woensdag 13 april 2016

Thép giá rẻ Trung Quốc : Pháp kêu gọi châu Âu thức tỉnh Trung Quốc bán phá giá ồ ạt (dumping)

Thép giá rẻ Trung Quốc : Pháp kêu gọi châu Âu thức tỉnh

mediaMột nhà máy ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Mỗi năm, Trung Quốc sản xuất thừa 350 triệu tấn thép.REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Bộ trưởng Kinh Tế Pháp, Manuel Macron ngày 11/04/2016 tại Strasbourg khẳng định cần phải có những biện pháp khẩn cấp để tránh việc thép Trung Quốc bán phá giá ồ ạt nhập vào, phá hoại ngành luyện kim châu Âu.
Ông Macron nhấn mạnh, thép Trung Quốc bán phá giá do sản xuất thừa, đe dọa kỹ nghệ châu Âu trong lúc ngành luyện kim đang tái cấu trúc và tăng cường đầu tư để cạnh tranh trong thời đại toàn cầu hóa.
Bộ trưởng Kinh Tế Pháp đặt câu hỏi : « Trước nạn Trung Quốc phá giá, nghĩa vụ của chúng ta hiện nay là gì ? Trước tiên cần hành động nhanh chóng. Mỗi tuần lễ trôi qua là một nguy cơ đè nặng lên một doanh nghiệp ».
Ông Manuel Macron nhắc nhở, Ủy Ban Châu Âu cần đến 8 tháng để có được biện pháp chống phá giá đối với một sản phẩm, trong khi Hoa Kỳ chỉ mất 5 tháng. Ông cũng nêu vấn đề một số quốc gia thành viên từ chối áp đặt rào cản thuế quan hợp lý đối với các sản phẩm Trung Quốc bán dưới giá thành. Bộ trưởng Kinh tế Pháp nhấn mạnh, châu Âu chỉ đánh thuế chống phá giá khoảng 20%, trong khi Mỹ đánh thuế đến 300%.
Theo ông Manuel Macron, nếu 28 nước châu Âu không nhất trí trong hành động mà mạnh ai nấy làm thì « trước mắt, đó là sự ngây thơ có phần cay đắng ; còn về lâu về dài, là một sai lầm chính trị và đạo đức thực sự ».
Hiện nay mỗi năm Trung Quốc thừa khoảng 350 triệu tấn thép, trong lúc cả châu Âu chỉ sản xuất 170 triệu tấn.
Bên cạnh đó, cũng trong hôm qua khoảng 45.000 người Đức đã biểu tình đòi bảo vệ ngành luyện kim trước sự cạnh tranh của thép Trung Quốc giá rẻ. Không chỉ các công nhân trực tiếp, mà trên thực tế 3,5 triệu công ăn việc làm liên quan đến ngành luyện kim đều bị ảnh hưởng.
Còn tại Anh, tập đoàn luyện kim Tata Steel ngày 11/04 thông báo bán lại các chi nhánh ở châu Âu với giá tượng trưng một bảng Anh, để rút lui khỏi châu lục này. Các lý do được nêu ra chủ yếu là do thép Trung Quốc cạnh tranh bất chính bằng cách bán giá rẻ mạt, bên cạnh đó là giá thành sản xuất cao, nhu cầu tiêu thụ thấp.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20160412-phap-keu-goi-chau-au-thuc-tinh-truoc-su-canh-tranh-cua-thep-trung-quoc-gia-re

Nhiều nước châu Âu đòi khẩn trương chống phá giá thép Trung Quốc

mediaCông nhân luyện kim khắp nơi đổ về Bruxelles đòi Liên Hiệp Châu Âu phải có biện pháp chống phá giá thép Trung Quốc hôm 15/02/2016.REUTERS/Yves Herman
Hôm qua, 29/02/2016, nhiều nước thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu, trong đó có Pháp và Tây Ban Nha, họp tại Bruxelles đã ra tuyên bố phải điều chỉnh các biện pháp chống phá giá, giống như Mỹ, để tự bảo vệ trước sự cạnh tranh bất chínhh của một số công ty thép từ Trung Quốc.
Trong cuộc họp của hội đồng « cạnh tranh » gồm 28 bộ trưởng Công Nghiệp, chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu, bộ trưởng Hà Lan Henk Kamp, cam kết ủng hộ các lời yêu cầu này trước Ủy Ban Châu Âu, nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm thời gian của các cuộc điều tra chống phá giá.
Ông tuyên bố : «Chúng ta khẩn thiết phải đưa ra các hành động cụ thể, áp dụng được trong thời gian ngắn ». Ông cũng yêu cầu Ủy Ban rút ngắn ít nhất hai tháng cho khoảng thời gian dành cho các điều tra chống phá giá mà vẫn phải đảm bảo chất lượng điều tra.
Bộ trưởng Công Nghiệp Pháp, Emmanuel Macron, giữa tháng hai vừa rồi cũng lên tiếng chỉ trích thời hạn 9 tháng để châu Âu áp dụng các biện pháp trừng phạt thuế quan đối với các công ty thép Trung Quốc và Nga, bị nghi ngờ cạnh tranh bất chính ; trong khi Mỹ chỉ cần 2 tháng cho việc đó. Ông cũng nhấn mạnh thêm rằng, trung bình, Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt nặng gấp 3 lần so với châu Âu.
Trong một bức thư gửi Ủy Ban Châu Âu hôm 5 tháng 2 vừa rồi, các bộ trưởng Đức, Pháp, Ý, Anh, Ba Lan, Bỉ và Luxembourg đã bày tỏ quan ngại về « nguy cơ suy sụp » của ngành thép của châu Âu do sự phá giá của Trung Quốc, chủ yếu là trong ngành sản xuất thép cán nóng.
Châu Âu được kêu gọi « sử dụng mọi biện pháp cần thiết » và « hành động kiên quyết để đáp trả thách thức mới này ». Một trong các mong muốn là « châu Âu áp dụng thuế hải quan đối với nhập khẩu ngay khi có « mối đe dọa thiệt hại » - như Mỹ đang làm – mà không đợi đến lúc các thiệt hại được ghi nhận rõ ràng.
Năm quốc gia khác là Tây Ban Nha, Áo, Rumani, Cộng hòa Séc và Slovakia, cũng đã hưởng ứng lời kêu gọi này. Ngành công nghiệp luyện thép của châu Âu hiện cung cấp trực tiếp 330 000 việc làm tại 500 cơ sở sản xuất.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160301-thep-chau-au-duoc-keu-goi-hanh-dong-chong-pha-gia-cua-trung-quoc

EU đưa tranh chấp thép ống với Bắc Kinh ra WTO

mediaSản phẩm ống thépDR
Cuộc trả đũa thương mại giữa Bắc Kinh và Liên hiệp châu Âu lại nổi lên gay gắt. Để đáp trả việc Bắc Kinh áp thuế chống phá giá đối với mặt hàng thép ống nhập vào Trung Quốc, hôm nay 16/8/2013, Bruxelles thông báo đã đề nghị lập một bộ phận chuyên gia của Tổ chức Thương mại Thế giới để phân xử hồ sơ.
Ông John Clancy phát ngôn viên của ủy viên Thương mại châu Âu cho biết « EU tiếp tục theo đuổi cuộc đấu tranh chống lại các biện pháp bảo hộ mậu dịch vô lối của Trung Quốc, mà dường như đó thường là những biện pháp trả đũa ». Ông khẳng định Tổ chức Thương mại Thế giới sẽ ủng hộ Liên hiệp châu Âu trong các yêu cầu chống lại thứ thuế chống phá giá, mà Bắc Kinh áp cho mặt hàng thép ống của EU.
Bắc Kinh đã tăng thuế từ 9,7% lên 11,1% cho các sản phẩm của châu Âu nhập vào Trung Quốc. Điều này đã gây thiệt hại không nhỏ cho các nhà sản xuất châu Âu.
Đề nghị của EU sẽ chính thức được ghi trong chương trình nghị sự của phiên họp của bộ phận giải quyết bất đồng thuộc WTO vào cuối tháng 8 này. Về phần mình, cũng tại phiên họp này, Trung Quốc có thể sẽ từ chối việc thành lập nhóm chuyên gia thẩm định theo đề nghị của EU, tuy nhiên Bắc Kinh sẽ hết quyền lựa chọn trong phiên họp tiếp sau.
Các bên chỉ được phép khiếu nại một lần quyết định của nhóm chuyên gia thẩm định và sau đó kết luận sẽ được áp đặt cho các bên liên quan.
Cuối tháng 7 vừa qua, EU và Trung Quốc đã giải quyết ổn thỏa bất đồng trên hồ sơ Pin tấm mặt trời của Trung Quốc xuất sang thị trường châu Âu. Đây chỉ là một trong số rất nhiều tranh chấp thương mại giữa hai bên. Với thông báo đề nghị lập nhóm chuyên gia của WTO thẩm định hồ sơ ống thép, Bruxelles hy vọng sẽ tỏ rõ quan điểm cứng rắn trên các hồ sơ tranh chấp khác với Bắc Kinh, như trang thiết bị viễn thông, rượu vang hay các sản phẩm hóa chất.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20130816-eu-dua-ho-so-thep-ong-tranh-chap-voi-bac-kinh-ra-wto-giai-quyet

Geen opmerkingen:

Een reactie posten