dinsdag 12 april 2016

Tuyên bố chung của hội nghị G-7 tại Hiroshima, Nhật Bản, 'quan ngại' về biển Hoa Ðông và Biển Ðông + Bắc Kinh "rất bất bình " về tuyên bố của G7

Tuyên bố chung của hội nghị G-7 'quan ngại' về Biển Ðông
Monday, April 11, 2016 4:13:43 PM

Bài liên quan


HIROSHIMA (NV) - Ngoại trưởng các cường quốc kinh tế thuộc nhóm G-7 tuyên bố quan ngại những diễn biến xảy ra trên các khu vực biển Hoa Ðông và Biển Ðông, kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng đàm phán hòa bình.
“Chúng tôi quan ngại về tình hình tại biển Hoa Ðông và Biển Ðông, đồng thời nhấn mạnh đến sự quan trọng nền tảng của việc quản lý và dàn xếp các tranh chấp một cách ôn hòa.”

Ðại diện các nước tham dự hội nghị cấp ngoại trưởng G-7 ngày 11 tháng 4, 2016 đặt vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân đã chết hồi Thế Chiến Thứ Hai tại đảo Hiroshima. (Hình: Kazuhiro Nogi/AFP/Getty Images)

Bản tuyên bố chung của hội nghị cấp ngoại trưởng G-7 viết như thế sau hai ngày hội họp tại Hiroshima, Nhật Bản, theo sự tường thuật của hãng tin Bloomberg. Tham dự hội nghị G-7 lần này ngoài nước chủ nhà còn có các ngoại trưởng Hoa Kỳ, Ý, Anh quốc, Ðức, Canada, Pháp và đại diện Liên Âu.
“Chúng tôi mạnh mẽ chống lại bất cứ hành động đe dọa, ước hiếp hay khiêu khích đơn phương nào có thể thay đổi nguyên trạng và làm gia tăng căng thẳng. Ðồng thời chúng tôi thúc giục tất cả các nước kềm chế các hành vi như bồi đắp đảo nhân tạo, bao gồm cả các vụ bồi đắp quy mô lớn, xây dựng tiền đồn cũng như sử dụng chúng cho các mục đích quân sự, hành xử theo luật lệ quốc tế kể cả các nguyên tắc về tự do hàng hải và hàng không.” Bản tuyên bố chung nói trên viết.
Bản tuyên bố chung của Hội Nghị G-7 không nói thẳng ra nhưng ai cũng hiểu là nhắm vào các hành động ngang ngược bá quyền của Trung Quốc lâu nay trên cả hai vùng biển Hoa Ðông và Biển Ðông.
Ở phía Bắc, Trung Quốc không ức hiếp được một nước Nhật Bản hùng cường mọi mặt. Nhưng trên Biển Ðông, Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia đều là những nước nhỏ yếu về quân sự. Bắc Kinh đã cướp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 rồi đến năm 1988 cướp thêm 6 bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa. Bây giờ, họ đã bồi đắp chúng thành những căn cứ quân sự khổng lồ trên biển để không chế toàn bộ Biển Ðông.
Trước sự lần dần của Bắc Kinh, Việt Nam chỉ đưa ra những lời bản đối suông trong khi Philippines còn dám đưa Trung Quốc ra kiện tại tòa án quốc tế.
Bị các nước G-7 lên án, Bắc Kinh trơ trẽn đả kích rằng hội nghị này không nên “thổi phòng” vụ việc theo “lợi ích ích kỷ” của một số nước.
Theo nhận định của ông Malcolm Davis, một phân tích gia tại Viện Chính Sách Chiến lược của Úc tại Canberra, thì hành động của Hội Nghị G-7 là muốn cho Bắc Kinh thấy nếu Bắc Kinh có thêm những hành vi nào khác sẽ có những hậu quả phải nhận lãnh.
Hoa Kỳ lâu nay vẫn vận động cộng đồng quốc tế hậu thuẫn chính trị, làm áp lực với Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp Biển Ðông. Những ngày tới đây, Tòa án Quốc tế tại The Hague sẽ đưa ra phán quyết về đơn kiện của Philippines kiện tuyên bố đường “lưỡi bò” của Trung Quốc. Cái “lưỡi bò” ngang ngược này chiếm hơn 80% Biển Ðông mà nhiều đoạn lấn sâu vào các vùng biển đặc quyền kinh tế của các nước khác, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.
Tân Hoa Xã hôm Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016 viết một bài bình luận đả kích Nhật Bản là “bắt cóc” Hội Nghị G-7, cáo buộc chính phủ Nhật là “kẻ tạo ra sóng làm lật thuyền.” (TN)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=226047&zoneid=1

Biển Đông : Bắc Kinh "rất bất bình " về tuyên bố của G7

mediaCác ngoại trưởng thuộc G7 trước bia tưởng niệm các nạn nhân vụ ném bom nguyên tử Hiroshima, Nhật Bản. Ảnh chụp ngày 11/04/2016.REUTERS/Jonathan Ernst
Bắc Kinh « rất bất bình » về tuyên bố của khối G7 kêu gọi kiềm chế tại các vùng biển tranh chấp. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 12/04/2016 cho biết như trên, trong bối cảnh châu Á đang quan ngại trước tham vọng lãnh thổ và quân sự của Trung Quốc.
Ông Lục Khảng (Lu Kang), phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói : « Trung Quốc hết sức bất bình về cung cách làm việc của G7. Chúng tôi kêu gọi các quốc gia thành viên G7 thực hiện cam kết của mình là không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ, tôn trọng những nỗ lực của các nước trong khu vực, chấm dứt mọi tuyên bố và hành động vô trách nhiệm, đóng góp một cách xây dựng vào hòa bình và ổn định trong khu vực ».
Bắc Kinh cho biết cảm thấy đang bị G7 chĩa mũi dùi vào mình. Ông Lục Khảng khuyến cáo : « Trong tình hình kinh tế thế giới đang u ám, lẽ ra nhóm G7 nên tập trung vào việc quản lý kinh tế và hợp tác, thay vì làm ầm ĩ xung quanh vấn đề biển đảo, gây thêm căng thẳng trong khu vực ».
Sau cuộc hội nghị hai ngày tại Hiroshima, các ngoại trưởng nhóm G7 mà Trung Quốc không phải là thành viên, đã ra bản tuyên bố chung. Tuyên bố viết : « Chúng tôi quan ngại trước tình hình tại biển Hoa Đông và Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình. Chúng tôi bày tỏ sự chống đối mạnh mẽ đối với mọi hành động đơn phương đe dọa, cưỡng bức hay khiêu khích, có thể làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng ».
Tuy tuyên bố của G7 không nêu cụ thể Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh yêu sách chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, nơi Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng đều đòi hỏi chủ quyền. Trung Quốc còn xây dựng một loạt các đảo nhân tạo trên Biển Đông trong những năm gần đây, tiến hành các hoạt động bồi đắp đại quy mô để xác quyết chủ quyền.
Tại biển Hoa Đông, Nhật Bản và Trung Quốc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hiện do Tokyo quản lý.
Khối G7 kêu gọi : « Tất cả các nước tránh những hành động như đào đắp, xây dựng các tiền đồn với mục đích quân sự ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20160412-bac-kinh-vo-cung-bat-man-truoc-tuyen-bo-cua-g7-ve-bien-dong

Geen opmerkingen:

Een reactie posten