Trung Quốc phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan
Cuộc tập trận thường niên mang tên Hán Quang tại phía bắc đảo Đài Loan ngày 10/09/2015REUTERS/Pichi Chuang
Sau khi Washington xác nhận quyết định bán chiến hạm cho Đài Loan, Bắc Kinh vào hôm nay, 17/12/2015 đã tỏ thái độ phẫn nộ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cho triệu ông Kaye Lee, Đại biện Sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh lên để phản đối. Không những thế, Bắc Kinh còn đe dọa trả đũa Washington.
Trong một bản thông cáo công bố hôm nay, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trịnh Trạch Quang (Zhang Zeguang) đã « phản đối mạnh mẽ » quyết định của Mỹ và khẳng định là « Trung Quốc sẽ đưa ra những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia, kể cả trừng phạt những tập đoàn liên can đến vụ bán vũ khí » cho Đài Loan.
Đại diện Bộ Ngoại giao nhắc lại với Đại biện Mỹ rằng theo quan điểm xuyên suốt của Bắc Kinh, Đài Loan là « một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc », và Bắc Kinh yêu cầu Washington hủy bỏ thương vụ bán vũ khí kể trên, đồng thời đình chỉ mọi hợp tác quân sự với Đài Bắc.
Theo kế hoạch, Washington bán cho Đài Loan 1,8 tỷ đô la thiết bị quân sự, gồm đạn dược, xe lội nước và 2 chiến hạm. Kế hoạch này được đặt trong bối cảnh Mỹ tìm cách tăng cường trợ giúp các đồng minh trước các yêu sách biển đảo của Bắc Kinh.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cho biết đã thông báo cho Quốc Hội Mỹ về việc bán vũ khí nói trên. Thông cáo Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấp chi tiết : 2 khu trục hạm lớp Perry, hỏa tiễn chống tăng, hỏa tiễn địa đối không Stinger, xe lội nước, hệ thống điều khiển điện tử. Quốc hội Mỹ có thể bật đèn xanh trong khoảng 30 ngày.
Washington từ mấy tháng nay đã tỏ mối quan ngại trước hành động của Bắc Kinh bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông với mục tiêu « quân sự ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151217-bac-kinh-trieu-dai-su-my-de-phan-doi-vu-ban-vu-khi-cho-dai-loan
Đại diện Bộ Ngoại giao nhắc lại với Đại biện Mỹ rằng theo quan điểm xuyên suốt của Bắc Kinh, Đài Loan là « một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc », và Bắc Kinh yêu cầu Washington hủy bỏ thương vụ bán vũ khí kể trên, đồng thời đình chỉ mọi hợp tác quân sự với Đài Bắc.
Theo kế hoạch, Washington bán cho Đài Loan 1,8 tỷ đô la thiết bị quân sự, gồm đạn dược, xe lội nước và 2 chiến hạm. Kế hoạch này được đặt trong bối cảnh Mỹ tìm cách tăng cường trợ giúp các đồng minh trước các yêu sách biển đảo của Bắc Kinh.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cho biết đã thông báo cho Quốc Hội Mỹ về việc bán vũ khí nói trên. Thông cáo Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấp chi tiết : 2 khu trục hạm lớp Perry, hỏa tiễn chống tăng, hỏa tiễn địa đối không Stinger, xe lội nước, hệ thống điều khiển điện tử. Quốc hội Mỹ có thể bật đèn xanh trong khoảng 30 ngày.
Washington từ mấy tháng nay đã tỏ mối quan ngại trước hành động của Bắc Kinh bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông với mục tiêu « quân sự ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151217-bac-kinh-trieu-dai-su-my-de-phan-doi-vu-ban-vu-khi-cho-dai-loan
Hoa Kỳ sẵn sàng bán vũ khí cho Đài Loan
Tàu khu trục lớp Oliver Hazard Perry của Hoa Kỳ.Wikipedia
Hoa Kỳ có thể sẽ cho phép bán vũ khí cho Đài Loan ngay trong tuần này. Theo các nguồn tin trong Quốc hội ngày 14/12/2015, hai khu trục hạm có tên lửa dẫn đường sẽ được giao cho Đài Bắc bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.
Một cố vấn Quốc hội thuộc đảng Cộng hòa cho hãng tin Reuters biết « đang chờ đợi là thông báo chính thức sẽ được công bố vào tuần này ». Còn một cố vấn khác thì cho rằng chính phủ có thể công bố thông tin trên « vào bất cứ lúc nào ».
Như vậy, đây sẽ là hợp đồng bán vũ khí đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Đài Loan kể từ bốn năm nay, giai đoạn tạm ngưng dài nhất trong lĩnh vực này trong bốn thập kỷ qua.
Vào tháng 12/2014, Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật cho phép bán bốn chiến hạm lớp Perry cho Đài Loan. Trong giai đoạn đầu, chính phủ Đài Loan dự định chi 176 triệu đô la để mua hai chiến hạm trên và sẽ thẩm định lại nhu cầu mua thêm hai chiếc khác.
Tổng thống Barack Obama đã công bố văn kiện trên, nhưng cho tới nay vẫn chưa thông báo cho các nghị sĩ về quyết định của Nhà Trắng. Giới quan sát và các nhà phân tích cho rằng Tổng thống Barack Obama tạm trì hoãn việc bán vũ khí cho Đài Bắc để duy trì mối quan hệ ổn định với Bắc Kinh.
Trung Quốc luôn lên tiếng phản đối Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan. Bắc Kinh luôn coi hòn đảo này là một phần lãnh thổ của mình. Ngày 11/12/2015, phát ngôn viên của đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ yêu cầu « chính phủ Hoa Kỳ ngừng bán vũ khí cho Đài Loan ngay lập tức để tránh gây ảnh hưởng tới mối quan hệ Trung-Mỹ và làm xáo trộn tiến trình hòa bình trong khu vực eo biển Đài Loan ».
Trước đó, vào tháng 10/2015, chính quyền Trung Quốc đã bày tỏ bất bình khi Hoa Kỳ triển khai một tầu khu trục có tên lửa dẫn đường đến gần đảo Đài Loan và tiếp theo là điều nhiều chiến đấu cơ B-52 tới khu vực này vào tháng 11.
Các hợp đồng bán vũ khí diễn ra vào lúc quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đang trở nên căng thẳng do Hoa Kỳ chỉ trích chính sách bành trướng của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông. Còn tại Đài Loan, trong cuộc bầu cử sắp tới dự kiến diễn ra vào tháng 01/2016, đảng ủng hộ độc lập có nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151216-hk-vk-dl-qt
Như vậy, đây sẽ là hợp đồng bán vũ khí đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Đài Loan kể từ bốn năm nay, giai đoạn tạm ngưng dài nhất trong lĩnh vực này trong bốn thập kỷ qua.
Vào tháng 12/2014, Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật cho phép bán bốn chiến hạm lớp Perry cho Đài Loan. Trong giai đoạn đầu, chính phủ Đài Loan dự định chi 176 triệu đô la để mua hai chiến hạm trên và sẽ thẩm định lại nhu cầu mua thêm hai chiếc khác.
Tổng thống Barack Obama đã công bố văn kiện trên, nhưng cho tới nay vẫn chưa thông báo cho các nghị sĩ về quyết định của Nhà Trắng. Giới quan sát và các nhà phân tích cho rằng Tổng thống Barack Obama tạm trì hoãn việc bán vũ khí cho Đài Bắc để duy trì mối quan hệ ổn định với Bắc Kinh.
Trung Quốc luôn lên tiếng phản đối Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan. Bắc Kinh luôn coi hòn đảo này là một phần lãnh thổ của mình. Ngày 11/12/2015, phát ngôn viên của đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ yêu cầu « chính phủ Hoa Kỳ ngừng bán vũ khí cho Đài Loan ngay lập tức để tránh gây ảnh hưởng tới mối quan hệ Trung-Mỹ và làm xáo trộn tiến trình hòa bình trong khu vực eo biển Đài Loan ».
Trước đó, vào tháng 10/2015, chính quyền Trung Quốc đã bày tỏ bất bình khi Hoa Kỳ triển khai một tầu khu trục có tên lửa dẫn đường đến gần đảo Đài Loan và tiếp theo là điều nhiều chiến đấu cơ B-52 tới khu vực này vào tháng 11.
Các hợp đồng bán vũ khí diễn ra vào lúc quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đang trở nên căng thẳng do Hoa Kỳ chỉ trích chính sách bành trướng của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông. Còn tại Đài Loan, trong cuộc bầu cử sắp tới dự kiến diễn ra vào tháng 01/2016, đảng ủng hộ độc lập có nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151216-hk-vk-dl-qt
Đài Loan tiếp nhận phi cơ săn tầu ngầm đầu tiên do Mỹ cấp
Máy bay săn ngầm Lockheed P-3C OrionWikipedia
Theo hãng tin Pháp AFP, Đài Loan vào hôm nay, 25/09/2013, đã nhận được chiếc đầu tiên trong số 12 chiếc phi cơ săn tầu ngầm mà họ đã đặt mua của Hoa Kỳ. Hình ảnh truyền hình cho thấy một chiếc phi cơ tuần tra Orion P-3C đáp xuống một căn cứ không quân ở huyện Bình Đông (Pingtung), miền nam Đài Loan.
Quân đội Đài Loan xác nhận là chiếc phi cơ tuần tra Orion P-3C này nằm trong số tổng cộng 12 chiếc mà họ đã đặt mua của Mỹ, trị giá khoảng 1,96 tỷ đô la. 11 chiếc máy bay còn lại được dự kiến bàn giao vào năm 2015.
Đài Loan muốn thành lập phi đội máy bay P-3C hiện đại hơn để thay thế loại phi cơ chống tàu ngầm S-2T đã cũ kỹ, đang được dùng trong công việc tuần tra và trinh sát trên biển. Vào năm 2007, Washington đã nhất trí bán loại P-3C Orion cho Đài Loan, nhưng không phải là máy bay mới mà là loại phi cơ đã được tân trang.
Dẫu sao thì khi được trang bị đầy đủ 12 chiếc phi cơ tuần tra này, một số nguồn tin cho biết là tầm giám sát của phi đội săn tàu ngầm của Đài Bắc sẽ tăng lên gấp mười lần, nâng cao năng lực phòng thủ hải quân của Đài Loan để đối phó với Trung Quốc.
Cho dù quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đã cải thiện rõ rệt kể từ khi Tổng thống Mã Anh Cửu lên cầm quyền năm 2008, nhưng Trung Quốc vẫn coi hòn đảo này là một phần lãnh thổ của mình và đã không loại trừ việc sử dụng vũ lực để sát nhập Đài Loan.
Trong tình hình đó, Đài Loan vẫn tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ, với quân đội được trang bị vũ khí chủ yếu mua của Hoa Kỳ.
P-3C Orion là một loại máy bay giám sát hàng hải và chống tầu ngầm 4 động cơ, được tập đoàn Lockheed phát triển cho Hải quân Mỹ từ thập niên 1960.
Theo chuyên san quốc phòng HIS Jane’s ngày 10/04/2013, một quan chức cao cấp của tập đoàn Mỹ Lockheed Martin đã tiết lộ rằng : Việt Nam đang đàm phán với Mỹ để mua 6 chiếc P-3 Orion nhằm tăng cường năng lực tuần tra gần 3.500 cây số bờ biển của mình và vùng đặc quyền kinh tế gần 1,4 triệu km².
http://vi.rfi.fr/chau-a/20130925-dai-loan-tiep-nhan-phi-co-san-tau-ngam-hien-dai-dau-tien-do-my-cung-cap
Đài Loan muốn thành lập phi đội máy bay P-3C hiện đại hơn để thay thế loại phi cơ chống tàu ngầm S-2T đã cũ kỹ, đang được dùng trong công việc tuần tra và trinh sát trên biển. Vào năm 2007, Washington đã nhất trí bán loại P-3C Orion cho Đài Loan, nhưng không phải là máy bay mới mà là loại phi cơ đã được tân trang.
Dẫu sao thì khi được trang bị đầy đủ 12 chiếc phi cơ tuần tra này, một số nguồn tin cho biết là tầm giám sát của phi đội săn tàu ngầm của Đài Bắc sẽ tăng lên gấp mười lần, nâng cao năng lực phòng thủ hải quân của Đài Loan để đối phó với Trung Quốc.
Cho dù quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đã cải thiện rõ rệt kể từ khi Tổng thống Mã Anh Cửu lên cầm quyền năm 2008, nhưng Trung Quốc vẫn coi hòn đảo này là một phần lãnh thổ của mình và đã không loại trừ việc sử dụng vũ lực để sát nhập Đài Loan.
Trong tình hình đó, Đài Loan vẫn tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ, với quân đội được trang bị vũ khí chủ yếu mua của Hoa Kỳ.
P-3C Orion là một loại máy bay giám sát hàng hải và chống tầu ngầm 4 động cơ, được tập đoàn Lockheed phát triển cho Hải quân Mỹ từ thập niên 1960.
Theo chuyên san quốc phòng HIS Jane’s ngày 10/04/2013, một quan chức cao cấp của tập đoàn Mỹ Lockheed Martin đã tiết lộ rằng : Việt Nam đang đàm phán với Mỹ để mua 6 chiếc P-3 Orion nhằm tăng cường năng lực tuần tra gần 3.500 cây số bờ biển của mình và vùng đặc quyền kinh tế gần 1,4 triệu km².
http://vi.rfi.fr/chau-a/20130925-dai-loan-tiep-nhan-phi-co-san-tau-ngam-hien-dai-dau-tien-do-my-cung-cap
Mỹ trang bị cho Đài Loan tên lửa bắn đi từ tầu ngầm
Tên lửa UGM-84 Harpoon được phóng đi từ tàu ngầm (wikipedia.org)
Trong một báo cáo trình lên Viện Lập pháp hôm 24/12/2013, Bộ Quốc phòng Đài Loan vừa xác nhận rằng Hoa Kỳ đã bắt đầu công việc cung cấp tên lửa Harpoon chuyên bắn đi từ tàu ngầm cho Đài Loan kể từ năm nay. Loại tên lửa hành trình chống hạm này sẽ được dùng để trang bị cho hai tàu ngầm chiến đấu do Hà Lan chế tạo cho Đài Loan.
Theo bản báo cáo, hợp đồng cung cấp tên lửa Harpoon cho Đài Loan trị giá khoảng 195,5 triệu đô la, sẽ được hoàn tất trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2016, nhằm tăng cường năng lực tấn công của lực lượng tầu ngầm Đài Loan.
Thông tin báo chí cho biết là hợp đồng này bao gồm 32 tên lửa Harpoon Block II UGM - 84L, kèm theo hai tên lửa huấn luyện UTM- 84L và hai hệ thống điều khiển.
Tên lửa siêu âm lướt trên biển Harpoon, tầm bắn khoảng 125 km, sẽ có khả năng tấn công các mục tiêu dọc theo bờ biển của Trung Quốc gần Đài Loan.
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng phác thảo kế hoạch nâng cấp toàn bộ ba giàn tên lửa chống tên lửa Patriot II, và mua thêm 3 giàn Patriot III từ năm 2007 đến năm 2021 với chi phí khoảng 6 tỷ đô la. Việc nâng cấp tên lửa Patriot sẽ cải thiện năng lực chống đỡ một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc.
Vũ khí Mỹ cung cấp cho Đài Loan không chỉ dừng lại ở mức tên lửa. Trong thời gian gần đây, hòn đảo này đã nhận được một số phi cơ tuần tra biển mới cùng với các loại trực thăng chiến đấu và chuyên dụng.
Theo bản báo cáo, số tiền 7,6 tỷ đô la để mua thiết bị và máy bay mới nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng của Đài Loan đã bắt đầu các kho vũ khí đầy lên trong năm nay. Danh sách bao gồm 12 phi cơ tuần tra biển P-3C Orion của hãng Lockheed Martin được tân trang lại, 30 trực thăng tấn công Apache AH- 64E của tập đoàn Boeing, và 60 trực thăng chuyên dụng Sikorsky UH- 60M Black Hawk.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Đài Loan thẩm định sắp tới đây có thể phải đối mặt với nhiều rào cản trong việc mua sắm vũ khí tiên tiến và thiết bị quân sự từ Mỹ trong bối cảnh quan hệ Washington - Bắc Kinh tiếp tục được cải thiện.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20131229-my-trang-bi-cho-dai-loan-ten-lua-ban-di-tu-tau-ngam
Mỹ bán $1.83 tỷ vũ khí cho Đài Loan dù Trung Quốc phản đối
Wednesday, December 16, 2015 5:47:21 PM
WASHINGTON, DC (NV) – Lần đầu tiên từ bốn năm, chính quyền Mỹ Thứ Tư chấp thuận bán $1.83 tỷ vũ khí cho Đài Loan, mặc dầu có sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc, theo tin CNN.
Hầu hết các vũ khí này đều là loại dùng vào việc phòng thủ, bao gồm hai hộ tống hạm phóng hỏa tiễn lớp Oliver Hazard Perry, hệ thống phòng không và chống tàu ngầm, xe tác chiến lội nước,
Ông David McKeeby, phát ngôn viên của Văn Phòng Chính Trị-Quân Sự Vụ, nói rằng những vũ khí được bán dựa trên sự lượng giá về nhu cầu phòng thủ của Đài Loan. Ông cho biết thêm là chính sách bán vũ khí cho Đài Loan đã được thi hành nhất quán qua suốt sáu thời tổng thống Mỹ.
Đài Loan hoan nghênh việc Washington loan báo chấp thuận bán vũ khí, gọi quyết định này là “sự thể hiện toàn bộ cam kết của Hoa Kỳ bảo vệ an ninh cho Đài Loan”.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc triệu Phó Đại Sứ Mỹ Kaye Lee ở Bắc Kinh tới để nhận lời phản đối. Thứ Trưởng Ngoại Giao Zheng Zeguang gọi thỏa thuận này là “vi phạm nặng nề công pháp quốc tế, chủ quyền lãnh thổ và lợi ích an ninh của Trung Quốc."
Theo Hoa Kỳ, hành động này không chứng tỏ có sự thay đổi trong chính sách đối với Trung Quốc và phương hại đến mối quan hệ bình thường giữa hai nước.
Tuy nhiên, sự kiện này diễn ra và thời điểm Hoa Kỳ và Trung Quốc đang có những bất đồng ý kiến ở Biển Đông và chỉ một tháng trước tổng tuyển cử tại Đài Loan mà đảng cầm quyền thân Bắc Kinh (Quốc Dân Đảng) có lẽ khó thắng.
Tháng Mười Hai năm ngoái, Quốc Hội Mỹ đã thông qua dự luật chuyển nhượng hải quân cho phép bán bốn hộ tống hạm lớp Perry cho Đài Loan. Tổng Thống Obama đã ký ban hành dự luật này thành luật, nhưng cho đến ngày Thứ Tư chưa thông báo cho Quốc Hội về việc tiến hành bán vũ khí. (HC)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=219316&zoneid=5
Thông tin báo chí cho biết là hợp đồng này bao gồm 32 tên lửa Harpoon Block II UGM - 84L, kèm theo hai tên lửa huấn luyện UTM- 84L và hai hệ thống điều khiển.
Tên lửa siêu âm lướt trên biển Harpoon, tầm bắn khoảng 125 km, sẽ có khả năng tấn công các mục tiêu dọc theo bờ biển của Trung Quốc gần Đài Loan.
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng phác thảo kế hoạch nâng cấp toàn bộ ba giàn tên lửa chống tên lửa Patriot II, và mua thêm 3 giàn Patriot III từ năm 2007 đến năm 2021 với chi phí khoảng 6 tỷ đô la. Việc nâng cấp tên lửa Patriot sẽ cải thiện năng lực chống đỡ một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc.
Vũ khí Mỹ cung cấp cho Đài Loan không chỉ dừng lại ở mức tên lửa. Trong thời gian gần đây, hòn đảo này đã nhận được một số phi cơ tuần tra biển mới cùng với các loại trực thăng chiến đấu và chuyên dụng.
Theo bản báo cáo, số tiền 7,6 tỷ đô la để mua thiết bị và máy bay mới nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng của Đài Loan đã bắt đầu các kho vũ khí đầy lên trong năm nay. Danh sách bao gồm 12 phi cơ tuần tra biển P-3C Orion của hãng Lockheed Martin được tân trang lại, 30 trực thăng tấn công Apache AH- 64E của tập đoàn Boeing, và 60 trực thăng chuyên dụng Sikorsky UH- 60M Black Hawk.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Đài Loan thẩm định sắp tới đây có thể phải đối mặt với nhiều rào cản trong việc mua sắm vũ khí tiên tiến và thiết bị quân sự từ Mỹ trong bối cảnh quan hệ Washington - Bắc Kinh tiếp tục được cải thiện.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20131229-my-trang-bi-cho-dai-loan-ten-lua-ban-di-tu-tau-ngam
Mỹ bán $1.83 tỷ vũ khí cho Đài Loan dù Trung Quốc phản đối
Wednesday, December 16, 2015 5:47:21 PM
Bài liên quan
- Đài Loan phản đối Trung Quốc thực tập đánh vào Dinh Tổng Thống
- Lãnh đạo Đài Loan, Trung Quốc gặp nhau sau 66 năm
WASHINGTON, DC (NV) – Lần đầu tiên từ bốn năm, chính quyền Mỹ Thứ Tư chấp thuận bán $1.83 tỷ vũ khí cho Đài Loan, mặc dầu có sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc, theo tin CNN.
USS Crommelin (FFG-37), một hộ tống hạm lớp Oliver Hazard Perry. Nhiều chiến hạm loại này được dự tính chuyển nhượng cho Đài Loan và Philippines. (Hình: US Navy) |
Hầu hết các vũ khí này đều là loại dùng vào việc phòng thủ, bao gồm hai hộ tống hạm phóng hỏa tiễn lớp Oliver Hazard Perry, hệ thống phòng không và chống tàu ngầm, xe tác chiến lội nước,
Ông David McKeeby, phát ngôn viên của Văn Phòng Chính Trị-Quân Sự Vụ, nói rằng những vũ khí được bán dựa trên sự lượng giá về nhu cầu phòng thủ của Đài Loan. Ông cho biết thêm là chính sách bán vũ khí cho Đài Loan đã được thi hành nhất quán qua suốt sáu thời tổng thống Mỹ.
Đài Loan hoan nghênh việc Washington loan báo chấp thuận bán vũ khí, gọi quyết định này là “sự thể hiện toàn bộ cam kết của Hoa Kỳ bảo vệ an ninh cho Đài Loan”.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc triệu Phó Đại Sứ Mỹ Kaye Lee ở Bắc Kinh tới để nhận lời phản đối. Thứ Trưởng Ngoại Giao Zheng Zeguang gọi thỏa thuận này là “vi phạm nặng nề công pháp quốc tế, chủ quyền lãnh thổ và lợi ích an ninh của Trung Quốc."
Theo Hoa Kỳ, hành động này không chứng tỏ có sự thay đổi trong chính sách đối với Trung Quốc và phương hại đến mối quan hệ bình thường giữa hai nước.
Tuy nhiên, sự kiện này diễn ra và thời điểm Hoa Kỳ và Trung Quốc đang có những bất đồng ý kiến ở Biển Đông và chỉ một tháng trước tổng tuyển cử tại Đài Loan mà đảng cầm quyền thân Bắc Kinh (Quốc Dân Đảng) có lẽ khó thắng.
Tháng Mười Hai năm ngoái, Quốc Hội Mỹ đã thông qua dự luật chuyển nhượng hải quân cho phép bán bốn hộ tống hạm lớp Perry cho Đài Loan. Tổng Thống Obama đã ký ban hành dự luật này thành luật, nhưng cho đến ngày Thứ Tư chưa thông báo cho Quốc Hội về việc tiến hành bán vũ khí. (HC)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=219316&zoneid=5
Geen opmerkingen:
Een reactie posten