quốc phòng Việt-Nhật.
Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội khẳng định, đây là lần đầu tiên hai khu trục hạm được hỏa tiễn dẫn đường - chiếc Ariake và Setogiri - đến Việt Nam, trong chuyến thăm kéo dài bốn ngày. Hãng tin Kyodo cho biết, Hải Quân thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (MSDF) sẽ sử dụng hai khu trục hạm trên để diễn tập chung với Hải Quân Việt Nam, là một phần của chương trình huấn luyện các học viên sĩ quan Hải quân Nhật.
Asahi Shimbun dẫn nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản nhận xét : " Đây là một chuyến thăm lịch sử, vì sự chọn lựa cảng đến thăm dựa trên các yếu tố mang tính chiến lược cao độ ". Cũng theo Asahi, do tàu ngoại quốc hiếm khi được phép vào Cam Ranh, sự hiện diện của hai chiến hạm tối tân Ariake và Setogiri là dấu hiệu cho thấy hợp tác quốc phòng Việt-Nhật đang được siết chặt, một phần vì các hành động của Trung Quốc mưu toan kiểm soát Biển Đông.
Hãng thông tấn Kyodo trích lời bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Gen Nakatani trong cuộc họp báo ngày 12/04 tại Tokyo cho biết, ông hy vọng sẽ có bước tiến mới trong sự hợp tác với Việt Nam. Bộ trưởng Gen Nakatani cũng nói rằng Nhật Bản sẽ làm việc với Hoa Kỳ và các quốc gia khác để tăng cường quan hệ với các nước xung quanh Biển Đông.
Các báo Nhật đều nhấn mạnh vịnh Cam Ranh là một trong những vị trí chiến lược quan trọng nhất đối với quốc phòng Việt Nam tại Biển Đông. Trước đây là căn cứ lớn của Mỹ, sau đó các chiến hạm Liên Xô sử dụng Cam Ranh làm quân cảng chính ở châu Á (1978-2002). Cam Ranh nằm gần quần đảo Trường Sa, hiện đang là trung tâm tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
Báo chí Nhật nhắc lại, trước đó hai khu trục hạm Ariake và Setogiri được tàu ngầm Oyahshio hộ tống cũng đã đến thăm cảng Subic của Philippines. Để đáp trả các động thái của Bắc Kinh, Tokyo phải gia tăng sự hiện diện tại Biển Đông, trong đó có việc cung cấp tàu tuần duyên cho Philippines, Việt Nam ; và điều các máy bay giám sát P-3C đến vùng biển này.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160412-lan-dau-tien-hai-chien-ham-nhat-den-cang-cam-ranh
Asahi Shimbun dẫn nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản nhận xét : " Đây là một chuyến thăm lịch sử, vì sự chọn lựa cảng đến thăm dựa trên các yếu tố mang tính chiến lược cao độ ". Cũng theo Asahi, do tàu ngoại quốc hiếm khi được phép vào Cam Ranh, sự hiện diện của hai chiến hạm tối tân Ariake và Setogiri là dấu hiệu cho thấy hợp tác quốc phòng Việt-Nhật đang được siết chặt, một phần vì các hành động của Trung Quốc mưu toan kiểm soát Biển Đông.
Hãng thông tấn Kyodo trích lời bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Gen Nakatani trong cuộc họp báo ngày 12/04 tại Tokyo cho biết, ông hy vọng sẽ có bước tiến mới trong sự hợp tác với Việt Nam. Bộ trưởng Gen Nakatani cũng nói rằng Nhật Bản sẽ làm việc với Hoa Kỳ và các quốc gia khác để tăng cường quan hệ với các nước xung quanh Biển Đông.
Các báo Nhật đều nhấn mạnh vịnh Cam Ranh là một trong những vị trí chiến lược quan trọng nhất đối với quốc phòng Việt Nam tại Biển Đông. Trước đây là căn cứ lớn của Mỹ, sau đó các chiến hạm Liên Xô sử dụng Cam Ranh làm quân cảng chính ở châu Á (1978-2002). Cam Ranh nằm gần quần đảo Trường Sa, hiện đang là trung tâm tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160412-lan-dau-tien-hai-chien-ham-nhat-den-cang-cam-ranh
Tàu ngầm Nhật ghé thăm cảng Philipines trong tháng Tư
Tàu ngầm Nhật Bản lớp Oyashio đi vào cảng Pearl Habor, Haiwai, Hoa Kỳ (ảnh chụp ngày 30/01/2006)(wikipedia.org)
Reuters ngày hôm nay, 07/03/2016, dựa trên một nguồn thạo tin cho biết, một tàu ngầm cùng với các tàu hộ tống của Nhật Bản sẽ tới thăm Philippines trong tháng Tư. Sau đó, các tàu hộ tống của hải quân Nhật Bản ghé vào Việt Nam. Động thái này nhằm bày tỏ sự ủng hộ của Nhật Bản đối với hai nước đang chống lại các tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông.
Lần đầu tiên kể từ 15 năm nay, một tàu ngầm của Nhật Bản, vốn thường được dùng vào huấn luyện, tới thăm một cảng của Philippines. Cùng đi với tàu ngầm còn có hai khu trục hạm. Sau Philippines, các khu trục hạm Nhật Bản sẽ ghé vào vịnh Cam Ranh của Việt Nam.
Vẫn theo nguồn tin, xin ẩn danh, thì qua chuyến thăm này, Tokyo muốn đưa ra một thông điệp là Nhật Bản luôn « hiện diện » trong khu vực.
Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Nhật Bản từ chối bình luận về thông tin này, và chỉ khẳng định là hải quân Nhật vẫn thường xuyên tiến hành các chuyến ra khơi luyện tập trong tháng Ba và tháng Tư. Hiện nay, mọi việc vẫn chỉ ở giai đoạn chuẩn bị, nên chưa thể cung cấp các thông tin chi tiết.
Hôm qua, tờ Sankei cũng đã loan tin về chuyến đi của tàu ngầm Nhật Bản.
Trong cuộc họp báo thường kỳ, khi được hỏi về thông tin này, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng, trong đệ nhị thế chiến, Nhật Bản đã chiếm đóng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Do vậy, Bắc Kinh đang trong tình trạng « báo động cao », theo dõi các hoạt động quân sự của Tokyo.
Trong khi đó, phát ngôn viên quân đội Philippines nói rằng, Manila được biết một cách không chính thức là một tàu ngầm của Nhật Bản sẽ ghé vịnh Subic vào tháng Tư.
Thay vì đối đầu trực diện với Trung Quốc, Nhật Bản tìm cách giúp đỡ các nước trong khu vực nâng cao khả năng tuần tra, theo dõi các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo kế hoạch, trong tháng Tư, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản công du Philippines, để thảo luận các biện pháp hợp tác song phương.
Hồi tháng 11 năm ngoái, Nhật Bản và Việt Nam đã ký thỏa thuận tiến hành tập trận chung trên biển.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160307-tau-ngam-nhat-ghe-tham-cang-philipines-va-viet-nam-trong-thang-tu
Vẫn theo nguồn tin, xin ẩn danh, thì qua chuyến thăm này, Tokyo muốn đưa ra một thông điệp là Nhật Bản luôn « hiện diện » trong khu vực.
Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Nhật Bản từ chối bình luận về thông tin này, và chỉ khẳng định là hải quân Nhật vẫn thường xuyên tiến hành các chuyến ra khơi luyện tập trong tháng Ba và tháng Tư. Hiện nay, mọi việc vẫn chỉ ở giai đoạn chuẩn bị, nên chưa thể cung cấp các thông tin chi tiết.
Hôm qua, tờ Sankei cũng đã loan tin về chuyến đi của tàu ngầm Nhật Bản.
Trong khi đó, phát ngôn viên quân đội Philippines nói rằng, Manila được biết một cách không chính thức là một tàu ngầm của Nhật Bản sẽ ghé vịnh Subic vào tháng Tư.
Thay vì đối đầu trực diện với Trung Quốc, Nhật Bản tìm cách giúp đỡ các nước trong khu vực nâng cao khả năng tuần tra, theo dõi các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo kế hoạch, trong tháng Tư, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản công du Philippines, để thảo luận các biện pháp hợp tác song phương.
Hồi tháng 11 năm ngoái, Nhật Bản và Việt Nam đã ký thỏa thuận tiến hành tập trận chung trên biển.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160307-tau-ngam-nhat-ghe-tham-cang-philipines-va-viet-nam-trong-thang-tu
Geen opmerkingen:
Een reactie posten