năm tù. Trước đó vài ngày, luật sư của ông là Matthias Chang cũng bị bắt, và hiện đang tuyệt thực phản đối.
Năm 2012, một dự luật về an ninh cho phép bắt giam không cần xét xử đã được thông qua. Tháng Tư năm nay, với đạo luật chống khủng bố, một nghi can có thể bị giam giữ 59 ngày, và gia hạn đến hai năm. Đồng thời luật « chống ly khai » sửa đổi được thông qua, tăng cường thêm sức mạnh cho bộ máy trấn áp.
Tuy nhiên ông Najib Razak hiện đang ở tư thế phòng vệ. Tuần trước, tuyên bố bất thình lình của chín tiểu vương đánh dấu một bước ngoặt. Các vị tiểu vương thay nhau đứng đầu quốc gia quân chủ lập hiến này mỗi 5 năm một lần, nhưng không có quyền hành pháp, đã đòi hỏi : « Các kết luận điều tra (vụ 1MDB) phải được báo cáo thật rõ ràng, làm thế nào để thuyết phục được dân chúng về sự chân thành của chính phủ, không được giấu diếm bất cứ sự thật nào ».
Người dân Kuala Lumpur kinh ngạc : chưa bao giờ trong lịch sử Malaysia từ ngày độc lập đến nay, các tiểu vương Hồi giáo lại trực tiếp can thiệp vào chính trị ! Đây là một cái tát cho đương kim Thủ tướng.
Diễn biến mới nhất của chuyện dài chính trị này là cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad, 90 tuổi, hôm đầu tuần này đã lên tiếng đến lần thứ hai, đòi ông Najib Razak phải trả lời các cáo buộc. Nhưng ông Najib chưa bao giờ trả lời câu hỏi này cả, mà để cho những người thân tín lên tiếng bênh vực thủ lãnh. Tay chân của ông khẳng định một nhân vật Hồi giáo vùng Vịnh bí ẩn đã « tặng » số tiền khổng lồ trên cho Thủ tướng.
Ambiga Sreenevasan, luật sư kiêm nhà đấu tranh nhân quyền kết luận :« Từ nay chúng tôi là một quốc gia chìm trong khủng hoảng ».
Mô hình kinh tế Trung Quốc đang hụt hơi ?
Cũng về châu Á, tác giả Philippe Ithurbide, giám đốc nghiên cứu chiến lược của Amundi, trên nhật báo kinh tế Les Echos đặt vấn đề : « Trung Quốc, một mô hình đang hụt hơi ? ». Nợ xấu chồng chất, một sự thật hiển nhiên tại Trung Quốc khiến người ta phải đặt ra câu hỏi về nguy cơ khủng hoảng kinh tế quy mô lớn.
Theo tác giả, quyết định của Bắc Kinh mới đây để cho đồng nhân dân tệ bị sụt giá (đôi chút) là một bước ngoặt thực sự trên thị trường tài chính. Phải nói rằng cho đến nay, chính quyền Trung Quốc vẫn sử dụng chính sách tiền tệ, ngân sách và thuế khóa để tái thúc đẩy chính sách ngoại hối. Ngoài ra Bắc Kinh cũng đã cam kết với nhóm G20 không lũng đoạn hối suất : phải đóng góp vào việc giảm tình trạng mất cân bằng hiện nay qua việc tuần tự thả nổi đồng tiền.
Việc phá giá thô bạo đồng nhân dân tệ chứng tỏ lời hứa này không giữ được, phải chăng mô hình kinh tế Trung Quốc đã kiệt sức ? Dù sao có một điều chắc chắn, đó là số nợ xấu khổng lồ đang phồng lên, tín dụng đen không quản nổi, tính cạnh tranh của ngành công nghiệp bị xói mòn, hiệu suất và tăng trưởng giảm. Có thể nói tăng trưởng tiềm năng chỉ bằng phân nửa so với cách đây mười năm. Dân số Trung Quốc đang dần giảm xuống trong khi vẫn đang là một nước nghèo.
Vấn đề không phải là tăng trưởng tương lai sẽ giảm đi hay không, vì điều này đã rõ, mà là đoán được thấp đến cỡ nào. Cụ thể hơn, là Trung Quốc liệu sẽ gặp phải khủng hoảng kinh tế quy mô lớn hay không. Đây là cả một bài toán phải giải trong những tháng tới. Để trấn an, Bắc Kinh một lần nữa phải chứng tỏ khả năng đối phó. Nếu không, các nền kinh tế mới nổi sẽ bị ảnh hưởng theo, và có thể lây lan sang các nước phát triển.
« Brexit » : Thủ tướng Anh đùa với lửa
Còn tại châu Âu, bài xã luận « Châu Âu : Mối nguy Cameron » của nhật báo Le Monde đề cập đến một chủ đề mà người dân Anh đang tranh cãi : ở lại hay ra khỏi Liên hiệp Châu Âu ?
Vấn đề này có vẻ nhỏ nhặt trong khi châu Âu đang còn phải xử lý nhiều hồ sơ khác : cứu vãn đồng euro và cuộc khủng hoảng di dân với hàng triệu người chạy trốn khỏi khu vực Cận Đông. Trên thực tế, đây là vấn đề nghiêm trọng, sẽ ảnh hưởng đến toàn châu Âu. Đối với thế giới, việc nền kinh tế mạnh thứ nhì châu Âu ra khỏi Liên hiệp có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả khối.
Nguy cơ thật đáng lo ngại, trong lúc Thủ tướng Anh David Cameron vẫn muốn tổ chức trưng cầu dân ý. Theo Le Monde, bị rơi vào chiếc bẫy của chính mình, đã quá muộn để ông Cameron rút lại lời hứa lúc tranh cử. Ông David Cameron đòi hỏi một « châu Âu cải cách » : cạnh tranh hơn, các nước thành viên có nhiều quyền hơn, bớt các món trợ cấp của Nhà nước ban phát, tìm ra phương thức đồng thuận mới cho khu vực đồng euro.
Nhưng theo Le Monde, yêu sách này vừa quá lố vừa chưa đủ. Quá mức, vì Luân Đôn đòi giải quyết các vấn đề rất phức tạp chỉ trong hai tháng, rồi sẽ cho trưng cầu dân ý. Chưa đủ, vì như vậy chưa thể thuyết phục được xu hướng muốn ra khỏi châu Âu. Và câu trả lời « không » sẽ gây ra hỗn loạn. Chính phủ Cameron có thể bị tan rã, Scotland sẽ đòi độc lập với cơ hội thành công rất lớn. Khi đùa với lửa, Thủ tướng Anh đang đe dọa Anh quốc và Liên hiệp Châu Âu.
Israel trước bạo động
Về tình hình Trung Đông, trong bài xã luận mang tên « Ngõ cụt Israel », La Croix nhận định, những vụ tấn công tự sát mang tính chất cá nhân không thể nào đánh bại được Nhà nước Israel, nhưng Tel Aviv thì cũng không thế chiến thắng.
Những sự kiện trong hai tuần lễ vừa qua biểu hiện sự tuyệt vọng của người dân Palestine, sẽ trở thành bạo động thường xuyên. Tình trạng này khiến cả hai dân tộc đều không thể sống yên lành. Vào đầu thập niên 90, Thủ tướng Israel thời đó là Yitzhak Rabin ngay từ đầu cuộc chiến Intifada đã hiểu được điều này, và bắt tay vào tiến trình hòa bình với ông Yasser Arafat, đưa đến việc thành lập Nhà nước Palestine.
Tờ báo đặt câu hỏi : Làm thế nào hai dân tộc có thể sống chung trên cùng một mảnh đất ? Israel có quyền hiện hữu và có được an ninh, nhưng quyền này sẽ không đảm bảo nếu không sống chung hòa bình với người Palestine. Hiện giờ sức mạnh của lực lượng cảnh sát và quân đội Israel cho phép hoãn lại thời gian trả lời vấn đề này, nhưng như vậy sẽ phải trả giá nhiều hơn cho một giải pháp tương lai.
Ông Obama và những thất bại đối ngoại
Nhìn rộng ra thế giới, trong bài bình luận mang tựa đề « Obama, bóng ma của thoái trào » đăng trên tuần san L’Express, tác giả Christian Makarian nhận định, giữa Nga và Mỹ đang diễn ra một kịch bản gợi lên quá khứ đối đầu một cách đáng buồn.
Cho dù sức mạnh quân sự tất nhiên nghiêng hẳn về phía Hoa Kỳ, ông Vladimir Putin đã đạt được điều mà ông tìm kiếm từ hơn một thập kỷ qua, đó là một sự đối đầu trực diện với siêu cường Mỹ để chứng tỏ vị thế của mình, và sự xuống dốc trên trường quốc tế của Washington.
Pháp: Từ nhập cư đến biểu tình của cảnh sát
Về thời sự nước Pháp, Le Monde cho biết « Các ý tưởng lâu nay về nhập cư bị một nghiên cứu của Insee phản bác ». Số người nhập cư vào Pháp tuy có tăng lên, nhưng số người ra đi cũng tăng.
Libération nhận xét « Cảnh sát chịu hết nổi, Taubira lãnh đủ ». Quá vất vả từ sau các vụ khủng bố hồi tháng Giêng đến nay, hôm nay lực lượng cảnh sát biểu tình ngay trước…Bộ Tư pháp, mà theo tờ báo cánh tả, thì bà Bộ trưởng Tư pháp Christiane Taubira chỉ là người giơ đầu chịu báng.
Le Figaro chạy tựa : « Sự giận dữ của lực lượng cảnh sát làm chính phủ lo ngại ». Một vụ hình sự đã đổ dầu vào lửa : hôm 5/10, một cảnh sát bị thương nặng vì trúng đạn trong một cuộc đọ súng với một tù nhân trốn trại. Rất được cảm tình của người dân sau đợt khủng bố hồi đầu năm, lần này giới nhân viên cảnh sát quyết định trút hết những bất mãn : giờ phụ trội không được thanh toán, tỉ lệ tự tử tăng lên, các vụ tấn công vào cảnh sát…
Nhìn sang Trung Đông, nhật báo công giáo La Croix quan tâm đến « Sự phẫn nộ của thanh niên Palestine ». Từ một tháng qua, bạo động lan tràn giữa người Palestine và Do Thái, đã làm cho trên 30 người chết : 7 người Do Thái và ít nhất 25 người Palestine.
Trên lãnh vực kinh tế, Les Echos nói về cuộc chạy đua trở thành người khổng lồ trong công nghiệp, mà một ví dụ là AB InBev, tập đoàn sản xuất bia hàng đầu thế giới, sẽ bỏ ra 106 tỉ đô la mua lại SABMiller và như vậy, hai hãng bia lớn nhất sẽ kiểm soát một phần ba thị trường bia trên toàn cầu. Chi phí sẽ được giảm thiểu, ngược lại, tính chất sáng tạo lại bị coi nhẹ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151014-thu-tuong-malaysia-va-%C2%AB-mon-qua-%C2%BB-bi-an-tren-600-trieu-do-lamal
Tình hình bắt đầu xấu đi kể từ tháng Bảy, khi tờ Wall Street Journal tiết lộ rằng tài khoản của « Najib » - tên thân mật thường gọi của Thủ tướng – được chuyển vào số tiền lên đến 2,6 tỉ ringgit, tương đương 546 triệu euro hay 622 triệu đô la. Tờ báo Mỹ dựa trên kết luận của một « cuộc điều tra chính phủ » cho biết số tiền này đến từ một quỹ đầu tư nhà nước do Thủ tướng thành lập năm 2009 mang tên 1Malaysia Development Berhad, thường được gọi là 1MDB.
Đương kim Thủ tướng, đồng thời là chủ tịch của đảng Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO) – đảng của người Mã Lai theo đạo Hồi đầy quyền lực, cầm quyền liên tục từ khi giành độc lập vào năm 1957 – ngày càng bị phê phán.
« Ông ấy đang bị vây hãm » - cựu dân biểu UMNO, Tawfik Ismail nhận xét. « Cho dù theo truyền thống phong kiến lâu nay, khó thể chỉ trích thủ lãnh. Đa số thành viên trong đảng đều ngoan ngoãn vâng lời, nhưng không loại trừ việc những bậc trưởng thượng yêu cầu ông Najib Razak từ chức nếu quá nhiều phiền nhiễu vì tai tiếng ».
Áp lực càng lên cao thì ông Najib Razak lại càng hung hăng như mãnh hổ, với nhiều hành động độc đoán tại « xã hội dân chủ » đáng kinh ngạc, luôn bị một chính quyền mạnh khống chế. Chỉ trong vài tháng, ông đã tống khứ nhiều tiếng nói đối lập quan trọng : Phó thủ tướng bị trừng phạt, Tổng chưởng lý phải từ chức, cả hai được thay thế bằng những bộ hạ thân tín. Ủy ban chống tham nhũng cũng không thoát nạn : cảnh sát ruồng bố văn phòng của một số thanh tra quá tò mò.
Cơn cuồng nộ của ông Najib Razak không tha một ai, và các hình phạt ngày càng nặng nề hơn. Hồi tháng Chín, một đảng viên UMNO, Khairuddin Abou Hassan đã bị bắt giam vì dám chu du khắp nơi, từ Hoa Kỳ cho đến Hồng Kông, Thụy Sĩ, Pháp để tố cáo Thủ tướng tham ô. Hôm thứ Hai 12/10, ông Khairuddin chính thức bị khởi tố tội « vu khống », có nguy cơ lãnh đến 15 năm tù. Trước đó vài ngày, luật sư của ông là Matthias Chang cũng bị bắt, và hiện đang tuyệt thực phản đối.
Năm 2012, một dự luật về an ninh cho phép bắt giam không cần xét xử đã được thông qua. Tháng Tư năm nay, với đạo luật chống khủng bố, một nghi can có thể bị giam giữ 59 ngày, và gia hạn đến hai năm. Đồng thời luật « chống ly khai » sửa đổi được thông qua, tăng cường thêm sức mạnh cho bộ máy trấn áp.
Tuy nhiên ông Najib Razak hiện đang ở tư thế phòng vệ. Tuần trước, tuyên bố bất thình lình của chín tiểu vương đánh dấu một bước ngoặt. Các vị tiểu vương thay nhau đứng đầu quốc gia quân chủ lập hiến này mỗi 5 năm một lần, nhưng không có quyền hành pháp, đã đòi hỏi : « Các kết luận điều tra (vụ 1MDB) phải được báo cáo thật rõ ràng, làm thế nào để thuyết phục được dân chúng về sự chân thành của chính phủ, không được giấu diếm bất cứ sự thật nào ».
Người dân Kuala Lumpur kinh ngạc : chưa bao giờ trong lịch sử Malaysia từ ngày độc lập đến nay, các tiểu vương Hồi giáo lại trực tiếp can thiệp vào chính trị ! Đây là một cái tát cho đương kim Thủ tướng.
Diễn biến mới nhất của chuyện dài chính trị này là cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad, 90 tuổi, hôm đầu tuần này đã lên tiếng đến lần thứ hai, đòi ông Najib Razak phải trả lời các cáo buộc. Nhưng ông Najib chưa bao giờ trả lời câu hỏi này cả, mà để cho những người thân tín lên tiếng bênh vực thủ lãnh. Tay chân của ông khẳng định một nhân vật Hồi giáo vùng Vịnh bí ẩn đã « tặng » số tiền khổng lồ trên cho Thủ tướng.
Ambiga Sreenevasan, luật sư kiêm nhà đấu tranh nhân quyền kết luận :« Từ nay chúng tôi là một quốc gia chìm trong khủng hoảng ».
Mô hình kinh tế Trung Quốc đang hụt hơi ?
Cũng về châu Á, tác giả Philippe Ithurbide, giám đốc nghiên cứu chiến lược của Amundi, trên nhật báo kinh tế Les Echos đặt vấn đề : « Trung Quốc, một mô hình đang hụt hơi ? ». Nợ xấu chồng chất, một sự thật hiển nhiên tại Trung Quốc khiến người ta phải đặt ra câu hỏi về nguy cơ khủng hoảng kinh tế quy mô lớn.
Theo tác giả, quyết định của Bắc Kinh mới đây để cho đồng nhân dân tệ bị sụt giá (đôi chút) là một bước ngoặt thực sự trên thị trường tài chính. Phải nói rằng cho đến nay, chính quyền Trung Quốc vẫn sử dụng chính sách tiền tệ, ngân sách và thuế khóa để tái thúc đẩy chính sách ngoại hối. Ngoài ra Bắc Kinh cũng đã cam kết với nhóm G20 không lũng đoạn hối suất : phải đóng góp vào việc giảm tình trạng mất cân bằng hiện nay qua việc tuần tự thả nổi đồng tiền.
Việc phá giá thô bạo đồng nhân dân tệ chứng tỏ lời hứa này không giữ được, phải chăng mô hình kinh tế Trung Quốc đã kiệt sức ? Dù sao có một điều chắc chắn, đó là số nợ xấu khổng lồ đang phồng lên, tín dụng đen không quản nổi, tính cạnh tranh của ngành công nghiệp bị xói mòn, hiệu suất và tăng trưởng giảm. Có thể nói tăng trưởng tiềm năng chỉ bằng phân nửa so với cách đây mười năm. Dân số Trung Quốc đang dần giảm xuống trong khi vẫn đang là một nước nghèo.
Vấn đề không phải là tăng trưởng tương lai sẽ giảm đi hay không, vì điều này đã rõ, mà là đoán được thấp đến cỡ nào. Cụ thể hơn, là Trung Quốc liệu sẽ gặp phải khủng hoảng kinh tế quy mô lớn hay không. Đây là cả một bài toán phải giải trong những tháng tới. Để trấn an, Bắc Kinh một lần nữa phải chứng tỏ khả năng đối phó. Nếu không, các nền kinh tế mới nổi sẽ bị ảnh hưởng theo, và có thể lây lan sang các nước phát triển.
« Brexit » : Thủ tướng Anh đùa với lửa
Còn tại châu Âu, bài xã luận « Châu Âu : Mối nguy Cameron » của nhật báo Le Monde đề cập đến một chủ đề mà người dân Anh đang tranh cãi : ở lại hay ra khỏi Liên hiệp Châu Âu ?
Vấn đề này có vẻ nhỏ nhặt trong khi châu Âu đang còn phải xử lý nhiều hồ sơ khác : cứu vãn đồng euro và cuộc khủng hoảng di dân với hàng triệu người chạy trốn khỏi khu vực Cận Đông. Trên thực tế, đây là vấn đề nghiêm trọng, sẽ ảnh hưởng đến toàn châu Âu. Đối với thế giới, việc nền kinh tế mạnh thứ nhì châu Âu ra khỏi Liên hiệp có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả khối.
Nguy cơ thật đáng lo ngại, trong lúc Thủ tướng Anh David Cameron vẫn muốn tổ chức trưng cầu dân ý. Theo Le Monde, bị rơi vào chiếc bẫy của chính mình, đã quá muộn để ông Cameron rút lại lời hứa lúc tranh cử. Ông David Cameron đòi hỏi một « châu Âu cải cách » : cạnh tranh hơn, các nước thành viên có nhiều quyền hơn, bớt các món trợ cấp của Nhà nước ban phát, tìm ra phương thức đồng thuận mới cho khu vực đồng euro.
Nhưng theo Le Monde, yêu sách này vừa quá lố vừa chưa đủ. Quá mức, vì Luân Đôn đòi giải quyết các vấn đề rất phức tạp chỉ trong hai tháng, rồi sẽ cho trưng cầu dân ý. Chưa đủ, vì như vậy chưa thể thuyết phục được xu hướng muốn ra khỏi châu Âu. Và câu trả lời « không » sẽ gây ra hỗn loạn. Chính phủ Cameron có thể bị tan rã, Scotland sẽ đòi độc lập với cơ hội thành công rất lớn. Khi đùa với lửa, Thủ tướng Anh đang đe dọa Anh quốc và Liên hiệp Châu Âu.
Israel trước bạo động
Về tình hình Trung Đông, trong bài xã luận mang tên « Ngõ cụt Israel », La Croix nhận định, những vụ tấn công tự sát mang tính chất cá nhân không thể nào đánh bại được Nhà nước Israel, nhưng Tel Aviv thì cũng không thế chiến thắng.
Những sự kiện trong hai tuần lễ vừa qua biểu hiện sự tuyệt vọng của người dân Palestine, sẽ trở thành bạo động thường xuyên. Tình trạng này khiến cả hai dân tộc đều không thể sống yên lành. Vào đầu thập niên 90, Thủ tướng Israel thời đó là Yitzhak Rabin ngay từ đầu cuộc chiến Intifada đã hiểu được điều này, và bắt tay vào tiến trình hòa bình với ông Yasser Arafat, đưa đến việc thành lập Nhà nước Palestine.
Tờ báo đặt câu hỏi : Làm thế nào hai dân tộc có thể sống chung trên cùng một mảnh đất ? Israel có quyền hiện hữu và có được an ninh, nhưng quyền này sẽ không đảm bảo nếu không sống chung hòa bình với người Palestine. Hiện giờ sức mạnh của lực lượng cảnh sát và quân đội Israel cho phép hoãn lại thời gian trả lời vấn đề này, nhưng như vậy sẽ phải trả giá nhiều hơn cho một giải pháp tương lai.
Ông Obama và những thất bại đối ngoại
Nhìn rộng ra thế giới, trong bài bình luận mang tựa đề « Obama, bóng ma của thoái trào » đăng trên tuần san L’Express, tác giả Christian Makarian nhận định, giữa Nga và Mỹ đang diễn ra một kịch bản gợi lên quá khứ đối đầu một cách đáng buồn.
Cho dù sức mạnh quân sự tất nhiên nghiêng hẳn về phía Hoa Kỳ, ông Vladimir Putin đã đạt được điều mà ông tìm kiếm từ hơn một thập kỷ qua, đó là một sự đối đầu trực diện với siêu cường Mỹ để chứng tỏ vị thế của mình, và sự xuống dốc trên trường quốc tế của Washington.
Pháp: Từ nhập cư đến biểu tình của cảnh sát
Về thời sự nước Pháp, Le Monde cho biết « Các ý tưởng lâu nay về nhập cư bị một nghiên cứu của Insee phản bác ». Số người nhập cư vào Pháp tuy có tăng lên, nhưng số người ra đi cũng tăng.
Libération nhận xét « Cảnh sát chịu hết nổi, Taubira lãnh đủ ». Quá vất vả từ sau các vụ khủng bố hồi tháng Giêng đến nay, hôm nay lực lượng cảnh sát biểu tình ngay trước…Bộ Tư pháp, mà theo tờ báo cánh tả, thì bà Bộ trưởng Tư pháp Christiane Taubira chỉ là người giơ đầu chịu báng.
Le Figaro chạy tựa : « Sự giận dữ của lực lượng cảnh sát làm chính phủ lo ngại ». Một vụ hình sự đã đổ dầu vào lửa : hôm 5/10, một cảnh sát bị thương nặng vì trúng đạn trong một cuộc đọ súng với một tù nhân trốn trại. Rất được cảm tình của người dân sau đợt khủng bố hồi đầu năm, lần này giới nhân viên cảnh sát quyết định trút hết những bất mãn : giờ phụ trội không được thanh toán, tỉ lệ tự tử tăng lên, các vụ tấn công vào cảnh sát…
Nhìn sang Trung Đông, nhật báo công giáo La Croix quan tâm đến « Sự phẫn nộ của thanh niên Palestine ». Từ một tháng qua, bạo động lan tràn giữa người Palestine và Do Thái, đã làm cho trên 30 người chết : 7 người Do Thái và ít nhất 25 người Palestine.
Trên lãnh vực kinh tế, Les Echos nói về cuộc chạy đua trở thành người khổng lồ trong công nghiệp, mà một ví dụ là AB InBev, tập đoàn sản xuất bia hàng đầu thế giới, sẽ bỏ ra 106 tỉ đô la mua lại SABMiller và như vậy, hai hãng bia lớn nhất sẽ kiểm soát một phần ba thị trường bia trên toàn cầu. Chi phí sẽ được giảm thiểu, ngược lại, tính chất sáng tạo lại bị coi nhẹ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151014-thu-tuong-malaysia-va-%C2%AB-mon-qua-%C2%BB-bi-an-tren-600-trieu-do-lamal
Geen opmerkingen:
Een reactie posten