Thiên đường thuế qua những tiết lộ vụ Panama Papers
Vào lúc mọi chú ý tập trung vào vụ tai tiếng "Panama Papers" với những hệ lụy về chính trị và kinh tế, câu hỏi được đặt ra là các thiên đường thuế có những đặc trưng gì, hoạt động ra sao ? Để trả lời những câu hỏi này, RFI tham khảo ý kiến của chuyên gia Henri ĐẶNG, cựu thanh tra thuế của bộ Tài Chính Pháp, hiện đang giảng dạy và tư vấn về thuế ở Paris.
Theo một nhà nghiên cứu tại London School of Economics năm 2014, lượng tài sản được gửi ở các thiên đường thuế khoảng 7,6 ngàn tỉ đô la, riêng Thụy Sỹ là 2,46 ngàn tỷ đô la. Cũng theo một cựu kinh tế gia trưởng của tổ hợp tư vấn McKinsey, trên thế giới, tổng lượng tài sản được gửi ở nước ngoài khoảng 21 ngàn tỷ đô la. Với số lượng lớn tài sản được ẩn giấu ở nước ngoài, đối với nhiều quốc gia, đây là một khoản thất thu lớn về thuế.
Nhiều công ty đa quốc gia trên thế giới đã tận dụng các thiên đường thuế để trốn hoặc giảm thuế doanh nghiệp, và coi đó là một trong những chiến lược quan trọng của công ty. Chẳng hạn các công ty của Mỹ trong danh sách Fortune 500 đã giấu khoảng 2,1 ngàn tỷ đô la tiền mặt ở các thiên đường thuế ngoài lãnh thổ Mỹ.
*****
Mời quý vị theo dõi phân tích của ông Henri Đặng, cựu thanh tra thuế của bộ Tài Chính Pháp, hiện đang giảng dạy và tư vấn về thuế ở Paris về thế nào là một thiên đường thuế .RFI : Hồ sơ Panama đang nổi cộm và các phương tiện truyền thông nói nhiều đến những thiên đường thuế, cho dù đây không phải là điều mới mẻ. Vậy trước hết, xin ông cho biết các thiên đường thuế có những đặc điểm nào ?
Henri ĐẶNG : Thiên đường thuế là những quốc gia hay những lãnh thổ mà nơi đó không có thuế hoặc thuế rất là thấp. Đó là điểm thứ nhất. Nhưng mà cũng phải biết thêm nhiều điểm nữa là : những nơi đó phải có ổn định về chính trị, luật pháp, bảo đảm bí mật của khách hàng. Nghĩa là anh đến mở một tài khoản thì người ta không cần biết anh là ai ; và ở những nơi đó, luật pháp về công ty rất dễ cho việc mở công ty. Ở đó cũng có sự hiện diện của ngân hàng, văn phòng luật và tư vấn về thuế. Theo định nghĩa của luật bên nước Pháp, thiên đường thuế được gọi là "ưu đãi về thuế", nghĩa là những nơi mà công ty hay cá nhân nộp thuế ít hơn 50% so với mức đóng ở Pháp
RFI : Về phía các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được gọi là thiên đường thuế, thì họ có lợi khi thu hút được một lượng lớn tài sản từ bên ngoài. Còn về phía "khách hàng" của họ thì sao ?
Henri ĐẶNG : Những thiên đường thuế này có lợi cho những cá nhân không muốn đóng thuế cho nơi mình sinh sống, làm ăn. Các công ty, tập đoàn cũng có lợi rất nhiều khi không muốn đóng thuế cho nơi mình đang làm ăn kinh doanh. Thành ra, họ sẽ chuyển lợi nhuận, thu nhập đến những thiên đường đó.
RFI : Vừa rồi, ông đã nêu một số đặc trưng của các thiên đường thuế như mức thuế thấp, sự ổn định vĩ mô, sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ. Như vậy các thiên đường thuế tồn tại là hợp pháp, nhưng tại sao bị mang tiếng xấu ?
Henri ĐẶNG : Nếu mà anh chuyển tiền, anh chuyển lợi nhuận của anh đến một nơi nào đó, là thiên đường thuế hay không là thiên đường thuế thì không là vấn đề, vì nó hợp pháp. Vấn đề là ở chỗ, những người đó họ chuyển nhưng không đóng thuế trước. Nếu mà anh đã đóng thuế cho nơi anh làm ăn sinh sống rồi, thì anh muốn làm gì với số tiền còn lại cũng được.
Cái không hợp pháp là không đóng thuế. Và có những người làm ăn không đàng hoàng, thương mãi ma túy, súng..., người ta muốn rửa tiền thì cái đó mới là không hợp pháp.
RFI : Hiện nay, việc sử dụng các thiên đường thuế của các cá nhân và tổ chức được xem xét ở góc độ "đạo đức" nhiều hơn là vấn đến pháp lý. Tuy nhiên, quốc tế có nỗ lực gì không trong việc chống lại việc lạm dụng các thiên đường thuế này ?
Henri ĐẶNG : Những nước như Pháp, Đức, Mỹ từ lâu đã tìm những cách chống lại việc chuyển lợi nhuận qua các thiên đường thuế. Ví dụ như trong bộ luật thuế của Pháp có điều quy định : nếu anh muốn trả chi phí cho một công ty đặt ở một thiên đường thuế, thì anh phải chứng minh chi phí anh trả là có thật và nó hợp lý, nó không quá đáng. Trách nhiệm chứng minh là của anh chứ không phải của sở thuế. Ví dụ nữa là nếu một công ty ở Pháp nắm trên 50% số vốn của một công ty ở thiên đường thuế, thì lợi nhuận của của công ty ở thiên đường thuế phải đóng thuế ở Pháp.
Các nước G20 đồng ý vào năm 2017 hoặc 2018, những trao đổi thông tin giữa các sở thuể sẽ hoàn toàn tự động. Công dân một nước mở tài khoản hay đầu tư ở một nước khác thì thông tin này sẽ được trao đổi.
*****
Trong Tạp Chí Kinh Tế tới của RFI tiếng Việt, chuyên gia Henri Đặng sẽ giải thích thế nào là một công ty bình phong (offshore).
Cùng chủ đề
Các lưu trữ
- 1
- 2
- 3
- ...
- trang sau >
- trang cuối >
-
Tại sao Pháp không đẩy lui được thất nghiệp ?
Do luật lao động quá rườm rà và bó buộc hay vì không tạo được đà tăng trưởng nên Pháp liên tục thất … -
Lãi suất ngân hàng số âm, con dao hai lưỡi
Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang bất lực trước mục tiêu vực dậy kinh tế. Dù đã hạ lãi suất xuống « … -
Brazil, phép lạ kinh tế hết thiêng
GDP giảm gần 4 % trong năm 2015, mức tệ hại nhất trong 25 năm qua. Hàng triệu dân Brazil bị đe dọa lại rơi vào cảnh bần cùng khi phải đối mặt … -
Ấn Độ vượt Trung Quốc để trở thành siêu cường kinh tế Á châu ?
2015 là một cột mốc quan trọng trên con đường phát triển của Ấn Độ : GDP của quốc gia Nam Á này tăng nhanh hơn so với Trung Quốc. Để … -
Nghi vấn về khả năng cải tổ kinh tế của Trung Quốc
Bắc Kinh phá giá đơn vị tiền tệ gần một chục lần trong 18 tháng nhưng vẫn không tạo đà cho khu vực xuất khẩu. Cơ quan thẩm định tài … -
Uber đang áp đặt một mô hình kinh tế mới
« Ubérisation » chưa được đưa vào tự điển Robert hay Larousse nhưng là một trong 12 từ ngữ phổ biến nhất năm 2015 trong ngôn ngữ … - http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160412-thien-duong-thue-qua-nhung-tiet-lo-vu-tai-tieng-panama-papers
Geen opmerkingen:
Een reactie posten