donderdag 10 mei 2018

"Lò-ông-Lú" [LoL] : Thủ Thiêm: Hòn ngọc bị đánh cắp? [... bởi "bọn cướp đất" nằm ngay trong chính quyền "việt cộng" ! ] + Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Tất Thành Cang... "bán giá cực rẻ" 32,5 ha. đất vàng cho... "họ hàng" của cựu bí thư Lê Thanh Hải là Quốc Cường Gia Lai, Vạn Thịnh Phát !

Thủ Thiêm: Hòn ngọc bị đánh cắp?

  • 8 tháng 5 2018






Manhattan là nơi đặt tòa nhà trụ sở Liên Hiệp Quốc, là nơi có phố Wall
Image caption Manhattan là nơi đặt tòa nhà trụ sở Liên Hiệp Quốc, là nơi có phố Wall

Năm 1626 thực dân Hà Lan mua lại đảo Manhattan từ tù trưởng thổ dân da đỏ bản địa với giá 60 gulden tương đương với giá hơn 1050 đô la hiện giờ.
Từ một hòn đảo hoang vu, sau hàng trăm năm phát triển, Manhattan ngày nay vừa cổ kính, vừa hiện đại mà không kém phần lãng mạn với những công trình kiến trúc kỳ vĩ được ví như trái tim của thành phố New York, trung tâm tài chính, thời trang, báo chí lớn nhất của nước Mỹ và thế giới.
Manhattan là nơi đặt tòa nhà trụ sở Liên Hiệp Quốc, là nơi có phố Wall và sàn giao dịch chứng khoán New York, là nơi có những tòa nhà chọc trời và các trung tâm mua sắm sầm uất của nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất toàn cầu.
Giá bất động sản Manhattan thuộc hàng đắt nhất thế giới. Cả đất, cùng nhà và hạ tầng của hòn đảo này năm 2013 được định giá khoảng 3 tỷ tỷ USD.
Ban đêm Manhattan lung linh soi hình dưới bóng nước ba con sông Đông, Hudson và Harlem.

Pudong

Pudong tiếng Việt nghĩa là phần đất phía đông sông Hoàng Phố đối diện với khu Phố Tây cũ nằm ở bờ tây sông Hoàng Phố của thành phố Thượng Hải. Tương tự như Thủ Thiêm của Sài Gòn, trước đây Pudong chỉ là một hòn đảo hoang vu được sông Hoàng Phố bao bọc phần phía tây và biển Đông Trung Hoa bao bọc phần phía đông.
Từ năm 1990, Pudong được đầu tư xây dựng để trở thành trung tâm tài chính, kinh tế và thương mại của Trung Quốc.






Ban đêm Pudong lung linh soi hình dưới bóng nước sông Hoàng PhốBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Ban đêm Pudong lung linh soi hình dưới bóng nước sông Hoàng Phố
Hiện nay với hàng trăm tòa nhà chọc trời, trong đó nổi bật là tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông cao 468 mét và tòa tháp Shanghai World Financial Centre 101 tầng cao 492 mét, Pudong đã trở thành biểu tượng phát triển của Thượng Hải và sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Sự thật về tấm bản đồ Thủ Thiêm?

Từ trên cao nhìn xuống, bán đảo Thủ Thiêm trông giống viên ngọc nằm gọn ba bề trong miệng rồng đất Sài Gòn. Với vị trí đắc địa, chỉ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh con sông rộng chừng 200 mét, bán đảo Thủ Thiêm trông giống "hòn ngọc trong đá" vô cùng quí giá chưa được mài giũa.
Thủ Thiêm là quỹ đất cuối cùng giáp Quận 1. Bởi vậy, từ lâu các cấp chính quyền đã có ý định mở rộng trung tâm thành phố sang đây.
Để cụ thể hóa ý định này, ngày 04/6/1996 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định QĐ367/TTg phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quy mô 930 ha, bao gồm Khu đô thị diện tích 770 ha (trong đó có 640 ha đất, 130 ha mặt nước) và Khu tái định cư 160 ha. Theo Quyết định này, Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ được xây dựng thành trung tâm tài chính - thương mại hiện đại, trung tâm văn hóa cung cấp các dịch vụ nghỉ ngơi, giải trí cao cấp, bổ sung cho trung tâm thành phố vốn thiếu không gian phát triển.
Quyết định QĐ367/TTG đã được Thủ tướng phê duyệt, về nguyên tắc nhất thiết phải có bản đồ chi tiết kèm theo. Nhưng lạ một điều là nhiều năm nay, không ai biết bộ bản đồ qui hoạch đó ở đâu, từ Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, đến Văn phòng Chính phủ, và các cơ quan lưu trữ…






Ồn ào về bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm 'thất lạc' gây chú ý về dự án phát triển ở đây
Image caption Ồn ào về bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm 'thất lạc' gây chú ý về dự án phát triển ở đây
Ngày 5/5/2018, ông Võ Viết Thanh nguyên chủ tịch UBND thành phố đã bất ngờ công bố toàn bộ 13 bản đồ gắn với Quyết định QĐ367/TTg, nhưng không bản đồ nào có dấu giáp lai của Văn phòng Chính phủ.
Theo quyết định QĐ367/TTg, Khu Đô thị mới Thủ Thiêm chỉ có một khu nhà ở cao cấp ở phía bắc bán đảo và khu tái định cư, còn dọc đại lộ Đông - Tây là các cao ốc 30-100 tầng. Với vị trí cận kề Quận 1, đất bán đảo Thủ Thiêm phải được ưu tiên phát triển thành trung tâm tài chính, thương mại và dịch vụ, còn nhà ở có thể chọn nơi xây dựng xa hơn.
Nhưng thực tế đến nay, thành phố đã giao hàng trăm héc ta quĩ đất Thủ Thiêm cho nhiều công ty tư nhân đầu tư xây dựng nhà ở cao cấp và tái định cư, góp phần băm nát qui hoạch bán đảo.






Cảnh TP HCMBản quyền hình ảnh Xinhua
Image caption Cảnh TP Hồ Chí Minh
Kế đó, vào ngày 22/3/2002 Văn phòng UBND thành phố đã vội vã ban hành 2 thông báo hoả tốc 77/TB-VP và 78/TB-VP giao cho Kiến trúc sư trưởng thành phố và Giám đốc sở Địa chính nhà đất có trách nhiệm giao đủ 770 ha đất khu trung tâm trái với tinh thần quyết định QĐ367/TTG tức là phải xoay đủ 130 ha đất để bù vào 130 ha mặt nước.
Đất không thể tự đẻ ra đất. Muốn làm được điều này thì hoặc là phải cắt bớt phần đất 160 ha tái định cư của dân, hoặc là phải lấp 130 ha mặt nước hồ trên bán đảo và sông Sài Gòn.
Chưa dừng lại ở đó, ngày 27-12-2005 UBND thành phố lại ban hành quyết định 6565/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 và quyết định 6566/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/2000. Mục đích là tự tạo ra khu đô thị chỉnh trang rộng 80 héc ta không có trong qui hoạch ban đầu của QĐ367/TTG nhằm hợp thức hoá 80 ha đất tái định cư của dân, trước đó đã giao trái phép cho 27 công ty tư nhân.
Để thực hiện được điều này, chính quyền thành phố đã thu hồi đất của dân, khiến cho không ít người mất đất phản ứng gay gắt.

Thủ Thiêm sau 22 năm qui hoạch

Các biện pháp "chữa cháy" này đã tiếp tay cho nhiều dự án ven sông Sài Gòn đắp kè, lấn chiếm lòng sông để mở rộng đất. Việc lấn sông lấy đất tạo nền này đã phá vỡ qui hoạch chỉnh trang công viên ven sông, làm thay đổi dòng chảy chủ lưu, khiến mặt cắt sông co hẹp, làm tăng khả năng sạt lở bờ sông thượng lưu và hạ lưu.
Việc giao đất cho các công ty bất động sản tư nhân cũng có những biểu hiện tiêu cực.
Khuôn khổ bài báo có hạn, chỉ đơn cử một ví dụ. Theo số liệu chính quyền thành phố công bố, công ty Đại Quang Minh đã chi 8.265 tỷ đồng làm 4 tuyến đường chính, 3.082 tỷ đồng xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 dưới hình thức BT, và đã nộp vào ngân sách thành phố 3.325 tỷ đồng. Tổng chi là 14.672 tỷ. Đổi lại, công ty này được giao 106 ha để xây dựng Khu đô thị Sala.
Như vậy với chi phí đó, diện tích đất đó, giá đất trung tâm bán đảo Thủ Thiêm mà Đại Quang Minh được chính quyền thành phố giao tương đương 14 triệu đồng/m2. Trong khi đất Thủ Thiêm như vị trí của Sala, hiện nay được thị trường định giá khoảng 100 triệu đồng/m2.
Suốt hơn 20 năm qua, những người nặng lòng yêu quí Sài Gòn luôn kỳ vọng trong viễn cảnh tương lai bán đảo Thủ Thiêm sẽ là Manhattan, Pudong lung linh soi bóng bên sông Sài Gòn.
Tuy nhiên, với tình hình những năm qua, có vẻ bán đảo Thủ Thiêm vẫn chỉ là hòn ngọc trong mơ.
Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, viết từ Ba Lan.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-44031384

'Kiểm điểm trách nhiệm' ông Tất Thành Cang







Đất đai là câu chuyện được chú ý ở TPHCM
Image caption Đất đai là câu chuyện được chú ý ở TPHCM

Thành ủy TPHCM nói cần kiểm điểm trách nhiệm đương kim Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM vì một vụ chuyển nhượng đất.
Hội nghị TƯ 7: Thay đổi nhân sự để củng cố quyền lực?
Vì sao cần tìm bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm?
Mặc dù 6/5 là ngày Chủ nhật, nhưng Ban thường vụ Thành ủy TPHCM đã thông tin cho báo chí "kết luận ban đầu" về vụ một doanh nghiệp 100% vốn Thành ủy.
Vụ việc liên quan Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận chuyển nhượng khu đất 32,5 ha tại xã Phước Kiển (Tân Thuận) cho công ty Quốc Cường Gia Lai.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Ban thường vụ Thành ủy TPHCM cho rằng Phó bí thư thường trực Thanh ủy Tất Thành Cang "có trách nhiệm liên quan" tới việc chấp nhận chủ trương chuyển nhượng không đúng thẩm quyền, yêu cầu phải kiểm điểm.
Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận bị Thành ủy tạm đình chỉ chức vụ.
Thành ủy TPHCM nói sẽ "thanh tra toàn diện" công ty này và "rà soát" các dự án khác.
Trước đó hôm 20/4, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo "kiểm tra, xử lý nghiêm" vụ bán khu đất.






Trụ sở UBND TP Hồ Chí Minh
Image caption Trụ sở UBND TP Hồ Chí Minh
Vụ việc ban đầu được tường thuật hôm 17/4 trên một tờ báo, Người Tiêu Dùng, với cáo buộc khu đất công được bán với giá "bèo bọt" 419 tỷ đồng. Tờ báo cho rằng nhà nước bị thất thoát tới gần 2.000 tỷ.
Báo Người Tiêu Dùng hôm 1/5 đăng tiếp bài cáo buộc ông Tất Thành Cang vào khoảng tháng 6/2017 đã "lạm quyền" khi chỉ đạo đồng ý chủ trương chuyển nhượng phần đất.
Truyền thông Việt Nam những ngày gần đây cho biết thêm rằng vụ chuyển nhượng bị Thành ủy TPHCM cho dừng vào cuối tháng 12/2017, và yêu cầu đàm phán lại.
Ông Tất Thành Cang, sinh năm 1971, nguyên là ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương từ Đại hội Đảng 11.
Đến Đại hội 12 năm 2016, ông trở thành một trong 180 Ủy viên Trung ương chính thức đầy quyền lực ở Việt Nam.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44023632

Vụ Thủ Thiêm: 'Dân mất, chính quyền cũng mất'

  • 3 giờ trước





Thủ ThiêmBản quyền hình ảnh Phạm Đăng Quỳnh
Image caption Một người dân Thủ Thiêm khóc nghẹn trong cuộc họp với đại biểu Quốc Hội quận 2, TP Hồ Chí Minh chiều 9/5

Nhiều ý kiến cho rằng trong vụ Thủ Thiêm không chỉ tài sản, sinh kế, yên bình, tương lai, hy vọng, uy tín, mà niềm tin cũng đã bị đánh mất.
Chiều ngày 9/5, buổi tiếp xúc cử tri trở thành buổi đối thoại giữa người dân Thủ Thiêm, quận 2, TP Hồ Chí Minh với các đại biểu Quốc hội.
Buổi làm việc kéo dài hơn bảy tiếng dường như không đủ để người dân Thủ Thiêm mất đất bày tỏ uất ức dồn nén hàng chục năm qua.
Mất hay không có bản đồ Khu đô thị Thủ Thiêm?
Vì sao cần tìm bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm?
'Kiểm điểm trách nhiệm' ông Tất Thành Cang
Thủ Thiêm: Hòn ngọc bị đánh cắp?
Những hình ảnh người dân khóc lóc, ngất xỉu trong buổi họp tràn ngập truyền thông trong nước chiều 9/5.
Ranh giới quy hoạch dự án, công tác bồi thường, bố trí tái định cư có nhiều bất cập, chậm giải quyết đơn thư khiếu nại… là những vấn đề được người dân Thủ Thiêm đưa ra, báo chí trong nước đưa tin.
Những vấn đề này dân Thủ Thiêm cho hay đã khiếu nại hơn 20 năm qua, nhưng đây là "lần đầu tiên chính quyền lắng nghe", theo VnExpress.

'Dân mất, chính quyền cũng mất'

"Quá nhiều, gần như là tất cả", cây bút Hương Quỳnh viết trên Facebook cá nhân.
Một người dân nhắc đến việc cựu chủ tịch TP Hồ Chí Minh, ông Võ Viết Thanh, từng nói rằng ông đau lòng khi "xem cảnh giải tỏa", tưởng như vừa qua một trận B.52".
Người khác nói ông Thanh nói vậy là "chưa hiểu hết" vì bom B.52 có dội xuống thì sau đó họ vẫn có thể "bới gạch vụn để cắm lên một mái lều", còn sau khi quận 2 giải tỏa thì họ "không còn đất, không còn nhà", "lang thang, vất vưởng".
Facebooker Hương Quỳnh thuật lại buổi tiếp xúc cử tri với hàng chục người 'bật dậy kêu khóc phẫn nộ'. Nhà của họ "ở ngoài ranh giới quy hoạch" nhưng lại bị giải tỏa, với giá bồi thường 18 triệu đồng/m2 so với giá thị trường 200 triệu/m2.
"Hàng chục người khóc nghẹn khi kể câu chuyện của mình". Họ đề nghị "thanh tra lại toàn bộ quá trình qui hoạch, chỉnh sửa qui hoạch, xây dựng, đấu thầu, giải tỏa và cưỡng chế ở Thủ Thiêm", nhưng không được để thành phố làm, vì "không thể tin tưởng". "Những điều oan sai đã diễn ra ở Thủ Thiêm này, đi tù không đủ để đền tội."





Thủ ThiêmBản quyền hình ảnh Phạm Đăng Quỳnh
Image caption Một người dân ngất xỉu trong cuộc họp ngày 9/5
Thủ ThiêmBản quyền hình ảnh Phạm Đăng Quỳnh
Image caption Người dân Thủ Thiêm mang bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm tới chất vấn đại biểu Quốc Hội trong buổi tiếp xúc cử tri ngày 9/5
"Ngồi nghe những người đàn ông, đàn bà nối nhau thuyết trình việc riêng việc chung, văn bản, quyết định, bản đồ, sơ đồ rành rẽ hơn một luật sư, chợt nghe xót ruột. Bao nhiêu tâm sức, thời gian, mồ hôi, nước mắt, tiền bạc và máu của họ đã đổ để trở thành luật sư cho chính mình."
"Tuy nhiên, mất nhiều không chỉ là người dân, mà chính quyền cũng đã và đang mất. Rất nhiều. Cũng gần như tất cả", cây bút Hương Quỳnh kết luận.
Nhạc sỹ Tuấn Khanh chia sẻ trên Facebook cá nhân rằng ông nhớ đến những giọt nước mắt cô đơn của thầy Thích Không Tánh trên đống đổ nát của chùa Liên Trì khi xem hình ảnh người dân Thủ Thiêm 'uất ức khóc'.
"Lòng tham và cái ác đã nhuộm đỏ mảnh đất đó, không khác gì kiểu Bắc Kinh tiêu diệt tín ngưỡng trong thời cách mạng văn hóa, Taleban trong thời chiếm đóng Afghanistan", ông Tuấn Khanh viết.
Facebooker Bùi Thị Bích Hậu đăng hình ảnh bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết đang chất vấn đại biểu Quốc Hội "trong nỗi đau đớn, uất ức vì hơn 3.000 m2 đất chỉ được đền bù 150.000 đồng, bằng tiền mua ba tô phở", kèm bình luận "Mong lò của cụ Tổng tới nơi nhanh nhanh giúp dân."

Vạch mặt chỉ tên






Thủ ThiêmBản quyền hình ảnh Phạm Đăng Quỳnh
Image caption Người dân Thủ Thiêm bức xúc khi trao đổi với các Đại biểu Quốc Hội ngày 9/5
Không chỉ trên mạng xã hội, báo chính thống của nhà nước Việt Nam dường như cũng không ngại đăng những chỉ trích mạnh miệng.
Báo Giáo dục Việt Nam có loạt bài "Phác thảo chân dung những kẻ hại nước, hại dân", trong đó nêu đích danh một số quan chức liên quan đến vụ Thủ Thiêm.
"Coi thường kỷ cương phép nước, xem mình như "vua con" cai quản một cõi, bỏ qua (hay dung túng?) cho hành vi vượt quyền của lãnh đạo thành phố... có phải chỉ là biểu hiện "hại dân" hay cũng là "hại nước?"
Báo này đặt câu hỏi trong bài viết ngày 10/5: "Ông Lê Thanh Hải ở đâu khi Khu đô thị Thủ Thiêm… dậy sóng?". Trong đó tường thuật toàn bộ quá trình tái định cư khu đô thị Thủ Thiêm, từ thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho tới những biến động những năm gần đây liên quan đến việc chỉnh sửa quy hoạch, thất lạc bản đồ.
Cũng tờ báo này khẳng định "Khu đô thị Thủ Thiêm từng co giãn theo ý chí của ai đó" trong một bài viết khác ngày 7/5, trong đó 'làm rõ vấn đề' tấm bản đồ Thủ Thiêm 1996 bị cho là 'thất lạc' nhưng thực ra là 'có dấu hiệu bị thủ tiêu'.

Quan tâm của người dân

Theo truyền thông Việt Nam, có ba vấn đề chính người dân Thủ Thiêm muốn làm rõ, gồm địa giới của dự án; chính sách đền bù giải tỏa, tái định cư; và khiếu nại chậm được các cơ quan tiếp nhận, giải quyết.
Ngoài ra, trong buộc họp ngày 9/5, người dân Thủ Thiêm còn nêu ra ba mối quan tâm chính khác, gồm:
"Bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.HCM) tỉ lệ 1/5.000 kèm theo quyết định số 367 ngày 4/6/1996 của Thủ tướng là văn bản pháp lý về quy hoạch dự án này nhưng đến nay còn giá trị?"
"Quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm được điều chỉnh qua các thời kỳ đã làm thay đổi nhiều khu chức năng, cơ cấu sử dụng đất so với ý định ban đầu."
"Bốn trục đường chính trong khu đô thị Thủ Thiêm có tổng chiều dài gần 12km được đầu tư với chi phí hơn 12 nghìn tỷ đồng."
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc Hội, người tiếp xúc với cử tri Thủ Thiêm ngày 9/5, thừa nhận rằng, "chưa làm tròn trách nhiệm", theo Infornet.
Bà cũng nói sẽ "tiếp tục đồng hành cùng nhân dân". "Ai làm sai, cấp nào làm sai khi thanh tra có kết luận thì phải chịu trách nhiệm trước dân", báo Vietnamnet trích lời bà Tâm.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm dù được phê duyệt quy hoạch đã gần 20 năm, kỳ vọng trở thành trung tâm tài chính, thương mại tầm cỡ quốc tế, di dời khoảng 15.000 hộ dân, chi gần 30.000 tỷ đồng bồi thường, tái định cư, nhưng tới nay vẫn chưa thành hình, theo Zing.vn

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44063704

Geen opmerkingen:

Een reactie posten