Những bức ảnh thiên văn đẹp nhất năm 2017
Cuộc thi nhiếp ảnh thiên văn năm 2017 nhận được hơn 3.800 bài dự thi đến từ hơn 90 quốc gia khác nhau trên thế giới.
Artem Mironov, nhiếp ảnh gia người Nga, đánh bại hàng nhìn nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và nghiệp dư từ khắp nơi trên thế giới để giành chiến thắng trong cuộc thi Insight Astronomy Photographer năm 2017, do Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich, Anh, phối hợp tổ chức cùng Insight Investment và Tạp chí Bầu trời đêm của BBC, International Business Timeshôm 15/9 đưa tin.
Bức ảnh của Artem Mironov chụp Cụm đám mây Rho Ophiuchi, hay còn gọi là đám mây phân tử Rho Ophiuchi, nằm cách chúng ta 460 năm ánh sáng trong chòm sao Xà Phu (Ophiuchus). Đây là một trong những khu vực hình thành sao gần hệ Mặt Trời nhất. Ảnh: Artem Mironov.
Bức ảnh của Artem Mironov chụp Cụm đám mây Rho Ophiuchi, hay còn gọi là đám mây phân tử Rho Ophiuchi, nằm cách chúng ta 460 năm ánh sáng trong chòm sao Xà Phu (Ophiuchus). Đây là một trong những khu vực hình thành sao gần hệ Mặt Trời nhất. Ảnh: Artem Mironov.
Bức ảnh chụp tinh vân NGC 281, hay tinh vân Pacman, của nhiếp ảnh gia Andriy Borovkov người Ukraine có màu xanh dương rực rỡ, bao quanh bởi màu da cam hơi mờ. Hình ảnh được chụp tại thị trấn nhỏ Elmshorn, Đức, vào giữa tháng 8 và tháng 9 năm 2016. Ảnh: Andriy Borovkov.
Một nhà thiên văn học đang nhìn chằm chằm vào các ngôi sao trong dải Ngân hà, hay thiên hà Milky Way, tại Công viên Quốc gia Los Glaciares, Argentina. Đây là tác phẩm của Yuri Zvezdny, nhiếp ảnh gia người Nga. Ảnh: Yuri Zvezdny.
Kamil Nureev, nhiếp ảnh gia người Nga, ghi lại hình ảnh ánh sáng cực quang màu xanh lá cây phía trên một khu vực lãnh nguyên ở Siberia vào mùa thu. Ảnh: Kamil Nureev.
Bức ảnh mô tả bề mặt của Mặt Trăng màu vàng nâu với miệng hố va chạm Ticho. Các vệt màu trắng - xanh dương xung quanh miệng hố kéo dài gần 2.000 km. Ảnh: László Francsics.
Mặt Trăng tròn xuất hiện to lớn phía sau kính thiên văn trên đỉnh núi lửa không hoạt động Mauna Kea ở Hawaii, Mỹ. Độ cao của Mauna Kea là 4.200 m nên có tuyết trên đỉnh núi vào mùa đông. Ảnh: Sean Goebel.
Bức ảnh chụp bề mặt hoạt động của Mặt Trời vào mùa xuân năm 2016 nhờ sử dụng bộ lọc Lunt H-alpha của kính thiên văn. Nhiều ảnh được xếp chồng lên nhau để làm giảm độ mờ do ảnh hưởng của bầu khí quyển Trái Đất. Ảnh: Eric Toops.
Những đám mây xà cừ nhiều màu sắc đang cuộn tròn trên bầu trời ở Lofoten, Na Uy. Loại mây này thường hình thành phía trên các vùng cực, trong tầng bình lưu của khí quyển. Ảnh: Bartlomiej Jurecki.
Quỹ đạo chuyển động giật lùi của sao Hỏa và sao Thổ trên bầu trời đêm vào tháng 11 năm 2016. Năm ngoái là năm đặc biệt để quan sát hai hành tinh này vì chúng ở vị trí khá gần nhau. Ảnh: Tunç Tezel.
Lê Hùng
https://vnexpress.net/photo/khoa-hoc/nhung-buc-anh-thien-van-dep-nhat-nam-2017-3647400.html
Những bức ảnh khoa học ấn tượng năm 2017
Núi lửa Bali phun trào, nhật thực toàn phần, voi tháo chạy trong mưa cầu lửa lọt vào danh sách ảnh khoa học ấn tượng năm 2017 trên Business Insider.
Bức ảnh một con sán dây phóng to gây ấn tượng mạnh tại cuộc thi Nikon Small World dành cho ảnh hiển vi.
Núi lửa Agung ở Bali, Indonesia, hoạt động trở lại hôm 21/11, phun những cột tro bụi dày đặc lên không khí. Hoạt động của núi lửa khiến nhiều chuyến bay bị hủy và hàng nghìn người dân sống xung quanh phải sơ tán.
Hà mã, loài vật thường bị săn bắt lấy thịt và răng nanh, trong bộ ảnh về các loài vật đang bị đe dọa trên Trái Đất của nhiếp ảnh gia Tim Flach.
Hình ảnh kỳ vĩ về thác nước Ruacana ở Bắc Namibia đem lại cho nhiếp ảnh gia Hougaard Malan giải thưởng cao nhất trong cuộc thi Nhiếp ảnh gia chụp ảnh phong cảnh quốc tế.
Khoảnh khắc ấn tượng khi những con cá voi sát thủ đột ngột xuất hiện ngay gần một đàn chim cánh cụt hoàng đế. Bức ảnh cho thấy cuộc chiến sinh tồn khốc liệt của các sinh vật trong tự nhiên.
Hàng triệu người Mỹ hướng lên bầu trời để theo dõi hiện tượng nhật thực toàn phần hiếm gặp diễn ra hôm 21/8. Nhật thực toàn phần quét qua nước Mỹ từ phía tây bắc đến đông nam, khiến nước Mỹ chuyển từ ngày sang đêm trong nhiều phút. Mặt Trời dần dần bị che khuất hoàn toàn bởi Mặt Trăng, chỉ chừa lại vành nhật hoa tỏa sáng giống như vầng hào quang.
Bức ảnh toàn cảnh sao Thổ cuối cùng do tàu vũ trụ Cassini của NASA chụp lại trước khi đâm xuống hành tinh này. Tàu Cassini có kích thước tương đương một chiếc xe buýt, chạy bằng năng lượng hạt nhân và được phóng lên vũ trụ năm 1997. Con tàu đã chụp hơn 450.000 bức ảnh về sao Thổ và gửi xuống Trái Đất.
Tuy nhiên, do lo ngại con tàu khi hết nhiên liệu sẽ mất điều khiển và đâm vào hai mặt trăng có thể chứa sự sống của sao Thổ, NASA quyết định để con tàu lao qua khí quyển hành tinh này tự sát.
Bắc cực quang thắp sáng bầu trời ở Lapland, Finland, hôm 8/9. Những dải sáng sặc sỡ này được tạo ra do các hạt mang điện từ Mặt Trời tương tác với các hạt trong tầng khí quyển trên cao của Trái Đất.
Ảnh hưởng của đô thị hóa đến động vật hoang dã ở Ấn Độ được phản ánh rõ nét trong bức ảnh đoạt giải Sanctuary Wildlife Photographer Award. Mang tên "Địa ngục ở đây", bức ảnh thể hiện vẻ hãi hùng và đau đớn của mẹ con nhà voi khi bị đám đông giận dữ dùng nhựa đường châm lửa và đốt pháo để xua đuổi.
Các nhà khoa học thu được hình ảnh vặn xoắn độc đáo của thiên hà NGC 2623, cách Trái Đất khoảng 250 triệu năm ánh sáng nhờ kính viễn vọng Hubble.
Đây thực chất là kết quả của một vụ va chạm lớn giữa hai thiên hà, tạo ra một "nút thắt vũ trụ". Vụ va chạm gây ra hiệu ứng mạnh, khiến những đám mây khí bị nén và khuấy động, hàng loạt ngôi sao mới hình thành.
https://vnexpress.net/photo/khoa-hoc/nhung-buc-anh-khoa-hoc-an-tuong-nam-2017-3688527.html#ctr=related_news_click
Những bức ảnh kính hiển vi đẹp nhất năm 2017
Nikon tổ chức cuộc thi thường niên lần thứ 43 nhằm tìm kiếm những bức ảnh đẹp nhất chụp dưới độ phóng đại của kính hiển vi.
Tập đoàn Nikon công bố những bức ảnh đoạt giải trong cuộc thi Nikon Small World 2017. Năm nay, các nhiếp ảnh gia đến từ 88 quốc gia đã gửi hơn 2.000 bức ảnh tới tham dự, International Business Times hôm 6/10 đưa tin.
Người chiến thắng trong cuộc thi là tiến sĩ Bram van den Broek tại Viện Ung thư Hà Lan (NKI) với bức ảnh về một tế bào da có lượng keratin quá mức. Ông bắt gặp nó khi nghiên cứu cấu trúc sợi keratin cùng với đồng nghiệp. Ảnh: Dr van den Broek.
Người chiến thắng trong cuộc thi là tiến sĩ Bram van den Broek tại Viện Ung thư Hà Lan (NKI) với bức ảnh về một tế bào da có lượng keratin quá mức. Ông bắt gặp nó khi nghiên cứu cấu trúc sợi keratin cùng với đồng nghiệp. Ảnh: Dr van den Broek.
Đứng ở vị trí thứ hai là bức ảnh bông hoa cúc bạc (Senecio vulgaris) trong giai đoạn hình thành hạt giống được phóng đại hai lần. Đây là tác phẩm của Havi Sarfaty, bác sĩ nhãn khoa thú y tại Phòng khám Eyecare, Yahud-Monoson, Israel. Ảnh: Havi Sarfaty.
Bức ảnh xếp ở vị trí thứ ba trong cuộc thi trông giống trò chơi nổi tiếng Pacman. Nó mô tả tảo volvox đang giải phóng các tế bào con. Tác giả của bức ảnh này là Jean-Marc Babalian Babalian, một nhà nghiên cứu người Pháp. Ảnh: Jean-Marc Babalian.
Tiếp theo là những bức ảnh khác loạt vào top 20 của cuộc thi. Bức ảnh chụp đầu một con sán dây qua kính hiển vi của tác giả Teresa Zgoda tại Viện Công nghệ Rochester, New York, Mỹ. Độ phóng đại 200 lần. Ảnh: Teresa Zgoda.
Bức ảnh nấm mốc đang phát triển trên một quả cà chua của Dean Lerman người Israel. Độ phóng đại gấp 3,9 lần. Ảnh: Dean Lerman.
Hình ảnh phấn hoa Lily được quan sát dưới kính hiển vi với độ phóng đại 63 lần. Tác giả của bức ảnh là David A. Johnston tại Đại học Southampton, Anh. Ảnh: David A. Johnston.
Ốc tai của chuột mới sinh với các tế bào lông cảm giác (màu xanh) và nơ-ron thần kinh hạch có dạng xoắn ốc. Độ phóng đại 100 lần. Tác giả bức ảnh là Michael Perny tại Đại học Bern, Thụy Sĩ. Ảnh: Michael Perny.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Southampton, Anh, phát triển các mô giống như sụn trong phòng thí nghiệm nhờ tế bào gốc xương (các sợi collagen có màu xanh lá cây). Độ phóng đại 40 lần. Ảnh: Catarina Moura.
Bức ảnh một sợi tóc người chứa thuốc nhuộm của Harald K. Andersen người Na Uy. Độ phóng đại 40 lần. Ảnh: Harald K. Andersen.
Lê Hùng
https://vnexpress.net/photo/khoa-hoc/nhung-buc-anh-kinh-hien-vi-dep-nhat-nam-2017-3652591.html
Hàng triệu vi khuẩn trên cơ thể người lộ diện dưới kính hiển vi
Những bức ảnh màu chụp bằng kính hiển vi điện tử cho thấy nhiều vi khuẩn đang ẩn trên da, tóc và các bộ phận bên trong cơ thể người.
Dennis Kunkel, người từng đoạt giải cuộc thi chụp ảnh bằng kính hiển vi ở Hawaii, Mỹ, vừa công bố những bức ảnh quét vi khuẩn trên tóc, da và các bộ phận khác trong cơ thể con người, Media Drum World hôm 14/1 đưa tin.
Các bức ảnh màu chụp bằng kính hiển vi điện tử cho thấy vi khuẩn E.coli nằm rải rác trên bề mặt da và quanh nang tóc con người
"Tôi thu thập vi khuẩn từ da và ruột người để nghiên cứu và chụp ảnh sưu tập. Hình ảnh dưới kính hiển vi điện tử giúp cung cấp thông tin về hình thái học của vi khuẩn và sự tương tác của chúng", Dennis nói.
Trong hình là vi khuẩn bám trên da người.
Trong hình là vi khuẩn bám trên da người.
Hiền Anh (Ảnh: Media Drum World)
Tin liên quan:
- Nhà khoa học Nga tự tiêm vi khuẩn cổ đại tăng tuổi thọ
- Vũ khí mới giúp tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc
- Vi khuẩn ăn CO2 chống biến đổi khí hậu hiệu quả
https://vnexpress.net/photo/khoa-hoc/hang-trieu-vi-khuan-tren-co-the-nguoi-lo-dien-duoi-kinh-hien-vi-3529258.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten