Donald Trump nhận lời mời gặp của Kim Jong Un
Chung Eui-Yong (G) cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc, tại Nhà Trắng, Washington, ngày 08/03/2018, loan báo tổng thống Mỹ Donald Trump nhận lời mời gặp của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong UnREUTERS
Một diễn tiến tích cực sau 2 năm căng thẳng giữa Washington và Bình Nhưỡng xung quanh chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên. Hôm qua, 08/03/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump đã chấp nhận tham gia cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.
Tại Nhà Trắng, cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc, ông Chung Eui-Yong sau cuộc gặp với tổng thống Mỹ, đã long trọng thông báo, ông Donald Trump chấp nhận lời mời gặp của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Ông Chung tuyên bố :
« Tôi đã nói với tổng thống Trump rằng trong cuộc gặp của chúng tôi (ở Bình Nhưỡng), lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un cho biết cam kết giải trừ hạt nhân. Ông Kim đã hứa là Bắc Triều Tiên sẽ không tiến hành một vụ thử tên lửa hay hạt nhân nào nữa. Ông ta đã hiểu cuộc tập trận chung thường kỳ giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ vẫn được tiếp tục và ông ngỏ ý mong muốn gặp tổng thống Trump sớm nhất có thể.
Tổng thống Trump đánh giá cao báo cáo và cho biết, từ nay đến cuối tháng Năm, sẽ gặp Kim Jong Un, để tiến tới việc giải trừ hạt nhân lâu dài. Hàn Quốc và Hoa Kỳ cũng như đông đảo các đối tác của chúng tôi trên thế giới luôn quyết tâm hướng tới giải trừ hạt nhân hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Cùng với tổng thống Trump, chúng tôi lạc quan tin tưởng vào tiến trình ngoại giao để có thể tìm được một cách giải quyết hòa bình.
Hàn Quốc, Hoa Kỳ và các đối tác của chúng tôi cùng khẳng định chúng tôi sẽ không lặp lại sai lầm của quá khứ và áp lực sẽ vẫn tiếp tục cho tới khi Bắc Triều Tiên thể hiện các tuyên bố của mình bằng những hành động cụ thể ».
Ngay lập tức thông báo trên đã được các nước liên quan trực tiếp hoặc ít nhiều đến hồ sơ Bắc Triều Tiên lên tiếng đón nhận tích cực. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố, « cuộc gặp tháng Năm sẽ là bước ngoặt lịch sử, giúp cho có được hòa bình trên bán đảo Triều Tiên ».
Trung Quốc, qua lời phát ngôn viên ngoại giao Cảnh Sảng, kêu gọi Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên hãy chứng tỏ « can đảm chính trị » sau tiến triển ngoạn mục này. Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đánh giá, « đây là bước đi đúng hướng » và hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh này sẽ diễn ra.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180309-tong-thong-donald-trump-kim-jong-un-qt
« Tôi đã nói với tổng thống Trump rằng trong cuộc gặp của chúng tôi (ở Bình Nhưỡng), lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un cho biết cam kết giải trừ hạt nhân. Ông Kim đã hứa là Bắc Triều Tiên sẽ không tiến hành một vụ thử tên lửa hay hạt nhân nào nữa. Ông ta đã hiểu cuộc tập trận chung thường kỳ giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ vẫn được tiếp tục và ông ngỏ ý mong muốn gặp tổng thống Trump sớm nhất có thể.
Tổng thống Trump đánh giá cao báo cáo và cho biết, từ nay đến cuối tháng Năm, sẽ gặp Kim Jong Un, để tiến tới việc giải trừ hạt nhân lâu dài. Hàn Quốc và Hoa Kỳ cũng như đông đảo các đối tác của chúng tôi trên thế giới luôn quyết tâm hướng tới giải trừ hạt nhân hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Cùng với tổng thống Trump, chúng tôi lạc quan tin tưởng vào tiến trình ngoại giao để có thể tìm được một cách giải quyết hòa bình.
Hàn Quốc, Hoa Kỳ và các đối tác của chúng tôi cùng khẳng định chúng tôi sẽ không lặp lại sai lầm của quá khứ và áp lực sẽ vẫn tiếp tục cho tới khi Bắc Triều Tiên thể hiện các tuyên bố của mình bằng những hành động cụ thể ».
Ngay lập tức thông báo trên đã được các nước liên quan trực tiếp hoặc ít nhiều đến hồ sơ Bắc Triều Tiên lên tiếng đón nhận tích cực. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố, « cuộc gặp tháng Năm sẽ là bước ngoặt lịch sử, giúp cho có được hòa bình trên bán đảo Triều Tiên ».
Trung Quốc, qua lời phát ngôn viên ngoại giao Cảnh Sảng, kêu gọi Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên hãy chứng tỏ « can đảm chính trị » sau tiến triển ngoạn mục này. Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đánh giá, « đây là bước đi đúng hướng » và hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh này sẽ diễn ra.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180309-tong-thong-donald-trump-kim-jong-un-qt
Đặc sứ Hàn Quốc sang Mỹ thông báo về đề nghị đàm phán của Bắc Triều Tiên
Ông Chung Eui Yong (P) cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc trong cuộc gặp với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (Ảnh do KCNA công bố ngày 06/03/2018)Reuter
Hãng tin Hàn Quốc Yonhap, được AFP trích dẫn, cho biết, hôm nay, 08/03/2018, cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc, Chung Eui Yong, lên đường sang Washington gặp các quan chức cao cấp Mỹ, trong đó có cố vấn an ninh Mỹ H.R.McMaster và ngoại trưởng Rex Tillerson, để thông báo về đề nghị đàm phán của Bắc Triều Tiên.
Sau chuyến công du Bình Nhưỡng, hôm thứ Ba, 06/03, ông Chung cho biết là có một thông điệp của Bình Nhưỡng để chuyển cho Hoa Kỳ. Sau cuộc gặp với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc khẳng định là Kim Jong Un sẵn sàng đề cập đến hồ sơ hạt nhân, nếu không còn có « các mối đe dọa về an ninh đối với Bắc Triều Tiên » và an ninh của chế độ Bình Nhưỡng được bảo đảm.
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc, đồng minh trụ cột của chế độ Bình Nhưỡng, đã kêu gọi Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên nhanh chóng đối thoại với nhau.
Phát biểu trong cuộc họp báo, ngày hôm nay, bên lề khóa học Quốc Hội, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng việc tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề trên bán đảo Triều Tiên là một bước đi quan trọng đúng hướng. Và Trung Quốc « kêu gọi tất cả các bên, đặc biệt là Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên hãy tiếp xúc và sớm tiến hành đối thoại ».
Về phần mình, thủ tướng Nhật Bản tỏ thái độ thận trọng. Tuyên bố trước Quốc Hội Nhật Bản, ngày hôm nay, ông Shinzo Abe nghi ngờ là Bắc Triều Tiên muốn tranh thủ thời gian và đòi Bình Nhưỡng phải có những « biện pháp cụ thể ». Lãnh đạo chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh : « Đàm phán để đàm phán là vô nghĩa và chúng ta sẽ không bao giờ buông lơi các trừng phạt chỉ vì Bắc Triều Tiên tỏ ra cởi mở trong việc đàm phán ».
Còn trong lĩnh vực xã hội, hôm qua, phát biểu tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, tại Geneve, ông Tomas Ojea Quintana, báo cáo viên Liên Hiệp Quốc phụ trách hồ sơ nhân quyền Bắc Triều Tiên, tuyên bố có khả năng mở đối thoại về nhân quyền với Bắc Triều Tiên. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Bắc Triều Tiên tiếp xúc với Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để giúp đỡ giải quyết « các vụ được cho là bắt cóc » và « tham gia vào đối thoại khu vực của xã hội dân sự về hòa bình và ổn định ». Theo AFP, Bình Nhưỡng hiện vẫn đòi giải quyết vụ 12 phụ nữ Bắc Triều Tiên được cho là bị bắt cóc tại Trung Quốc hồi tháng Tư 2016 và được đưa sang Hàn Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180308-dac-su-han-quoc-sang-my-thong-bao-ve-de-nghi-dam-phan-cua-bac-trieu-tien
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc, đồng minh trụ cột của chế độ Bình Nhưỡng, đã kêu gọi Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên nhanh chóng đối thoại với nhau.
Phát biểu trong cuộc họp báo, ngày hôm nay, bên lề khóa học Quốc Hội, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng việc tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề trên bán đảo Triều Tiên là một bước đi quan trọng đúng hướng. Và Trung Quốc « kêu gọi tất cả các bên, đặc biệt là Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên hãy tiếp xúc và sớm tiến hành đối thoại ».
Về phần mình, thủ tướng Nhật Bản tỏ thái độ thận trọng. Tuyên bố trước Quốc Hội Nhật Bản, ngày hôm nay, ông Shinzo Abe nghi ngờ là Bắc Triều Tiên muốn tranh thủ thời gian và đòi Bình Nhưỡng phải có những « biện pháp cụ thể ». Lãnh đạo chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh : « Đàm phán để đàm phán là vô nghĩa và chúng ta sẽ không bao giờ buông lơi các trừng phạt chỉ vì Bắc Triều Tiên tỏ ra cởi mở trong việc đàm phán ».
Còn trong lĩnh vực xã hội, hôm qua, phát biểu tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, tại Geneve, ông Tomas Ojea Quintana, báo cáo viên Liên Hiệp Quốc phụ trách hồ sơ nhân quyền Bắc Triều Tiên, tuyên bố có khả năng mở đối thoại về nhân quyền với Bắc Triều Tiên. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Bắc Triều Tiên tiếp xúc với Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để giúp đỡ giải quyết « các vụ được cho là bắt cóc » và « tham gia vào đối thoại khu vực của xã hội dân sự về hòa bình và ổn định ». Theo AFP, Bình Nhưỡng hiện vẫn đòi giải quyết vụ 12 phụ nữ Bắc Triều Tiên được cho là bị bắt cóc tại Trung Quốc hồi tháng Tư 2016 và được đưa sang Hàn Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180308-dac-su-han-quoc-sang-my-thong-bao-ve-de-nghi-dam-phan-cua-bac-trieu-tien
Thủ tướng Nhật hoan nghênh cuộc gặp Trump-Kim, nhưng vẫn nghi ngờ Bình Nhưỡng
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trả lời giới báo chí sau khi điện đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump, Tokyo ngày 09/03/2018.Kyodo/via REUTERS
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hoan nghênh cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Tuy đánh giá cao sự thay đổi của Bình Nhưỡng, ông Abe vẫn tỏ ra nghi ngờ ý định của Bắc Triều Tiên trong việc thảo luận về kho vũ khí hạt nhân.
Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles cho biết thêm chi tiết :
« Cho đến hôm qua, trước khi có loan báo về cuộc gặp thượng đỉnh giữa Kim Jong Un và Donald Trump, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn coi đề nghị của Bình Nhưỡng trong việc thảo luận với Hoa Kỳ về vũ khí nguyên tử chỉ là một mánh lới nhằm kéo dài thời gian.
Ông Shinzo Abe sẽ đến Mỹ vào tháng Tư để gặp ông Donald Trump. Nước Nhật cảm thấy dễ bị tổn thương : khoảng 15 hỏa tiễn do Bắc Triều Tiên bắn đi trong một năm qua đã rơi xuống ngoài khơi Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật muốn được bảo đảm rằng ông Trump trong mọi thương lượng tương lai với Kim Jong Un không chỉ nghĩ về chính sách « Nước Mỹ trước hết », chỉ lo cho an ninh của Hoa Kỳ, mà còn nghĩ tới cam kết về an ninh của các đồng minh châu Á – Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong giới thân cận với ông Shinzo Abe, họ quan sát thấy ngay cả trong thời gian hòa hoãn khi Thế Vận Hội Mùa Đông được tổ chức tại Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển năng lực nguyên tử ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180309-thu-tuong-nhat-trump-kim-binh-nhuong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten