Phó TT Mỹ dọa chế độ Bắc Triều Tiên có nguy cơ kết thúc như Libya
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tại hội nghị Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) tại Washington, 07/05/2018.REUTERS/Kevin Lamarque
Đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên nhân thượng đỉnh Donal Trump-Kim Jong Un chưa diễn ra, thế nhưng những lời đe dọa từ phía Washington hướng về Bình Nhưỡng tiếp tục được tung ra.
Hôm qua, 21/05/2018, đến lượt phó tổng thống Mỹ Mike Pence lên tiếng, và ông đã không ngần ngại cảnh cáo Bắc Triều Tiên là nước này sẽ biến thành một Libya thứ hai, nếu không chịu phi hạt nhân hóa.
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Mỹ Fox News, phó tổng thống Mỹ đã nói nguyên văn như sau : « Vào tuần trước, đã có một số câu chuyện về mô hình Libya…và như tổng thống (Trump) đã nói rõ, tình hình sẽ chỉ kết thúc giống như mô hình Libya nếu Kim Jong Un không chấp nhận thỏa thuận ».
Mô hình Libya được ông Pence nhắc đến là việc phải từ bỏ hạt nhân trước, rồi sau đó mới là việc nhận đền bù cho việc phi hạt nhân hóa.
Khi được hỏi là phải chăng ông ngầm uy hiếp Kim Jong Un về một kết cục tương tự như lãnh đạo độc tài Kadhafi của Libya đã bị giết chết, phó tổng thống Mỹ không ngần ngại trả lời : « Đó là một thực tế thì đúng hơn ».
Tuyên bố của ông Pence chắc chắn sẽ khiến Bình Nhưỡng bất bình. Mới đây, Bắc Triều Tiên đã công khai đả kích cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ Donald Trump về việc nhân vật này cho rằng Hoa Kỳ có thể áp dụng mô hình Libya cho việc giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Nhà Trắng sau đó đã lên tiếng trấn an, cho rằng chính quyền Mỹ không hề bàn đến mô hình cụ thể đó.
Ngoài phát biểu về mô hình Libya, phó tổng thống Mỹ còn có một loạt tuyên bố đe dọa khác, như Washington vẫn không loại trừ dùng biện pháp quân sự với Bình Nhưỡng vì Mỹ tuyệt đối không chấp nhận việc Bắc Triều Tiên sở hữu hạt nhân và tên lửa.
Ông Pence đặc biệt khuyên lãnh đạo Bắc Triều Tiên là không nên đùa (nguyên văn tiếng Anh là « play ») với tổng thống Mỹ vì ông Trump sẵn sàng bỏ bàn hội nghị nếu phía Bắc Triều Tiên thiếu thiện chí.
Lời đe dọa công khai đã được phó tổng thống Mỹ đưa ra đúng một hôm trước ngày tổng thống Mỹ hội đàm với đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jae In tại Washington để hội ý về chiến lược liên quan đến thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên sắp tới. Theo chương trình dự kiến, trong cuộc gặp hôm nay, 22/05, hai tổng thống Mỹ-Hàn sẽ có một cuộc họp kín khoảng 30 phút.
Vào hôm qua, tổng thống Trump đã lại lên tiếng thúc giục Trung Quốc kiểm soát chặt biên giới với Bắc Triều Tiên cho tới khi ông ký kết được thỏa thuận hạt nhân với Bình Nhưỡng. Trên mạng Twitter, ông cáo buộc rằng « gần đây biên giới giữa hai nước (Trung Quốc và Bắc Triều Tiên) đã có lỗ hổng giúp nhiều người lọt qua ».
Mới đây, ông Trump đã tỏ ý nghi ngờ là chính Trung Quốc đã tác động đến việc Bắc Triều Tiên bất ngờ dọa hủy bỏ thượng đỉnh với Mỹ.
Riêng về tình hình tại chỗ, vào hôm nay 22/05, một đoàn nhà báo của bốn nước Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nga đã rời Bắc Kinh bay sang Bắc Triều Tiên, đến thẳng thành phố Wonsan, để chuẩn bị đến huyện Kilju, tỉnh Bắc Hamggyong theo dõi sự kiện nước này tháo dỡ khu thử nghiệm hạt nhân Punggye Ri dự trù từ ngày 23 tới 25/05.
Báo chí Hàn Quốc đã than phiền rằng 8 phóng viên của họ đã không được phép của Bình Nhưỡng để đến Bắc Triều Tiên đưa tin về sự kiện trên.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180522-pho-tt-my-canh-cao-bac-trieu-tien-ve-nguy-co-tro-thanh-libya
Ngoài 5 siêu cường đó các nước thành viên LHQ chỉ có quyền biểu quyết với lá phiếu duy nhất của mình. Khối 5 siêu cường đó lại chia đôi – Nga và Trung Quốc thường đứng đối nghịch với khối 3 siêu cường tự do: Anh, Pháp và Mỹ. Mỹ vừa tách riêng ra khiến khối tự do lại chia đôi thêm một lần nữa: Anh và Pháp chủ trương duy trì thỏa ước giải giới nguyên tử Iran, Mỹ xé thỏa ước này, tuyệt đối chống phổ biến nguyên tử.
Bắc Hàn có bom nguyên tử và có hỏa tiễn liên lục địa, đủ sức đưa bom nguyên tử vào đến lãnh thổ Hoa Kỳ, do đó Mỹ muốn giải giới nguyên tử Bắc Hàn, trong lúc Bắc Hàn lại muốn thống nhất xứ sở trong hòa bình, do đó họ tuyên bố sẵn sàng hủy bỏ khả năng nguyên tử để đánh đổi lấy sự đồng ý của Mỹ cho Nam-Bắc Hàn thống nhất.
Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong-un đồng ý hội kiến với Tổng Thống Trump vào ngày 12 Tháng Sáu, 2018, tại Singapore để ký thỏa ước giải giới nguyên tử. Một tháng trước ngày gặp Kim Jong-un, ông Trump cho Không Quân Mỹ tổ chức thao dượt trên không phận Nam Hàn, với sự tham dự của Không Quân Nam Hàn.
Kim Jong-un cho là Mỹ dằn mặt mình; hôm Thứ Năm, 17 Tháng Năm, 2018, ông này nặng lời chỉ trích tổng thống Nam Hàn là “vô dụng,” và “không biết xấu hổ” vì một mặt đã đề nghị với Bắc Hàn đàm phán thống nhất Triều Tiên, mặt khác lại vẫn cho Không Quân Nam Hàn cộng tác với Không Quân Mỹ trong cuộc thao dượt “Max Thunder,” với giả thuyết chiến tranh Nam-Bắc tái diễn.
Bắc Hàn nêu lên việc Mỹ sử dụng cả phóng pháo cơ B-52 lẫn khu trục tàng hình F-22 Raptor tham dự cuộc thao dượt kéo dài 12 ngày từ 11 Tháng Năm, 2018 đến 22 Tháng Năm, 2018, với trên 100 phi cơ tham dự, và coi việc đó như một thái độ thiếu thân thiện.
Hai loại phi cơ này bị coi là vũ khí tấn công, chứ không phải vũ khí phòng thủ. Tuy nhiên Đại Tá Rob Manning, một người phát ngôn của Ngũ Giác Đài đính chánh là Mỹ không dự trù đưa phóng pháo cơ B-52 tham dự thao dượt, và đề tài cuộc thao dượt chỉ nhắm giúp Nam Hàn tự vệ.
Hãng thông tấn KCNA (North’s Korean Central News Agency) chỉ trích Mỹ là phô trương sức mạnh trong lúc vận động hòa đàm; trong khi Hoa Kỳ cho là cuộc thao dượt Maximum Thunder (tối đa sấm sét) chỉ là một cuộc tập trận định kỳ hàng năm không liên quan gì đến việc tổng thống Mỹ gặp chủ tịch Bắc Hàn.
Tuy nhiên, cuộc thao dượt được đặt tên là “Tối Đa Sấm Sét” lại diễn ra với giả thuyết sử dụng hỏa lực không quân đè bẹp và tiêu diệt Bắc Hàn, 3 tuần trước ngày ông Trump và ông Kim gặp nhau trong một cuộc hòa đàm nhằm giải giới Bắc Hàn cũng không thể gọi là một hành động tế nhị được.
Bộ Quốc Phòng Nam Hàn cho biết cuộc thao dượt, với sự tham dự của Không Quân Nam Hàn và không lực của Đệ Thất Hạm Đội dự trù kéo dài 2 tuần vẫn cứ tiếp diễn, mặc dù Bắc Hàn phản đối. Hãng thông tấn Yonhap xác nhận có 8 khu trục cơ F-22 Raptors tham dự, nhưng – dựa theo tin Mỹ – hãng này cũng cho là không có phóng pháo cơ B52. Loại oanh tạc cơ đó lợi hại vì khả năng trút cùng một lúc vài chục trái bom trên mục tiêu, và có lúc đã rất đắc dụng trên chiến trường rừng núi Nam Việt.
Nhiều người trách Mỹ thiếu tế nhị, tổ chức thao dượt quân sự “Tối Đa Sấm Sét” 3 tuần trước ngày dự trù Hội Nghị Thượng Đỉnh với Bắc Hàn, trong lúc nhiều người khác lại cho là “Tối Đa Sấm Sét” chỉ là một diễn tiến đã quy định từ trước.
Tuy nhiên hủy bỏ hoặc dời thời điểm một cuộc thao dượt đã được Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis loan báo vào Tháng Ba, 2018, để tránh 10 ngày Thế Vận Hội tại Nam Hàn; cuộc thao dượt bị dời lại là cuộc thao dượt bộ binh mang ẩn danh là Foal Eagle; không những bị dời lại sau Thế Vận Hội, mà Foal Eagle còn bị rút ngắn một nửa – từ 2 tháng xuống chỉ còn 1 tháng.
Nói cách khác việc dời cuộc thao dượt Foal Eagle và việc không dời cuộc thao dượt “Tối Đa Sấm Sét” là do nhu cầu và thiện chí của Mỹ – Tháng Ba 2018, họ dời vì họ có nhu cầu thương lượng với Bắc Hàn; Tháng Năm, 2018 họ không dời “Tối Đa Sấm Sét” vì họ có nhu cầu dằn mặt Kim Jong-un.
Phản ứng của Nam Hàn tương đối nhẹ nhàng – Bộ Đặc Trách Thống Nhất Đất Nước chỉ ra thông cáo quy trách cho Bắc Hàn đơn phương dời ngày hội kiến với Tổng Thống Trump; trong lúc ông Trump vẫn khẳng định ngày hội kiến vẫn cứ là ngày 12 Tháng Sáu, 2018, và điểm hẹn vẫn cứ là Singapore.
Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton còn nói thêm là thỏa ước giải giới nguyên tử BH sẽ thực hiện theo mẫu của thỏa ước Libya 2003-2004.
Ý ông Bolton nhắc ông Kim là ký như nhà độc tài Muammar Gaddafi đã ký thỏa ước giải giới nguyên tử Tháng Chạp 2003 thì còn hy vọng sống thêm vài năm nữa dưới sự “bảo vệ” của Mỹ; không ký là bị đảo chánh ngay, bị giết ngay.
Ông Trump cũng nhắc lại cái chết của nhà độc tài Gaddafi và nói: “Đó là chuyện sẽ xảy ra nếu ông Kim không tới Singapore ký thỏa ước nguyên tử.”
Tuy nhiên, số phận của lãnh tụ Kim cũng chưa có gì đáng lo, vì Tổng Thống Trump không phải là người độc ác, ông chỉ hơi bất thường thôi, khi giận ông chỉ cho ông Kim chọn 2 cách chết, nhưng khi vui ông lại cho ông Kim cứ sống yên ổn bên cô vợ đẹp.
Ông Trump vừa vui hôm 17 Tháng Năm, 2018 trong lúc nói chuyện với Tổng Thư Ký Jens Stoltenberg của NATO (North Atlantic Treaty Organizaiton – Tổ Chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương); ông bảo ông Stoltenberg là ông không bắt Kim phải chết như Gaddafi đâu. Nguyên văn câu ông nói: “The Libyan model is not a model that we have at all when we are thinking of North Korea,” Trump said. “In Libya, we decimated that country. That country was decimated.” (Mô hình Libya không phải là một mô hình mà chúng tôi nghĩ đến khi chúng tôi nói về Bắc Triều Tiên, tại Libya, chúng tôi đã phá hủy đất nước đó. Nước đó đã bị tàn phá.)
Chỉ ông cố vấn Bolton có ý nghĩ độc ác đó thôi, tổng thống không nghĩ, ông chỉ lập lại những tư tưởng của ông cố vấn.
Chỗ trông cậy duy nhất của ông Kim giờ này là Trung Quốc; cũng may cho ông là ông Xí vẫn chưa bỏ ông. Phát ngôn viên ngoại giao Lu Kang của Trung Quốc nói việc ông Kim dự hay không dự Hòa Hội Singapore sẽ không làm thay đổi giao tình Hàn-Hoa.
Ông Trump linh cảm được bàn tay nâng đỡ của ông Xí, nên ông nói với ông Stoltenberg: “Chắc ông chưa quên là 2 tuần trước, Kim qua Bắc Kinh gặp Xí?”
Hai ông chính khách Mỹ và Âu cũng thảo luận về câu tuyên bố của Lu Kang: “Trung Quốc không thay đổi quan điểm đối với Bắc Hàn.”
Không ai đoán được những gì sẽ xảy ra trước ngày 12 Tháng Sáu, 2018; ông Kim có cần chọn cách chết của mình hay không.
Chờ xem góc nhìn “siêu cường” có đúng mãi không. Góc nhìn đó đã đúng tại Việt Nam ngày mùng 2 Tháng Mười Một, năm 1963, khi CIA giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vì ông Diệm làm trái ý Mỹ.
https://www.nguoi-viet.com/dien-dan/goc-nhin-sieu-cuong/
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Mỹ Fox News, phó tổng thống Mỹ đã nói nguyên văn như sau : « Vào tuần trước, đã có một số câu chuyện về mô hình Libya…và như tổng thống (Trump) đã nói rõ, tình hình sẽ chỉ kết thúc giống như mô hình Libya nếu Kim Jong Un không chấp nhận thỏa thuận ».
Mô hình Libya được ông Pence nhắc đến là việc phải từ bỏ hạt nhân trước, rồi sau đó mới là việc nhận đền bù cho việc phi hạt nhân hóa.
Khi được hỏi là phải chăng ông ngầm uy hiếp Kim Jong Un về một kết cục tương tự như lãnh đạo độc tài Kadhafi của Libya đã bị giết chết, phó tổng thống Mỹ không ngần ngại trả lời : « Đó là một thực tế thì đúng hơn ».
Tuyên bố của ông Pence chắc chắn sẽ khiến Bình Nhưỡng bất bình. Mới đây, Bắc Triều Tiên đã công khai đả kích cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ Donald Trump về việc nhân vật này cho rằng Hoa Kỳ có thể áp dụng mô hình Libya cho việc giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Nhà Trắng sau đó đã lên tiếng trấn an, cho rằng chính quyền Mỹ không hề bàn đến mô hình cụ thể đó.
Ngoài phát biểu về mô hình Libya, phó tổng thống Mỹ còn có một loạt tuyên bố đe dọa khác, như Washington vẫn không loại trừ dùng biện pháp quân sự với Bình Nhưỡng vì Mỹ tuyệt đối không chấp nhận việc Bắc Triều Tiên sở hữu hạt nhân và tên lửa.
Ông Pence đặc biệt khuyên lãnh đạo Bắc Triều Tiên là không nên đùa (nguyên văn tiếng Anh là « play ») với tổng thống Mỹ vì ông Trump sẵn sàng bỏ bàn hội nghị nếu phía Bắc Triều Tiên thiếu thiện chí.
Lời đe dọa công khai đã được phó tổng thống Mỹ đưa ra đúng một hôm trước ngày tổng thống Mỹ hội đàm với đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jae In tại Washington để hội ý về chiến lược liên quan đến thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên sắp tới. Theo chương trình dự kiến, trong cuộc gặp hôm nay, 22/05, hai tổng thống Mỹ-Hàn sẽ có một cuộc họp kín khoảng 30 phút.
Vào hôm qua, tổng thống Trump đã lại lên tiếng thúc giục Trung Quốc kiểm soát chặt biên giới với Bắc Triều Tiên cho tới khi ông ký kết được thỏa thuận hạt nhân với Bình Nhưỡng. Trên mạng Twitter, ông cáo buộc rằng « gần đây biên giới giữa hai nước (Trung Quốc và Bắc Triều Tiên) đã có lỗ hổng giúp nhiều người lọt qua ».
Mới đây, ông Trump đã tỏ ý nghi ngờ là chính Trung Quốc đã tác động đến việc Bắc Triều Tiên bất ngờ dọa hủy bỏ thượng đỉnh với Mỹ.
Riêng về tình hình tại chỗ, vào hôm nay 22/05, một đoàn nhà báo của bốn nước Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nga đã rời Bắc Kinh bay sang Bắc Triều Tiên, đến thẳng thành phố Wonsan, để chuẩn bị đến huyện Kilju, tỉnh Bắc Hamggyong theo dõi sự kiện nước này tháo dỡ khu thử nghiệm hạt nhân Punggye Ri dự trù từ ngày 23 tới 25/05.
Báo chí Hàn Quốc đã than phiền rằng 8 phóng viên của họ đã không được phép của Bình Nhưỡng để đến Bắc Triều Tiên đưa tin về sự kiện trên.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180522-pho-tt-my-canh-cao-bac-trieu-tien-ve-nguy-co-tro-thanh-libya
Góc Nhìn Siêu Cường
Nguyễn Đạt Thịnh
Sau Thế Chiến Thứ Nhì, 5 nước siêu cường: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp; 5 nước đó có quyền phủ quyết tại tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ). Quyền phủ quyết cho phép bất cứ siêu cường nào cũng có quyền bác bỏ một nghị quyết của LHQ.Ngoài 5 siêu cường đó các nước thành viên LHQ chỉ có quyền biểu quyết với lá phiếu duy nhất của mình. Khối 5 siêu cường đó lại chia đôi – Nga và Trung Quốc thường đứng đối nghịch với khối 3 siêu cường tự do: Anh, Pháp và Mỹ. Mỹ vừa tách riêng ra khiến khối tự do lại chia đôi thêm một lần nữa: Anh và Pháp chủ trương duy trì thỏa ước giải giới nguyên tử Iran, Mỹ xé thỏa ước này, tuyệt đối chống phổ biến nguyên tử.
Bắc Hàn có bom nguyên tử và có hỏa tiễn liên lục địa, đủ sức đưa bom nguyên tử vào đến lãnh thổ Hoa Kỳ, do đó Mỹ muốn giải giới nguyên tử Bắc Hàn, trong lúc Bắc Hàn lại muốn thống nhất xứ sở trong hòa bình, do đó họ tuyên bố sẵn sàng hủy bỏ khả năng nguyên tử để đánh đổi lấy sự đồng ý của Mỹ cho Nam-Bắc Hàn thống nhất.
Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong-un đồng ý hội kiến với Tổng Thống Trump vào ngày 12 Tháng Sáu, 2018, tại Singapore để ký thỏa ước giải giới nguyên tử. Một tháng trước ngày gặp Kim Jong-un, ông Trump cho Không Quân Mỹ tổ chức thao dượt trên không phận Nam Hàn, với sự tham dự của Không Quân Nam Hàn.
Kim Jong-un cho là Mỹ dằn mặt mình; hôm Thứ Năm, 17 Tháng Năm, 2018, ông này nặng lời chỉ trích tổng thống Nam Hàn là “vô dụng,” và “không biết xấu hổ” vì một mặt đã đề nghị với Bắc Hàn đàm phán thống nhất Triều Tiên, mặt khác lại vẫn cho Không Quân Nam Hàn cộng tác với Không Quân Mỹ trong cuộc thao dượt “Max Thunder,” với giả thuyết chiến tranh Nam-Bắc tái diễn.
Bắc Hàn nêu lên việc Mỹ sử dụng cả phóng pháo cơ B-52 lẫn khu trục tàng hình F-22 Raptor tham dự cuộc thao dượt kéo dài 12 ngày từ 11 Tháng Năm, 2018 đến 22 Tháng Năm, 2018, với trên 100 phi cơ tham dự, và coi việc đó như một thái độ thiếu thân thiện.
Hai loại phi cơ này bị coi là vũ khí tấn công, chứ không phải vũ khí phòng thủ. Tuy nhiên Đại Tá Rob Manning, một người phát ngôn của Ngũ Giác Đài đính chánh là Mỹ không dự trù đưa phóng pháo cơ B-52 tham dự thao dượt, và đề tài cuộc thao dượt chỉ nhắm giúp Nam Hàn tự vệ.
Hãng thông tấn KCNA (North’s Korean Central News Agency) chỉ trích Mỹ là phô trương sức mạnh trong lúc vận động hòa đàm; trong khi Hoa Kỳ cho là cuộc thao dượt Maximum Thunder (tối đa sấm sét) chỉ là một cuộc tập trận định kỳ hàng năm không liên quan gì đến việc tổng thống Mỹ gặp chủ tịch Bắc Hàn.
Tuy nhiên, cuộc thao dượt được đặt tên là “Tối Đa Sấm Sét” lại diễn ra với giả thuyết sử dụng hỏa lực không quân đè bẹp và tiêu diệt Bắc Hàn, 3 tuần trước ngày ông Trump và ông Kim gặp nhau trong một cuộc hòa đàm nhằm giải giới Bắc Hàn cũng không thể gọi là một hành động tế nhị được.
Bộ Quốc Phòng Nam Hàn cho biết cuộc thao dượt, với sự tham dự của Không Quân Nam Hàn và không lực của Đệ Thất Hạm Đội dự trù kéo dài 2 tuần vẫn cứ tiếp diễn, mặc dù Bắc Hàn phản đối. Hãng thông tấn Yonhap xác nhận có 8 khu trục cơ F-22 Raptors tham dự, nhưng – dựa theo tin Mỹ – hãng này cũng cho là không có phóng pháo cơ B52. Loại oanh tạc cơ đó lợi hại vì khả năng trút cùng một lúc vài chục trái bom trên mục tiêu, và có lúc đã rất đắc dụng trên chiến trường rừng núi Nam Việt.
Nhiều người trách Mỹ thiếu tế nhị, tổ chức thao dượt quân sự “Tối Đa Sấm Sét” 3 tuần trước ngày dự trù Hội Nghị Thượng Đỉnh với Bắc Hàn, trong lúc nhiều người khác lại cho là “Tối Đa Sấm Sét” chỉ là một diễn tiến đã quy định từ trước.
Tuy nhiên hủy bỏ hoặc dời thời điểm một cuộc thao dượt đã được Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis loan báo vào Tháng Ba, 2018, để tránh 10 ngày Thế Vận Hội tại Nam Hàn; cuộc thao dượt bị dời lại là cuộc thao dượt bộ binh mang ẩn danh là Foal Eagle; không những bị dời lại sau Thế Vận Hội, mà Foal Eagle còn bị rút ngắn một nửa – từ 2 tháng xuống chỉ còn 1 tháng.
Nói cách khác việc dời cuộc thao dượt Foal Eagle và việc không dời cuộc thao dượt “Tối Đa Sấm Sét” là do nhu cầu và thiện chí của Mỹ – Tháng Ba 2018, họ dời vì họ có nhu cầu thương lượng với Bắc Hàn; Tháng Năm, 2018 họ không dời “Tối Đa Sấm Sét” vì họ có nhu cầu dằn mặt Kim Jong-un.
Phản ứng của Nam Hàn tương đối nhẹ nhàng – Bộ Đặc Trách Thống Nhất Đất Nước chỉ ra thông cáo quy trách cho Bắc Hàn đơn phương dời ngày hội kiến với Tổng Thống Trump; trong lúc ông Trump vẫn khẳng định ngày hội kiến vẫn cứ là ngày 12 Tháng Sáu, 2018, và điểm hẹn vẫn cứ là Singapore.
Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton còn nói thêm là thỏa ước giải giới nguyên tử BH sẽ thực hiện theo mẫu của thỏa ước Libya 2003-2004.
Ý ông Bolton nhắc ông Kim là ký như nhà độc tài Muammar Gaddafi đã ký thỏa ước giải giới nguyên tử Tháng Chạp 2003 thì còn hy vọng sống thêm vài năm nữa dưới sự “bảo vệ” của Mỹ; không ký là bị đảo chánh ngay, bị giết ngay.
Ông Trump cũng nhắc lại cái chết của nhà độc tài Gaddafi và nói: “Đó là chuyện sẽ xảy ra nếu ông Kim không tới Singapore ký thỏa ước nguyên tử.”
Tuy nhiên, số phận của lãnh tụ Kim cũng chưa có gì đáng lo, vì Tổng Thống Trump không phải là người độc ác, ông chỉ hơi bất thường thôi, khi giận ông chỉ cho ông Kim chọn 2 cách chết, nhưng khi vui ông lại cho ông Kim cứ sống yên ổn bên cô vợ đẹp.
Ông Trump vừa vui hôm 17 Tháng Năm, 2018 trong lúc nói chuyện với Tổng Thư Ký Jens Stoltenberg của NATO (North Atlantic Treaty Organizaiton – Tổ Chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương); ông bảo ông Stoltenberg là ông không bắt Kim phải chết như Gaddafi đâu. Nguyên văn câu ông nói: “The Libyan model is not a model that we have at all when we are thinking of North Korea,” Trump said. “In Libya, we decimated that country. That country was decimated.” (Mô hình Libya không phải là một mô hình mà chúng tôi nghĩ đến khi chúng tôi nói về Bắc Triều Tiên, tại Libya, chúng tôi đã phá hủy đất nước đó. Nước đó đã bị tàn phá.)
Chỉ ông cố vấn Bolton có ý nghĩ độc ác đó thôi, tổng thống không nghĩ, ông chỉ lập lại những tư tưởng của ông cố vấn.
Chỗ trông cậy duy nhất của ông Kim giờ này là Trung Quốc; cũng may cho ông là ông Xí vẫn chưa bỏ ông. Phát ngôn viên ngoại giao Lu Kang của Trung Quốc nói việc ông Kim dự hay không dự Hòa Hội Singapore sẽ không làm thay đổi giao tình Hàn-Hoa.
Ông Trump linh cảm được bàn tay nâng đỡ của ông Xí, nên ông nói với ông Stoltenberg: “Chắc ông chưa quên là 2 tuần trước, Kim qua Bắc Kinh gặp Xí?”
Hai ông chính khách Mỹ và Âu cũng thảo luận về câu tuyên bố của Lu Kang: “Trung Quốc không thay đổi quan điểm đối với Bắc Hàn.”
Không ai đoán được những gì sẽ xảy ra trước ngày 12 Tháng Sáu, 2018; ông Kim có cần chọn cách chết của mình hay không.
Chờ xem góc nhìn “siêu cường” có đúng mãi không. Góc nhìn đó đã đúng tại Việt Nam ngày mùng 2 Tháng Mười Một, năm 1963, khi CIA giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vì ông Diệm làm trái ý Mỹ.
https://www.nguoi-viet.com/dien-dan/goc-nhin-sieu-cuong/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten