Monday, April 18, 2016 5:10:50 PM
WASHINGTON (NV) - Nhằm bắn tín hiệu cho cả Bắc Kinh và Moscow, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ “bật mí” có thể đưa tàu ngầm tự hành tới Biển Ðông, nhằm cảnh cáo cả Trung Quốc và Nga thận trọng trong cách hành xử.
Nhìn thấy Bắc Kinh lấn dần từng bước trong mưu đồ bá quyền bành trướng, độc chiếm Biển Ðông và không thấy họ có vẻ gì ngừng lại dù được cảnh cáo rất nhiều lần, giới quân sự Mỹ đang dựa vào một kỹ thuật mới về tàu ngầm tự hành (submarine drones) hầu giúp Hoa Kỳ duy trì được thế thượng phong ở khu vực.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter gần đây, trong một lần phát biểu về chiến lược quân sự Hoa Kỳ tại Á Châu cho biết là Hoa Kỳ trù tính sử dụng các tàu ngầm tự hành trên Biển Ðông, khu vực biển có nhiều chỗ nước nông mà tàu ngầm bình thường không thể hoạt động.
Khi ông Carter xuống thăm hàng không mẫu hạm USS Stennis đang hoạt động gần quần đảo Trường Sa hôm Thứ Sáu tuần qua, ông cho hay Ngũ Giác Ðài đầu tư vào chương trình sản xuất nhiều loại tàu ngầm tự hành với những cỡ khác nhau, cũng như mang theo các loại trang bị và võ khí cho các nhiệm vụ khác nhau.
Trên trang mạng của nhà thầu quốc phòng Boeing, công ty này trình bày một loại tàu ngầm tự hành (UUV - Unmanned Undersea Vehicle) có tên là Echo Voyager, tàu ngầm tự hành dài 51 feet (khoảng 15.5 mét) có thể tự hoạt động trên biển suốt nhiều tháng trời nhờ “bình điện lại” (rechargeable hybrid battery). Boeing có có các mẫu tàu ngầm tự hành khác nhỏ hơn như Echo Seeker dài 32 feet (khoảng 9.5 mét) và Echo Ranger dài 18 feet (khoảng 5.4 mét).
Chuyến thăm hàng không mẫu hạm USS Stennis hôm Thứ Sáu của ông Ashton Carter nằm trong chuyến công du qua hai nước Ấn Ðộ và Philippnes với chủ đích tăng cường sự hợp tác với các nước Á Châu khi thấy Bắc Kinh ngày càng lộ rõ tham vọng bá quyền bành trướng mà các nước nhỏ yếu tại khu vực không có khả năng ngăn cản.
Việc Bắc Kinh ào ạt bồi đắp 7 đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa, mở rộng một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa rồi dần dần mang chiến hạm, chiến đấu cơ, hỏa tiễn tầm xa tới những nơi này, chỉ còn là vấn đề thời gian. Bắc Kinh còn úp mở nói rằng việc họ thiết lập “vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) hay không trên Biển Ðông hay không còn tùy tình hình.
Sự gia tăng tranh đua sức mạnh quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực đã thúc đẩy Mỹ đầu tư mạnh mẽ vào kỹ thuật mới, trong đó tàu ngầm là một trong những ưu tiên.
Trung Quốc đã đầu tư các số tiền lớn để phát triển các loại hỏa tiễn tầm xa, tạo nguy hiểm cho các căn cứ trên đất liền cũng như các loại tàu biển của Hoa Kỳ ở khu vực. Bởi vậy, Ngũ Giác Ðài đầu tư $8 tỷ cho năm tới để bảo đảm rằng họ có một đội ngũ tàu ngầm cũng như lực lượng chống tàu ngầm tân tiến nhất thế giới, ông Carter đề cập hồi tuần trước.
Trước đây, Hải Quân Mỹ cũng đã từng dùng những tàu ngầm tự hành cỡ nhỏ trong các cuộc nghiên cứu và cứu nạn. Một loại tàu ngầm tự hành có tên là Remus được dùng trong nhiệm vụ khám phá mìn. Với chương trình đang được tiến hành, các tàu ngầm tự hành còn mang theo vũ khí.
Mùa Thu năm ngoái, Hải Quân Mỹ đem trình làng một tàu ngầm tự hành chỉ dài 10 feet (khoảng 3 mét) đã được đem thử nghiệm ngoài biển xa. Họ hy vọng một đội tàu này sẽ bắt đầu được sử dụng từ năm 2020 nếu mọi thử nghiệm thành công hoàn tất.
Cùng với chương trình sản xuất tàu ngầm tự hành, Hoa Kỳ cũng đang thử nghiệm một thứ tàu mặt nước tự hành có tên là “Sea Hunter” dùng để săn tàu ngầm. Ông Robert Work, thứ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ nói rằng những thứ này sẽ được sử dụng ở vùng biển phía Tây Thái Bình Dương trong vòng 5 năm tới đây. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=226458&zoneid=2
Nhìn thấy Bắc Kinh lấn dần từng bước trong mưu đồ bá quyền bành trướng, độc chiếm Biển Ðông và không thấy họ có vẻ gì ngừng lại dù được cảnh cáo rất nhiều lần, giới quân sự Mỹ đang dựa vào một kỹ thuật mới về tàu ngầm tự hành (submarine drones) hầu giúp Hoa Kỳ duy trì được thế thượng phong ở khu vực.
Một mẫu tàu ngầm tự hành, Echo Voyager, dài 51 feet, có thể tự hoạt động liên tục nhiều tháng trên biển, làm nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ do thám tình báo đến tấn công. (Hình: Boeing) |
Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter gần đây, trong một lần phát biểu về chiến lược quân sự Hoa Kỳ tại Á Châu cho biết là Hoa Kỳ trù tính sử dụng các tàu ngầm tự hành trên Biển Ðông, khu vực biển có nhiều chỗ nước nông mà tàu ngầm bình thường không thể hoạt động.
Khi ông Carter xuống thăm hàng không mẫu hạm USS Stennis đang hoạt động gần quần đảo Trường Sa hôm Thứ Sáu tuần qua, ông cho hay Ngũ Giác Ðài đầu tư vào chương trình sản xuất nhiều loại tàu ngầm tự hành với những cỡ khác nhau, cũng như mang theo các loại trang bị và võ khí cho các nhiệm vụ khác nhau.
Trên trang mạng của nhà thầu quốc phòng Boeing, công ty này trình bày một loại tàu ngầm tự hành (UUV - Unmanned Undersea Vehicle) có tên là Echo Voyager, tàu ngầm tự hành dài 51 feet (khoảng 15.5 mét) có thể tự hoạt động trên biển suốt nhiều tháng trời nhờ “bình điện lại” (rechargeable hybrid battery). Boeing có có các mẫu tàu ngầm tự hành khác nhỏ hơn như Echo Seeker dài 32 feet (khoảng 9.5 mét) và Echo Ranger dài 18 feet (khoảng 5.4 mét).
Chuyến thăm hàng không mẫu hạm USS Stennis hôm Thứ Sáu của ông Ashton Carter nằm trong chuyến công du qua hai nước Ấn Ðộ và Philippnes với chủ đích tăng cường sự hợp tác với các nước Á Châu khi thấy Bắc Kinh ngày càng lộ rõ tham vọng bá quyền bành trướng mà các nước nhỏ yếu tại khu vực không có khả năng ngăn cản.
Việc Bắc Kinh ào ạt bồi đắp 7 đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa, mở rộng một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa rồi dần dần mang chiến hạm, chiến đấu cơ, hỏa tiễn tầm xa tới những nơi này, chỉ còn là vấn đề thời gian. Bắc Kinh còn úp mở nói rằng việc họ thiết lập “vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) hay không trên Biển Ðông hay không còn tùy tình hình.
Sự gia tăng tranh đua sức mạnh quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực đã thúc đẩy Mỹ đầu tư mạnh mẽ vào kỹ thuật mới, trong đó tàu ngầm là một trong những ưu tiên.
Trung Quốc đã đầu tư các số tiền lớn để phát triển các loại hỏa tiễn tầm xa, tạo nguy hiểm cho các căn cứ trên đất liền cũng như các loại tàu biển của Hoa Kỳ ở khu vực. Bởi vậy, Ngũ Giác Ðài đầu tư $8 tỷ cho năm tới để bảo đảm rằng họ có một đội ngũ tàu ngầm cũng như lực lượng chống tàu ngầm tân tiến nhất thế giới, ông Carter đề cập hồi tuần trước.
Trước đây, Hải Quân Mỹ cũng đã từng dùng những tàu ngầm tự hành cỡ nhỏ trong các cuộc nghiên cứu và cứu nạn. Một loại tàu ngầm tự hành có tên là Remus được dùng trong nhiệm vụ khám phá mìn. Với chương trình đang được tiến hành, các tàu ngầm tự hành còn mang theo vũ khí.
Mùa Thu năm ngoái, Hải Quân Mỹ đem trình làng một tàu ngầm tự hành chỉ dài 10 feet (khoảng 3 mét) đã được đem thử nghiệm ngoài biển xa. Họ hy vọng một đội tàu này sẽ bắt đầu được sử dụng từ năm 2020 nếu mọi thử nghiệm thành công hoàn tất.
Cùng với chương trình sản xuất tàu ngầm tự hành, Hoa Kỳ cũng đang thử nghiệm một thứ tàu mặt nước tự hành có tên là “Sea Hunter” dùng để săn tàu ngầm. Ông Robert Work, thứ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ nói rằng những thứ này sẽ được sử dụng ở vùng biển phía Tây Thái Bình Dương trong vòng 5 năm tới đây. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=226458&zoneid=2
Geen opmerkingen:
Een reactie posten