vrijdag 9 maart 2018

Ảnh phim hiếm về trung tâm Sài Gòn năm 1967 + Chợ Bến Thành hơn 90 năm trước + chợ hoa trên sông giữa Sài Gòn ngày nay

Thứ bảy, 10/3/2018 | 02:08 GMT+7

Ảnh phim hiếm về trung tâm Sài Gòn năm 1967

Trải qua hơn 50 năm, các công trình như quảng trường Quách Thị Trang, cầu Khánh Hội hay cầu Mống đã có nhiều thay đổi.

Ảnh phim hiếm về trung tâm Sài Gòn năm 1967
Phía trước chợ Bến Thành năm 1967 là công trường Quách Thị Trang và bức tượng Trần Nguyên Hãn. Khi đó, xe lam là một trong số phương tiện giao thông công cộng được sử dụng rộng rãi.
Chợ có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định, ban đầu nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.
Ảnh phim hiếm về trung tâm Sài Gòn năm 1967
Tượng Trần Nguyên Hãn nay đã không còn ở vị trí cũ. Tháng 12/2014, bức tượng được di dời khiến nhiều người tiếc nuối. Hiện tượng đang nằm tại công viên Phú Lâm (quận 6).
Ảnh phim hiếm về trung tâm Sài Gòn năm 1967
Nép mình bên bờ sông Sài Gòn, bến Bạch Đằng từ lâu đã trở thành một trong những điểm đến có sức hấp dẫn với người dân thành phố và khách du lịch khi đến thăm TP HCM. Hơn nửa thế kỷ trước, tại đây đã có nhà hàng nổi để phục vụ người có nhu cầu. Ngày nay, du khách đến Sài Gòn có thể thử trải nghiệm trên những nhà hàng nổi trong khung cảnh khác biệt. Bến đẹp nhất về đêm, khi những ánh đèn bắt đầu rực lên.
Ảnh phim hiếm về trung tâm Sài Gòn năm 1967
Cầu Khánh Hội nối liền quận 1 và quận 4. Cây cầu cũ bắt đầu tháo dỡ vào tháng 3/2006, các công đoạn diễn ra trong 2 tháng. Cầu Khánh Hội mới có quy mô lớn hơn, phù hợp với quy hoạch của tuyến đại lộ Đông Tây được hoàn thành.
Ảnh phim hiếm về trung tâm Sài Gòn năm 1967
Nửa thế kỷ trước, những toà nhà cao tầng vẫn chưa xuất hiện nhiều ở quanh khu vực kênh Bến Nghé.
Ảnh phim hiếm về trung tâm Sài Gòn năm 1967
Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm trước cổng sở thú 50 năm trước không khác gì nhiều so với bây giờ. Nhiều cây cổ thụ vẫn còn được giữ lại tạo cảnh quan xanh mát trong thành phố. Sở thú cũng là điểm đến hút khách mỗi dịp lễ, Tết tại Sài Gòn.
Nơi chưa sọ người hình thú đeo khuyên tai gần 2000 năm ở Sài Gòn
 
 
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP HCM toạ lạc trên đường Nguyễn Bình Khiêm. Toà kiến trúc được xây dựng cách đây hơn một thế kỷ, hiện chứa hơn 25.000 cổ vật. Trong số này, nổi bật có xác ướp Xóm Cải và sọ người 2.000 năm tuổi. Video: Phong Vinh.
Ảnh phim hiếm về trung tâm Sài Gòn năm 1967
Sân bay Tân Sơn Nhất vào thập niên 60 của thế kỷ trước.
Ảnh phim hiếm về trung tâm Sài Gòn năm 1967
Một nhà hàng bên đường có chỗ ngồi ngoài trời cho khách.
Ảnh phim hiếm về trung tâm Sài Gòn năm 1967
Cửa hàng bán sách cũ trên đường Boulevard Bonard, nay là đường Lê Lợi.
Ảnh phim hiếm về trung tâm Sài Gòn năm 1967
Một cửa hàng bán đồ trang trí trên đường Boulevard Charner, nay là đường Nguyễn Huệ.
Ảnh tư liệu: Ken
Di Vỹ

Khám phá Sài Gòn

https://dulich.vnexpress.net/photo/anh-video/anh-phim-hiem-ve-trung-tam-sai-gon-nam-1967-3720257.html

Chủ nhật, 4/3/2018 | 02:08 GMT+7

Chợ Bến Thành hơn 90 năm trước, khi xe máy chưa xuất hiện

Thời điểm những năm 1920, người dân thành phố chủ yếu đi bộ, dùng xe ngựa hoặc xe hơi.

Chợ Bến Thành hơn 90 năm trước, khi xe máy chưa xuất hiện
Chợ Bến Thành có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định, ban đầu nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.
Trải qua nhiều thăng trầm, ngôi chợ vào những năm 1920 đã rất sầm uất.
Chợ Bến Thành hơn 90 năm trước, khi xe máy chưa xuất hiện
Thời kỳ đầu chợ Bến Thành được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức mô tả: "Chợ Bến Thành, phố chợ, nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông. Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang chở khách buôn ngoài biển lên. Đầu phố phía Bắc là ngòi sa ngư, có gác cầu ván ngang qua, hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thứ hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền".
Chợ Bến Thành hơn 90 năm trước, khi xe máy chưa xuất hiện
Những năm đầu thế kỷ 20, chợ Bến Thành còn được biết đến với cái tên là chợ Mới. Sau nhiều biến cố trước đó, chợ mới được xây dựng và làm lễ khai thị vào lúc 17h ngày 28/3/1914. Lễ này kéo dài đến 30/3/1914. Báo chí thời đó gọi là Tân Vương Hội. Ngày khai thị có khoảng 100.000 người tham dự, có cả dân từ các tỉnh đổ về.
Chợ Bến Thành hơn 90 năm trước, khi xe máy chưa xuất hiện
Khu chợ mới này vẫn được gọi với tên Bến Thành cho đến trước năm 1975, còn người dân thì thường gọi là chợ Sài Gòn hay chợ Mới, để phân biệt chợ Cũ tại điểm cũ, vốn chỉ còn lại gian hàng thịt. Phần còn lại bị phá đi và được người Pháp xây dựng thành cơ quan Ngân khố. Mãi đến năm 1940, hai con đường bên hông chợ còn là bến xe đò đi các tỉnh miền Đông và miền Tây. Về sau, bến xe này mới được dời đi chỗ khác.
Chợ Bến Thành hơn 90 năm trước, khi xe máy chưa xuất hiện
Chợ Bến Thành có 4 cửa chính và 12 cửa phụ. Từ cửa Đông sang cửa Tây dài 96 m, cửa Nam đến cửa Bắc dài 136 m. Từ cửa Nam xuống Bắc của chợ có 22 hẻm, cửa Đông xuống cửa Tây có 9 hẻm. Đường chữ thập của chợ rộng 5 m.
Chợ Bến Thành hơn 90 năm trước, khi xe máy chưa xuất hiện
Cửa Nam là mặt tiền (cửa số 1) của chợ Bến Thành hướng ra công trường Quách Thị Trang. Tại đây vào năm 1963, một học sinh yêu nước ngã xuống trước họng súng của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Chợ Bến Thành hơn 90 năm trước, khi xe máy chưa xuất hiện
Các nhà nghiên cứu thống nhất chợ Bến Thành xưa nằm bên bờ kinh Lớn, trong khu vực các con đường Nguyễn Huệ - Hải Triều - Ngô Đức Kế - Tôn Thất Đạm.
Chợ Bến Thành hơn 90 năm trước, khi xe máy chưa xuất hiện
Bên ngoài chợ, các mặt hàng được bày bán dưới đất, nằm hẳn trên lòng đường để người dân mua bán. Từ những năm 2000, nơi đây bắt đầu có văn phòng ban quản lý chợ.
Chợ Bến Thành hơn 90 năm trước, khi xe máy chưa xuất hiện
Một người phụ nữ gánh hàng ở phía sau lưng chợ.
Chợ Bến Thành hơn 90 năm trước, khi xe máy chưa xuất hiện
Ngày nay, chợ Bến Thành là một trong những điểm đến nổi tiếng ở Sài Gòn, thu hút đông đảo du khách ghé chân, đặc biệt là du khách nước ngoài. Đến đây, bạn có thể mua sắm các món quà lưu niệm hoặc các món ăn ngon. Chợ thường nhộn nhịp nhất từ 20h, đến khoảng 0h là vãn.
 Ảnh tư liệu
Di Vỹ

https://dulich.vnexpress.net/photo/anh-video/cho-ben-thanh-hon-90-nam-truoc-khi-xe-may-chua-xuat-hien-3716236.html#ctr=box_topic_dulich_env_4_click

Thứ tư, 31/1/2018 | 15:30 GMT+7

Báo Mỹ giới thiệu chợ Bến Thành là điểm đến không thể bỏ qua

National Geographic làm video giới thiệu về chợ Bến Thành, công trình xây từ năm 1914 hiện vẫn là điểm đến yêu thích của nhiều du khách nước ngoài. 

00:0Tin liên quan:

Geen opmerkingen:

Een reactie posten