Ba ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn
Hành trình du lịch tâm linh ở Sài Gòn của bạn không thể bỏ qua chùa Ngọc Hoàng, chùa Bà Thiên Hậu hay đền bà Mariamman.
Bên trong ngôi chùa tổng thống Mỹ dự kiến tới thăm / Chùa gần 100 tuổi trên cao nguyên nổi tiếng Campuchia
Chùa Bà Thiên Hậu
Nằm trên con đường Nguyễn Trãi (quận 5) lúc nào cũng tấp nập xe qua lại, chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống và văn hóa của người Hoa sinh sống tại Sài Gòn từ rất lâu nay. Chùa đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1993.
Ngày nay, chùa Bà Thiên Hậu là một trong những nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần đối với nhiều người Hoa ở Sài Gòn và các vùng lân cận. Không những thế, ngôi chùa được xem là một công trình kiến trúc có giá trị cao về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến chiêm bái.
Có người đến cầu tài, người thì cầu phúc, cầu may hay chỉ đơn giản là mong ước những điều bình an trong cuộc sống. Bỏ lại sự hối hả của phố thị, đặt chân đến nơi đây bạn sẽ thấy Sài Gòn không còn tấp nập và bộn bề.
Chùa Ngọc Hoàng
Được xây dựng từ năm 1892 đến năm 1900, chùa Ngọc Hoàng tọa lạc trên diện tích hơn 2.000 m2. Xưa nay ngôi chùa nổi tiếng là nơi chiêm bái cho việc làm ăn thuận lợi, bình an, phước đức và đặc biệt là cầu con. Năm 1984, chùa đổi tên thành Phước Hải Tự và được công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1994.
Mới đây, ngôi chùa còn được Tổng thống Mỹ Barack Obama ghé tới nhân chuyến thăm Việt Nam. Ngôi chùa càng được chú ý hơn về không gian kiến trúc lẫn sự linh thiêng.
Đền thờ Mariamman
Đền thờ bà Mariamman hay còn gọi là chùa Bà Ấn, là ngôi đền Hindu giáo của người gốc Ấn, tọa lạc trên đường Trương Định (quận 1). Ngôi đền có lối kiến trúc độc đáo và những câu chuyện bí ẩn, thú vị dành cho các du khách ưa thích tìm hiểu.
Chùa Bà Ấn được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 20 bởi một số người Ấn Độ di cư sang Việt Nam. Đến bây giờ, chùa vẫn được những người gốc Ấn trông coi mỗi ngày. Họ xem đó là nơi linh thiêng nhất, như một chốn dừng chân cho những người xa quê.
Lượng khách thăm đền mỗi ngày khá đông, đặc biệt là dịp lễ và cuối tuần. Đặt chân vào cánh cửa của ngôi đền, mùi hương khói đặc trưng sẽ khiến bạn thấy nhẹ nhàng và thanh tịnh. Không chỉ thắp hương và dâng lễ, nhiều người còn đến phía sau phòng thờ Thánh, úp mặt vào những phiến đá hoa cương để cầu nguyện điều tốt lành.
Du lịch tâm linh đến những ngôi chùa cổ Việt Nam
- Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á ở Bình Định (8/3) 12
- Bên trong ngôi chùa tồn tại xuyên 3 thế kỷ ở Sa Đéc (26/2) 5
- Bên trong chùa cổ có 8 bức tranh nghìn năm tuổi ở Hà Nội (7/1) 6
- Miếu Nổi - địa chỉ tạ lễ, cầu duyên cuối năm của người Sài Gòn (30/12) 3
- Ngôi chùa hơn trăm năm giữa lòng Cần Thơ (22/12)
https://dulich.vnexpress.net/photo/anh-video/ba-ngoi-chua-noi-tieng-o-sai-gon-3453009.html?ctr=related_news_click
Miếu Nổi - địa chỉ tạ lễ, cầu duyên cuối năm của người Sài Gòn
Miếu nằm giữa sông nên nếu muốn lễ, bạn phải đi đò mới lên được miếu.
Ngôi chùa trăm tuổi cựu Tổng thống Mỹ từng ghé thăm ở Sài Gòn / Ngôi chùa hơn trăm năm giữa lòng Cần Thơ
Nằm trên sông Vàm Thuật, thuộc địa phận quận Gò Vấp, TP HCM, Phù Châu Miếu (hay còn gọi là Miếu Nổi do vị trí và cách xây dựng độc đáo) là địa chỉ linh thiêng nổi tiếng ở Sài Gòn. Ảnh: Son Nguyenminh.
Ngôi miếu cổ được xây dựng cách đây hơn 300 năm, kiến trúc pha lẫn giữa Trung Hoa và Việt Nam. Nhiều hình rồng được cẩn bằng sứ tinh xảo. Bên trong chia làm hai gian: chánh điện phía trước và nơi thờ năm Mẹ phía sau, ngoài sân thờ các vị bồ tát.
Tương truyền, thế kỷ 18, một người đàn ông chài lưới đã vớt được xác một phụ nữ, ông đem chôn trên cù lao rồi lập một miếu nhỏ để thờ, từ đó cuộc sống khấm khá hơn. Trước năm 1975, đây là điểm hành hương nổi tiếng của người dân Sài Gòn nhưng sau đó gần như bị bỏ hoang. Đến năm 1989, một người Hoa tên Lục Câu bỏ tiền sửa sang, khôi phục lại miếu.
Đầu năm, người người kéo nhau đến đây, thắp nhang vòng cầu làm ăn, cầu bình an. Cuối năm, họ đến trả lễ nên những ngày này miếu rất đông người thăm viếng.
Trước miếu, vài người bày bán đĩa lễ gồm dừa, trầu cau và hoa cúc cho các quý cô đi lễ năm Mẹ, cầu duyên lành.
Lễ xong, bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi uống nước giải khát dưới tán cây mát rượi sau miếu hoặc mua cá, chim, rùa... phóng sinh.
Trong sân có cây chùm ruột trĩu quả, người đi lễ có thể mượn cây khoèo của miếu, móc hái trái xin lộc.
Sông Vàm Thuật bị ô nhiễm bốc mùi hôi thối, tuy vậy cách duy nhất để sang miếu là đi đò ở bến nhỏ cạnh bến phà An Phú Đông. Từ chợ Gò Vấp, bạn chạy xe theo đường Nguyễn Thái Sơn đến cuối đường, rẽ vào đường Trần Báo Giao đến bãi gửi xe vào miếu. Địa hình không mấy thuận tiện, nhưng mỗi ngày vẫn có hàng trăm lượt khách ghé thăm.
Con đò cũ kỹ, xập xệ chạy liên tục từ bờ này sang bờ kia và ngược lại bất kể các ngày trong tuần. Chỉ những hôm trời mưa to thì đò mới tạm ngừng hoạt động. Mỗi người tốn 10.000 đồng cho một chuyến khứ hồi.
Theo Ngôi sao
https://dulich.vnexpress.net/photo/anh-video/mieu-noi-dia-chi-ta-le-cau-duyen-cuoi-nam-cua-nguoi-sai-gon-3691862.html#ctr=box_topic_dulich_env_4_click
Ngôi chùa hơn trăm năm giữa lòng Cần Thơ
Chùa Ông được người Hoa gốc Quảng Đông xây dựng từ hơn 120 năm trước, nay là điểm đến hút du khách tham quan ở Cần Thơ.
Nhà thờ hơn 100 năm ở Sài Gòn hút khách nhờ màu hồng / Ngôi chùa có đàn khỉ hoang dã lớn nhất Việt Nam
Ngôi chùa nổi bật trên đường Hai Bà Trưng (quận Ninh Kiều) bởi dáng dấp của kiến trúc và màu sắc sặc sỡ đặc trưng của người Hoa. Chùa Ông được xây dựng từ năm 1894 trên diện tích 532 mét vuông với tên gốc là Quảng Triệu Hội Quán.
Bước vào cửa chính, bạn sẽ bị hút hồn bởi không gian mờ ảo được tạo nên bởi ánh sáng và hương khói ở Tiền điện và Sân thiên tỉnh (hay còn gọi là giếng trời). Tiếp sau đó là chánh điện và các dãy nhà phụ bao quanh theo hình chữ Quốc vuông góc và khép kín với nhau.
Ngôi chùa Hoa hơn trăm năm giữa lòng Cần Thơ
Video: Phong Vinh.
Bên trong chùa có nhiều bức phù điêu trang trí như: chạm trổ trên bao lam, liễn đối, hoành phi, xà ngang… với hình ảnh mai, lan, cúc, trúc hay rồng, phụng, bông lá, cá hoá rồng và các điển tích xưa.
Quan Công là vị thần được thờ chính trong chùa. Người dân kể lại, đây là vị thần tượng trưng cho “nhân nghĩa lễ trí tín”, cho sự dũng cảm, trung thành và lòng danh dự của người Hoa. Chùa còn thờ một số vị thần khác như: Phật Bà Quan Thế Âm, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Ông Bản.
Khác với một số chùa của người gốc Hoa khác, chùa Ông ở Cần Thơ không có bia ghi tên những người khởi công xây dựng, niên đại hình thành. Nhưng trên các mảng chạm khắc gỗ, liễn đối hay lư hương đều có ghi rõ tên thợ xây, người ủng hộ và năm thực hiện.
Đây là nơi viếng thăm thường xuyên của người dân, chủ yếu là người Hoa ở Cần Thơ. Có người đến đây cầu vận may trong công việc, người khác thì mong bình an trong cuộc sống.
Chùa Ông được xếp hạng Di tích lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia năm 1993.
Chùa Ông được xếp hạng Di tích lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia năm 1993.
Phong Vinh
https://dulich.vnexpress.net/photo/anh-video/ngoi-chua-hon-tram-nam-giua-long-can-tho-3688466.html#ctr=box_topic_dulich_env_4_click
Geen opmerkingen:
Een reactie posten