Ai đứng sau tập đoàn Anbang của TQ?
- 1 tháng 4 2016
Tập đoàn bảo hiểm Anbang của Trung Quốc vừa nói hôm thứ Năm 31/3/2016, rằng họ từ bỏ ý định mua tập đoàn khách sạn Starwood với giá 14 tỉ đôla.
Tuyên bố mở đường để Marriott International Inc mua lại công ty điều hành khách sạn Sheraton và Westin.Nhưng tập đoàn Trung Quốc Anbang có gì đặc biệt?
Hãng này khởi nghiệp từ một công ty bảo hiểm xe hơi ở thành phố Ning Ba, tỉnh Chiết Giang với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ nhà nước.
Sau mười năm, Tập đoàn bảo hiểm Anbang của Trung Quốc đã phát triển thành một trong những doanh nghiệp khổng lồ với danh mục đầu tư nước ngoài khổng lồ và có cổ phần trong các ngân hàng và các hãng thuốc Trung Quốc cổ truyền.
Tuy vậy, Anbang vẫn được xem là một công ty không rõ ràng, được biết đến với những kế hoạch vĩ đại, những rương gỗ đầy tiền và không ngần ngại chi xài.
Doanh nghiệp Trung Quốc này được nhiều người biết đến vào năm ngoái khi mua lại khách sạn Waldorf Astoria nổi tiếng trị giá 1,95 tỉ đôla (tương đương 1,35 tỉ bảng Anh). Khi đó, đây là mua bán bất động sản lớn nhất nước Mỹ được người Trung Quốc mua lại.
Giá mua thật đắt. Dựa trên một vài tính toán, giá mua này có nghĩa là một căn phòng khách sạn trị giá hơn 1.3 triệu đôla.
Đầu tháng này, Anbang đã vượt kỷ lục của chính mình khi trả cho quỹ đầu tư Blackstone 6,5 tỉ đôla để sở hữu chuỗi khách sạn và khu nghỉ mát Strategic, nằm trong danh sách các khách sạn và khu nghỉ mát cao cấp.
Cuộc mua bán này đã thêm vào tổng tài sản của Anbang lên tới 16 tài sản cao cấp, bao gồm khách sạn Ritz-Calton ở vịnh Half Moon, và những khách sạn Four Seasons ở Thung lũng Silicon và Washington.
Liên kết chính trị
Vậy nhân vật quyền lực nào đang đứng phía sau Anbang và những công cuộc mua lại khổng lồ của công ty này?Chủ tịch tập đoàn Anbang, ông Ngô Hiểu Huy, được biết đến là một trong những người có quan hệt mật thiết với các chính trị gia của Trung Quốc khi kết hôn với cháu gái của cựu lãnh tụ Đặng Tiểu Bình.
Hội đồng quản trị bao gồm con trai của một tướng cao cấp dưới trướng của lãnh tụ Trung Quốc, ông Mao Trạch Đông, và con trai của cựu Thủ tướng Trung Quốc ông Chu Dung Cơ.
Shaun Rein, giám đốc quản lí của Công ty Nghiên cứu thị trường Trung Quốc tại Thượng Hải, chia sẻ với BBC rằng: “Họ rõ ràng đã được chống lưng từ các chính trị gia”.
“Để phát triển nhanh chóng trên thị trường quốc tế và nhận được sự chấp thuận cần rất nhiều mối quan hệ mật thiết.”
Ông Ngô chưa từng trả lời báo chí và được biết là một người “ở ẩn”. Nhưng tại hội thảo của Harvard ở Bắc Kinh năm ngoái, ông đã chia sẻ về chiến lược đầu tư doanh nghiệp của mình.
“Tổng số dặm bay của nhóm đầu tư quốc tế bằng với chuyến bay hai chiều từ trái đất lên mặt trăng và trở về. Nó chứng tỏ quá trình quyết định đầu tư của chúng tôi,” ông chia sẻ.
“Chúng tôi phải chiến thắng trong cuộc chiến đầu tiên và những cuộc chiến sau đó, vì chúng tôi đại diện cho những tổ chức kinh doanh của Trung Quốc đang phát triển ra toàn cầu.”
Đa lợi ích
Bảo hiểm được xem là loại công ty an toàn khi thương thuyết vì họ có vốn và thường đầu tư vào những dạng tài sản ít rủi ro và có lợi nhuận thấp.Nhưng Anbang đã lật ngược quan điểm đó.
Anbang có vốn đầu tư trị giá 500 triệu Nhân dân tệ khi được thành lập vào năm 2004.
Trên trang mạng của mình, tập đoàn này tuyên bố hiện đang có tổng tài sản trị giá 1,9 ngàn tỉ Nhân dân tệ (tương đương 300 tỉ đôla Mỹ hay 200 tỉ bảng Anh).
Trong thời gian ngắn, công ty này đã biến mình thông qua các vụ mua lại quốc tế, bao gồm công ty bảo hiểm Fieda của Bỉ và Ngân hàng Lloyd Delta.
Bên cạnh đó Anbang còn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ở thị trường nội địa bằng việc đóng góp vốn cho ngân hàng cho vay tư nhân lớn nhất Trung Quốc - Minsheng, công ty sản suất tuabin cho quạt và cả một hãng thuốc cổ truyền.
Tuy vậy, có nhiều câu hỏi đặt ra rằng làm sao Anbang có thể lên kế hoạch tài chính cho những vụ mua bán nước ngoài vì lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm ở Trung Quốc không phải là nhiều.
Ông Rein nói những quan ngại là phóng đại và rằng công ty đã thu hút hàng tỉ đôla đầu tư tài chính cá nhân.
“Chúng ta thấy các công ty Trung Quốc đang có tham vọng trở thành những doanh nghiệp toàn cầu. Họ rất tư bản và cực kì hung hăng,” ông chia sẻ với BBC.
Ông so sánh doanh nghiệp Trung Quốc với doanh nghiệp Nhật Bản trong thập niên 1980, khi mà những doanh nghiệp lớn nhất sẵn sàng mua lại công ty của đối thủ và thay thế quy trình quản lí bằng quy trình của họ.
“Doanh nghiệp Trung Quốc khác hẳn với doanh nghiệp Nhật Bản. Họ tìm kiếm mua thương hiệu, công nghệ và phương cách quản lí,” ông chia sẻ.
Cuối cùng, rõ ràng với Anbang, đặt cược lớn nhất của họ là vào sự an toàn và uy tín của các tài sản hàng đầu của Mỹ.
Tin liên quan
- Sản xuất TQ 'chậm lại' ảnh hưởng thế giới
- TQ sẽ không 'rơi vào khủng hoảng'?
- Bớt người TQ mua nhà ở Úc?
http://www.bbc.com/vietnamese/business/2016/04/160401_china_anbang_starwood
Geen opmerkingen:
Een reactie posten