Trung Quốc bành trướng hải quân với căn cứ ở Châu Phi
Tàu ngầm có khả năng mang tên lửa hạt nhân loại 094 của Trung Quốc tại một căn cứ ở Biển Đông. Ảnh DR / Washington Free Beacon
Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc-Châu Phi tại Johannesburg (Nam Phi), vào hôm qua, 04/12/2015, Ngoại trưởng Djibouti xác nhận : Trung Quốc sẽ có một căn cứ « hậu cần hải quân » ở đất nước châu Phi tuy nhỏ bé, nhưng có vị trí chiến lược tối quan trọng, nhìn ra Ấn Độ Dương. Theo giới quan sát, đây là căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài, cho phép Hải quân Trung Quốc bành trướng thế lực ra thế giới.
Phát biểu với hãng tin Pháp AFP, Ngoại trưởng Djibouti Mahamoud Ali Youssouf khẳng định rằng các cuộc đàm phán với Trung Quốc đã kết thúc, và căn cứ gọi là hậu cần hải quân của Trung Quốc trên nguyên tắc sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2017.
Dĩ nhiên, Djibouti đã nhấn mạnh đến sự đóng góp của cơ sở này cho an ninh chung của khu vực. Ngoại trưởng Djibouti vào hôm qua xác định răng căn cứ của Trung Quốc sẽ có mục tiêu « chống cướp biển, bảo đảm an ninh cho eo biển Bab-el-Mandeb, và đặc biệt bảo đảm an toàn cho tàu thuyền Trung Quốc đi qua eo biển này ».
Đối với Ngoại trưởng Djibouti, việc cho phép Trung Quốc đặt căn cứ hải quân tại nước ông « nằm trong nỗ lực của Djibouti nhằm chống khủng bố và nạn hải tặc ».
Bên cạnh đó, lãnh đạo ngành ngoại giao Djouti cũng ra sức bênh vực cho « đồng minh chiến lược » mới của mình, bên cạnh Pháp và Mỹ, đều đã có những căn cứ quân sự quan trọng ở tiểu quốc châu Phi này. Theo ông Mahamoud Ali Youssouf, không nên coi việc Trung Quốc đặt căn cứ tại Djibouti là biểu hiện của một « ý muốn bành trướng tại vùng Sừng châu Phi hoặc phần còn lại của thế giới », mà là một sự đóng góp vào việc cải thiện một khu vực vốn đã trở thành hang ổ của hải tặc và các phong trào khủng bố.
Về phía Trung Quốc, nhu cầu chống hải tặc cũng được nêu bật để gải thích lý do vì sao Bắc Kinh muốn có căn cứ tại Djibouti. Hạ tuần tháng 11 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã giải thích rằng từ cuối năm 2008, Hải quân Trung Quốc đã góp phần tích cực vào chiến dịch chống hải tặc, với tàu Trung Quốc thực hiện 20 nhiệm vụ ngoài khơi Somalia và vịnh Aden. Thế nhưng, chiến hạm Trung Quốc đã gặp nhiều khó khăn trong việc ghé cảng và tiếp liệu.
Do vậy, cuộc đàm phán với Djibouti là nhằm thiết lập một cơ sở hậu cần hỗ trợ lực lượng vũ trang Trung Quốc thực hiện các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế, bảo vệ tự do hàng hải ở Vịnh Aden và vùng biển Somalia. Hiện tại Trung Quốc là nước đóng góp lớn nhất vào lực lượng gìn giữ hòa bình ở châu Phi và cũng tham gia hoạt động chống cướp biển ở Vịnh Aden.
Tuy nhiên, giới phân tích đã xem căn cứ Trung Quốc tại Djibouti là một dấu mốc quan trọng trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm bành trướng ảnh hưởng đặc biệt là về quân sự, đặc biệt ở những vùng mà Trung Quốc có lợi ích kinh tế và chính trị như châu Phi.
Một chuyên gia thuộc Học viện Tây Thái Bình Dương tại Đại học Central Oklahoma (Hoa Kỳ), cho là việc Trung Quốc thiết lập căn cứ ở Djibouti nằm trong một kế hoạch dài hạn để mở rộng ảnh hưởng quân sự của Bắc Kinh trên khắp thế giới.
Theo chuyên gia này, tăng cường ảnh hưởng nhờ tham gia chống khủng bố, chống hải tặc hay duy trì hòa bình chỉ nhất thời, trong lúc có được một căn cứ như ở Djibouti có tác dụng chiến lược dài hạn hơn. Chính ý nghĩa đó là yếu tố khiến cho cường quốc Ấn Độ Dương là Ấn Độ cảnh giác.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151205-trung-quoc-banh-truong-hai-quan-voi-can-cu-o-chau-phi
Dĩ nhiên, Djibouti đã nhấn mạnh đến sự đóng góp của cơ sở này cho an ninh chung của khu vực. Ngoại trưởng Djibouti vào hôm qua xác định răng căn cứ của Trung Quốc sẽ có mục tiêu « chống cướp biển, bảo đảm an ninh cho eo biển Bab-el-Mandeb, và đặc biệt bảo đảm an toàn cho tàu thuyền Trung Quốc đi qua eo biển này ».
Đối với Ngoại trưởng Djibouti, việc cho phép Trung Quốc đặt căn cứ hải quân tại nước ông « nằm trong nỗ lực của Djibouti nhằm chống khủng bố và nạn hải tặc ».
Bên cạnh đó, lãnh đạo ngành ngoại giao Djouti cũng ra sức bênh vực cho « đồng minh chiến lược » mới của mình, bên cạnh Pháp và Mỹ, đều đã có những căn cứ quân sự quan trọng ở tiểu quốc châu Phi này. Theo ông Mahamoud Ali Youssouf, không nên coi việc Trung Quốc đặt căn cứ tại Djibouti là biểu hiện của một « ý muốn bành trướng tại vùng Sừng châu Phi hoặc phần còn lại của thế giới », mà là một sự đóng góp vào việc cải thiện một khu vực vốn đã trở thành hang ổ của hải tặc và các phong trào khủng bố.
Về phía Trung Quốc, nhu cầu chống hải tặc cũng được nêu bật để gải thích lý do vì sao Bắc Kinh muốn có căn cứ tại Djibouti. Hạ tuần tháng 11 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã giải thích rằng từ cuối năm 2008, Hải quân Trung Quốc đã góp phần tích cực vào chiến dịch chống hải tặc, với tàu Trung Quốc thực hiện 20 nhiệm vụ ngoài khơi Somalia và vịnh Aden. Thế nhưng, chiến hạm Trung Quốc đã gặp nhiều khó khăn trong việc ghé cảng và tiếp liệu.
Do vậy, cuộc đàm phán với Djibouti là nhằm thiết lập một cơ sở hậu cần hỗ trợ lực lượng vũ trang Trung Quốc thực hiện các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế, bảo vệ tự do hàng hải ở Vịnh Aden và vùng biển Somalia. Hiện tại Trung Quốc là nước đóng góp lớn nhất vào lực lượng gìn giữ hòa bình ở châu Phi và cũng tham gia hoạt động chống cướp biển ở Vịnh Aden.
Tuy nhiên, giới phân tích đã xem căn cứ Trung Quốc tại Djibouti là một dấu mốc quan trọng trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm bành trướng ảnh hưởng đặc biệt là về quân sự, đặc biệt ở những vùng mà Trung Quốc có lợi ích kinh tế và chính trị như châu Phi.
Một chuyên gia thuộc Học viện Tây Thái Bình Dương tại Đại học Central Oklahoma (Hoa Kỳ), cho là việc Trung Quốc thiết lập căn cứ ở Djibouti nằm trong một kế hoạch dài hạn để mở rộng ảnh hưởng quân sự của Bắc Kinh trên khắp thế giới.
Theo chuyên gia này, tăng cường ảnh hưởng nhờ tham gia chống khủng bố, chống hải tặc hay duy trì hòa bình chỉ nhất thời, trong lúc có được một căn cứ như ở Djibouti có tác dụng chiến lược dài hạn hơn. Chính ý nghĩa đó là yếu tố khiến cho cường quốc Ấn Độ Dương là Ấn Độ cảnh giác.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151205-trung-quoc-banh-truong-hai-quan-voi-can-cu-o-chau-phi
Geen opmerkingen:
Een reactie posten