Tin tức / Kinh tế
TPP và khả năng 'buộc' Việt Nam tôn trọng quyền người lao động
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski gặp gỡ cộng đồng người Việt ở thủ đô Washington hôm 4/12/2015.
Cập nhật: 09.12.2015 21:15
Trong lúc Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang trong thời gian chờ được thông qua ở quốc hội Mỹ, nhiều người lo ngại lịch sử của WTO sẽ tái diễn khi Việt Nam không tuân thủ các yêu cầu về nhân quyền, về quyền của người lao động một khi được chính thức là thành viên. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động, ông Tom Malinowski, giải đáp một số thắc mắc trong cuộc gặp gỡ với cộng đồng Việt Nam ở thủ đô Washington hôm 4/12. Khánh An tường trình chi tiết.
Buổi gặp gỡ diễn ra chỉ hơn 1 tuần sau khi xảy ra vụ nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh và nhà báo Trương Minh Đức bị câu lưu và đánh đập khi họ cùng với luật sư tư vấn đến công ty Yupoong Vietnam ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, để bảo vệ quyền lợi cho các công nhân tại đây.
Được biết, công ty Yupoong đã thông báo chấm dứt hợp đồng với gần 2.000 công nhân mà không giải thích lý do. Mặc dù trước đó xảy ra vụ cháy tại công ty Yupoong, nhưng một số người cho đây không phải là nguyên do của vụ sa thải.
Vụ câu lưu và đánh đập hai nhà hoạt động đã khiến dư luận thêm nghi ngờ về khả năng thực hiện các yêu cầu của TPP về quyền của người lao động của Việt Nam.
Theo Trợ lý Ngoại trưởng Tom Malinowski, trên lý thuyết TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam nói chung, và cho người lao động ở Việt Nam nói riêng:
“Và rồi cuối cùng, tôi nghĩ đây có thể là mối lợi lớn nhất, là những tổ chức công đoàn ở cấp công xưởng và văn phòng sẽ có thể liên minh với nhau theo chiều ngang lẫn chiều dọc. Chiều hướng tiềm năng đó sẽ dẫn đến việc hình thành liên đoàn công nhân cả nước. Đây có thể sẽ là lực lượng chính trị rất mạnh của Việt Nam."
Nhưng khả năng “nuốt lời” của Việt Nam vẫn có thể xảy ra, như nhắc nhở của nhiều người về trường hợp Việt Nam vào WTO trước đây. Tuy nhiên, ông Malinowski cho biết TPP có cơ chế để ràng buộc Việt Nam trong việc thực thi các quyền của người lao động.
“Thứ nhất (đây là điều đơn giản và rất quan trọng) là không một lợi ích nào (TPP mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho Việt Nam hơn bất kỳ nước thành viên nào) có hiệu lực cho tới khi nào Việt Nam thực hiện tất cả các yêu cầu của TPP. Hầu hết các yêu cầu đòi hỏi Việt Nam phải sửa đổi luật pháp và quốc hội Việt Nam phải thông qua các luật đó. Họ muốn thực hiện trong bao lâu thì tùy. Nhưng một khi quốc hội Mỹ thông qua TPP, nếu điều đó xảy ra, thì lúc đó, Việt Nam cũng vẫn chưa vào được TPP. Vào thời điểm đó, Việt Nam sẽ bắt đầu thực thi các cam kết. Và chỉ khi chúng tôi chứng nhận với quốc hội Mỹ rằng họ đã thực hiện tất cả các cam kết, thì lúc đó Việt Nam mới bắt đầu được miễn thuế và hưởng các lợi ích khác của TPP.”
Ngoài ra, theo Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, TPP còn có cơ chế giải quyết khiếu nại như tất cả các hiệp ước khác. Nếu một bên vi phạm cam kết, bên kia có thể khiếu nại lên cơ chế này. Trong quá khứ, các hiệp ước thương mại khác không đưa các điều khoản về quyền của người lao động vào trong quy trình giải quyết khiếu nại, theo ông Malinowski, nhưng TPP thì có.
“TPP thiết lập một ủy ban song phương để giám sát việc thực hiện và báo cáo cho chúng tôi một khi phát hiện ra sai phạm và đề nghị biện pháp xử lý. Ủy ban đó sẽ gồm 3 thành viên độc lập với các chính phủ: một người do chính phủ Việt Nam đề cử, một do Hoa Kỳ chỉ định và một do ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế).”
Ông Malinowski cho biết Hoa Kỳ sẽ định kỳ tái đánh giá quá trình thực hiện của Việt Nam. Nếu Việt Nam vẫn không để cho công đoàn độc lập được hình thành, thì những lợi ích về kinh tế tiếp theo sau thời điểm đó sẽ không được áp dụng. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho đây là yếu tố quan trọng vì các khoản miễn thuế đặc biệt quan trọng của TPP chỉ được chính thức áp dụng sau 5 năm hoặc 10 năm. Điều này cho phép Hoa Kỳ và các tổ chức xã hội, các nhà hoạt động có thời gian và công cụ để giám sát việc thực thi cam kết của Việt Nam.
Theo ông Malinowski, đã xảy ra trường hợp hai nhà hoạt động bị đánh đập, là do TPP chưa được thông qua và Việt Nam chưa chính thức được vào TPP.
“Cái mà chúng ta sẽ có là các cam kết bằng văn bản, cho phép các nhà hoạt động như thế có các quyền mà hiện giờ họ không có. Nếu bây giờ bạn đến các công xưởng ở Việt Nam để thành lập công đoàn độc lập, bạn có thể sẽ bị bắt và đánh đập. Mặc dù có một vài trường hợp được phép vì công nhân biểu tình, nhưng bạn không có cái quyền hợp pháp để làm điều đó, theo luật pháp Việt Nam. Với TPP, họ phải sửa đổi luật pháp.”
TPP là hiệp ước thương mại tự do giữa 12 quốc gia, trong đó có Mỹ và Việt Nam. Mục tiêu của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản về hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên, với các luật lệ, quy tắc chung về nhiều lĩnh vực như sở hữu trí tuệ, chất lượng sản phẩm, quyền của người lao động.
Việt Nam được xem là nước hưởng lợi nhiều nhất so với các thành viên khác khi tham gia vào TPP, nhưng cũng là một trong số những thành viên bị chất vấn nhiều nhất về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, quyền của người lao động.
http://www.voatiengviet.com/content/tpp-va-kha-nang-buoc-vietnam-ton-trong-quyen-cua-nguoi-lao-dong/3093689.html
Buổi gặp gỡ diễn ra chỉ hơn 1 tuần sau khi xảy ra vụ nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh và nhà báo Trương Minh Đức bị câu lưu và đánh đập khi họ cùng với luật sư tư vấn đến công ty Yupoong Vietnam ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, để bảo vệ quyền lợi cho các công nhân tại đây.
Được biết, công ty Yupoong đã thông báo chấm dứt hợp đồng với gần 2.000 công nhân mà không giải thích lý do. Mặc dù trước đó xảy ra vụ cháy tại công ty Yupoong, nhưng một số người cho đây không phải là nguyên do của vụ sa thải.
Vụ câu lưu và đánh đập hai nhà hoạt động đã khiến dư luận thêm nghi ngờ về khả năng thực hiện các yêu cầu của TPP về quyền của người lao động của Việt Nam.
Theo Trợ lý Ngoại trưởng Tom Malinowski, trên lý thuyết TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam nói chung, và cho người lao động ở Việt Nam nói riêng:
“Và rồi cuối cùng, tôi nghĩ đây có thể là mối lợi lớn nhất, là những tổ chức công đoàn ở cấp công xưởng và văn phòng sẽ có thể liên minh với nhau theo chiều ngang lẫn chiều dọc. Chiều hướng tiềm năng đó sẽ dẫn đến việc hình thành liên đoàn công nhân cả nước. Đây có thể sẽ là lực lượng chính trị rất mạnh của Việt Nam."
Nhưng khả năng “nuốt lời” của Việt Nam vẫn có thể xảy ra, như nhắc nhở của nhiều người về trường hợp Việt Nam vào WTO trước đây. Tuy nhiên, ông Malinowski cho biết TPP có cơ chế để ràng buộc Việt Nam trong việc thực thi các quyền của người lao động.
“Thứ nhất (đây là điều đơn giản và rất quan trọng) là không một lợi ích nào (TPP mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho Việt Nam hơn bất kỳ nước thành viên nào) có hiệu lực cho tới khi nào Việt Nam thực hiện tất cả các yêu cầu của TPP. Hầu hết các yêu cầu đòi hỏi Việt Nam phải sửa đổi luật pháp và quốc hội Việt Nam phải thông qua các luật đó. Họ muốn thực hiện trong bao lâu thì tùy. Nhưng một khi quốc hội Mỹ thông qua TPP, nếu điều đó xảy ra, thì lúc đó, Việt Nam cũng vẫn chưa vào được TPP. Vào thời điểm đó, Việt Nam sẽ bắt đầu thực thi các cam kết. Và chỉ khi chúng tôi chứng nhận với quốc hội Mỹ rằng họ đã thực hiện tất cả các cam kết, thì lúc đó Việt Nam mới bắt đầu được miễn thuế và hưởng các lợi ích khác của TPP.”
Ngoài ra, theo Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, TPP còn có cơ chế giải quyết khiếu nại như tất cả các hiệp ước khác. Nếu một bên vi phạm cam kết, bên kia có thể khiếu nại lên cơ chế này. Trong quá khứ, các hiệp ước thương mại khác không đưa các điều khoản về quyền của người lao động vào trong quy trình giải quyết khiếu nại, theo ông Malinowski, nhưng TPP thì có.
“TPP thiết lập một ủy ban song phương để giám sát việc thực hiện và báo cáo cho chúng tôi một khi phát hiện ra sai phạm và đề nghị biện pháp xử lý. Ủy ban đó sẽ gồm 3 thành viên độc lập với các chính phủ: một người do chính phủ Việt Nam đề cử, một do Hoa Kỳ chỉ định và một do ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế).”
Ông Malinowski cho biết Hoa Kỳ sẽ định kỳ tái đánh giá quá trình thực hiện của Việt Nam. Nếu Việt Nam vẫn không để cho công đoàn độc lập được hình thành, thì những lợi ích về kinh tế tiếp theo sau thời điểm đó sẽ không được áp dụng. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho đây là yếu tố quan trọng vì các khoản miễn thuế đặc biệt quan trọng của TPP chỉ được chính thức áp dụng sau 5 năm hoặc 10 năm. Điều này cho phép Hoa Kỳ và các tổ chức xã hội, các nhà hoạt động có thời gian và công cụ để giám sát việc thực thi cam kết của Việt Nam.
Theo ông Malinowski, đã xảy ra trường hợp hai nhà hoạt động bị đánh đập, là do TPP chưa được thông qua và Việt Nam chưa chính thức được vào TPP.
“Cái mà chúng ta sẽ có là các cam kết bằng văn bản, cho phép các nhà hoạt động như thế có các quyền mà hiện giờ họ không có. Nếu bây giờ bạn đến các công xưởng ở Việt Nam để thành lập công đoàn độc lập, bạn có thể sẽ bị bắt và đánh đập. Mặc dù có một vài trường hợp được phép vì công nhân biểu tình, nhưng bạn không có cái quyền hợp pháp để làm điều đó, theo luật pháp Việt Nam. Với TPP, họ phải sửa đổi luật pháp.”
TPP và khả năng 'buộc' Việt Nam tôn trọng quyền người lao động
Việt Nam được xem là nước hưởng lợi nhiều nhất so với các thành viên khác khi tham gia vào TPP, nhưng cũng là một trong số những thành viên bị chất vấn nhiều nhất về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, quyền của người lao động.
http://www.voatiengviet.com/content/tpp-va-kha-nang-buoc-vietnam-ton-trong-quyen-cua-nguoi-lao-dong/3093689.html
TPP: Tin mừng cho lao động Việt?
Công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất chăn mền, gối và đệm ở ngoại ô Hà Nội, ngày 27 tháng 1, 2015.
13.12.2015
Để được vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP do Mỹ dẫn đầu, Việt Nam đồng ý một số nhượng bộ bao gồm sửa đổi hoặc ra luật mới chấp nhận cho công nhân lập công đoàn độc lập và đình công.
Việt Nam cũng sẽ cho các công đoàn được phép tìm kiếm sự hỗ trợ từ các công đoàn quốc tế như Liên đoàn lao động và Hiệp hội của các tổ chức công nghiệp Hoa Kỳ.
Theo thỏa thuận, 5 năm sau khi TPP có hiệu lực, nếu Hà Nội không tuân thủ các yêu cầu đã cam kết, Mỹ có thể ngưng các lợi ích giao thương với Việt Nam.
Mỹ cho rằng đây là cơ hội tốt nhất từ nhiều năm nay để khuyến khích cải tổ thể chế ở Việt Nam, thúc đẩy nhân quyền bị nhiều tai tiếng của Hà Nội.
Kỳ vọng này có cơ sở hay không qua đánh giá và trải nghiệm thực tế của giới hoạt động trong nước tranh đấu vì quyền lợi của công nhân? Viễn ảnh và triển vọng của công đoàn độc lập tại Việt Nam hậu TPP thế nào? Tạp chí Thanh Niên hôm nay ghi nhận qua cuộc trao đổi với Đỗ Thị Minh Hạnh và Trương Minh Đức, hai nhà hoạt động bênh vực quyền lợi công nhân vừa bị hành hung và bắt giữ cuối tháng rồi tại Đồng Nai khi đang tư vấn miễn phí cho công nhân công ty Yupoong Vietnam về các quyền lao động và thành lập công đoàn độc lập. Minh Hạnh và Minh Đức thuộc tổ chức Lao Động Việt ngoài nhà nước không được công nhận, chuyên bảo vệ quyền lợi công nhân.
Minh Hạnh: Khi TPP được đưa ra có điều khoản dành cho người lao động thì quả là đã mở ra một thế giới mới cho người lao động Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải đơn giản có thể thực hiện được những điều khoản TPP tại Việt Nam.
Trà Mi: Là nhà hoạt động công đoàn, Hạnh thấy thực tế của người công nhân Việt Nam hiện nay thế nào?
Minh Hạnh: Công nhân hiện nay thường bị chấm dứt hợp đồng từ phía công ty. Nhiều công ty còn hạ nhục, xúc phạm nhân phẩm công nhân. Đồng lương thấp, người công nhân không đủ khả năng nuôi gia đình. Con của họ nhiều trường hợp không được đến trường. Có những trường hợp hai vợ chồng lên thành thị làm công nhân mà không đủ gửi tiền về quê nuôi con.
Minh Đức: Công nhân bị chi phối bởi giới chủ và chính quyền. Họ luôn gây khó khăn cho công nhân. Khi công nhân hợp tác với nhau đấu tranh đòi quyền lợi thì luôn bị áp lực từ chính quyền địa phương, bị công an cho là tụ tập gây rối, kích động. Khi công nhân có bức xúc với giới chủ, nhiều khi bị chủ thuê côn đồ đe dọa. Đó là thực tế mà công nhân Việt Nam đang đối mặt.
Trà Mi: Tổng Liên đoàn lao động, Liên đoàn lao động, và các tổ chức lao động cơ sở giúp ích như thế nào?
Minh Hạnh: Một công đoàn của một công ty, một là do chính công ty lập ra rồi trả lương, hai là công ty cử người ra để công nhân bầu. Do vậy, công nhân có bầu ai thì cũng nằm trong danh sách chịu sự chi phối của công ty. Công đoàn phí công nhân vẫn phải đóng hằng tháng. Đến cuối năm, công đoàn trích tiền đó ra mua vài ký đường hay vài lít dầu ăn cho công nhân, bảo là công đoàn lo cho công nhân. Thực tế không phải vậy, đó giống như là một sự ‘bỏ ống heo’ của công nhân để mua những thứ đó. Nhưng thật ra công nhân không cần những điều đó, họ cần bảo vệ quyền và lợi ích thực sự của họ. Quyền và lợi ích của công đoàn gắn liền với giới chủ và bị chi phối bởi nhà nước. Công đoàn lệ thuộc vào giới chủ, cho nên, khi xảy ra tranh chấp công đoàn không đủ khả năng để bảo vệ công nhân.
Trà Mi: Công đoàn độc lập tại Việt Nam cho tới thời điểm này đã sẵn sàng ra đời hay chưa?
Minh Hạnh: Chưa. Họ sẵn sàng ra tay trù dập, đánh đập, sử dụng côn đồ để trấn áp. Như vụ Minh Hạnh và anh Đức bị đánh vừa qua, họ còn trắng trợn hơn khi cho công an bắt Hạnh về đồn đánh đập như vậy. Công nhân Việt Nam chưa biết những quyền lợi của họ trong TPP. Họ phải công khai hóa các điều khoản của TPP cho công nhân hiểu rõ hơn về quyền thành lập công đoàn độc lập. Công nhân khát khao có được một nghiệp đoàn như vậy, nhưng còn nhiều khó khăn. Họ chưa biết phải làm thế nào khi vẫn còn nỗi lo sợ vì sự đàn áp, bắt bớ. Cho nên, lý thuyết là một chuyện, nhưng thực tế không phải đơn giản làm được.
Trà Mi: Vậy nên làm thế nào để Việt Nam có công đoàn độc lập thực chất? Điều kiện tiên quyết hiện nay các bạn nhìn thấy là gì?
Minh Đức: Thứ nhất, nhà nước phải công bố minh bạch về quyền lợi của công nhân khi lập công đoàn độc lập. Thứ hai, công nhân phải mạnh dạn kết nối lại với nhau. Việt Nam nếu có thiện chí như cam kết trong TPP, nên sớm luật hóa việc thành lập công đoàn độc lập và thay đổi những luật lệ về công đoàn.
Minh Hạnh: Trước mắt phải có sự quan tâm của nhiều người. Chẳng hạn như các nước tham gia TPP cần có tiếng nói và hành động cụ thể để công nhân Việt Nam tin tưởng vào đó mà thành lập nghiệp đoàn của riêng mình. Nếu Việt Nam vi phạm quyền của công nhân thì phải có tiếng nói bảo vệ cho công nhân. Hơn nữa, công nhân cần hiểu biết luật pháp, kiến thức về nghiệp đoàn. Chúng ta thấy hiện nay tiếng nói của công nhân Việt Nam chưa ra được bên ngoài. Những sự chèn ép, bóc lột công nhân cần phải được phơi bày ra thế giới bên ngoài để nhận được sự hỗ trợ để tạo niềm tin và hy vọng cho công nhân.
Trà Mi: Ngoài sự quan tâm, hỗ trợ từ bên ngoài đối với người lao động Việt Nam. Còn ngay trong xã hội Việt Nam thì sao?
Minh Hạnh: Những người đấu tranh cho nhân quyền và các tổ chức xã hội dân sự đã bắt đầu quan tâm tới công nhân, nhưng chỉ quan tâm giống như một hiện tượng mới do TPP mang lại, chứ chưa thật sự sâu sắc lắm.
Trà Mi: Có cách nào nâng cao ý thức, sự quan tâm của xã hội Việt Nam đối với quyền của người lao động?
Minh Đức: Muốn làm những việc này, nhà nước Việt Nam cần xem các tổ chức xã hội dân sự là các tổ chức giúp đỡ người dân, trong đó có tổ chức Lao động Việt. Nhà nước cần cởi mở hơn, cần coi lại lời nói và hành động của họ.
Minh Hạnh: Nói cam kết thì Việt Nam đã cam kết nhiều rồi chứ không phải tới TPP mới có. Quan trọng là sự trừng phạt thế nào nếu vi phạm. Mới đây thôi, ngay sau khi vừa ký kết TPP, họ đã đánh đập các nhà hoạt động công đoàn như vậy, thử hỏi sắp tới các công đoàn độc lập sẽ được hình thành thế nào, sẽ phải trải qua những khó khăn gì?
Minh Đức: Tôi mong sự giám sát, chế tài phải được thực hiện rất cụ thể thì mới mong đem lại thành quả tốt.
Minh Hạnh: Các tòa án thường nghiêng về giới chủ nhiều hơn vì họ chịu sự chi phối, ảnh hưởng của đảng và nhà nước. Cần có những cụ thể hóa trong vấn đề kiện tụng tranh chấp công đoàn. Công đoàn độc lập, nếu được thành lập, phải có quyền hạn tương đương với công đoàn nhà nước, được tham gia vào quá trình đề xuất và thay đổi luật lao động.
Trà Mi: Vậy công đoàn độc lập tại Việt Nam còn đề ra vấn đề tòa án độc lập?
Minh Đức: Đúng vậy. Nói về tòa án độc lập tại Việt Nam thì quả là một vấn đề nan giải. Muốn có tòa án độc lập tại Việt Nam đòi hỏi cơ chế của Việt Nam phải thay đổi nhiều hơn nữa. Công đoàn độc lập khi xảy ra tranh tụng mà xét xử không độc lập thì tôi e rằng chưa đi tới cái lợi cho người công nhân theo đúng nghĩa của nó. Việc ‘độc lập’ trong các lĩnh vực là điều rất mâu thuẫn và khó khăn cho xã hội Việt Nam hiện nay.
Trà Mi: Các bạn nhìn thấy viễn ảnh và triển vọng của công đoàn độc lập tại Việt Nam hậu TPP thế nào?
Minh Hạnh: Tuy khó khăn nhưng vẫn có kỳ vọng. Những cái trong TPP đã mở ra một thế giới mới. Dù khó khăn thế nào, chúng ta sẽ vẫn tiếp tục khơi dậy trong lòng những người công nhân ý thức và kiến thức để họ hiểu biết rõ ràng về công đoàn độc lập.
Minh Đức: Tôi mong các tổ chức lao động trên thế giới quan tâm hơn nữa tình hình lao động tại Việt Nam sau khi Việt Nam vào TPP, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội dân sự trong nước giúp đỡ công nhân, hướng dẫn công nhân thành lập công đoàn độc lập. Dù khó khăn nhưng chúng tôi có nhiều phương cách để bảo vệ và hướng dẫn công nhân trong xu hướng sắp tới với xu hướng truyền thông và phong trào phát triển internet mạnh mẽ hiện nay. Mong các cơ quan truyền thông cũng quan tâm và giúp đỡ chúng tôi hơn nữa. Một khi các nước đã ký kết TPP với Việt Nam có những chế tài, tôi hy vọng rằng người công nhân Việt Nam có thể thay đổi được cuộc sống.
Trà Mi: Dù viễn ảnh công đoàn độc lập tại Việt Nam khó khăn, nhưng không phải vô vọng vì ngoài những áp lực từ quốc tế còn có những tiếng nói can đảm đã đổi bằng máu và sự tự do của riêng mình để bênh vực cho người lao động trong nước như các bạn đây. Mong nguyện vọng của các bạn sớm trở thành hiện thực với sự gia tăng nỗ lực và hợp đoàn với nhau trong những ngày hậu TPP. Xin chân thành cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Việt Nam cũng sẽ cho các công đoàn được phép tìm kiếm sự hỗ trợ từ các công đoàn quốc tế như Liên đoàn lao động và Hiệp hội của các tổ chức công nghiệp Hoa Kỳ.
Theo thỏa thuận, 5 năm sau khi TPP có hiệu lực, nếu Hà Nội không tuân thủ các yêu cầu đã cam kết, Mỹ có thể ngưng các lợi ích giao thương với Việt Nam.
Mỹ cho rằng đây là cơ hội tốt nhất từ nhiều năm nay để khuyến khích cải tổ thể chế ở Việt Nam, thúc đẩy nhân quyền bị nhiều tai tiếng của Hà Nội.
Kỳ vọng này có cơ sở hay không qua đánh giá và trải nghiệm thực tế của giới hoạt động trong nước tranh đấu vì quyền lợi của công nhân? Viễn ảnh và triển vọng của công đoàn độc lập tại Việt Nam hậu TPP thế nào? Tạp chí Thanh Niên hôm nay ghi nhận qua cuộc trao đổi với Đỗ Thị Minh Hạnh và Trương Minh Đức, hai nhà hoạt động bênh vực quyền lợi công nhân vừa bị hành hung và bắt giữ cuối tháng rồi tại Đồng Nai khi đang tư vấn miễn phí cho công nhân công ty Yupoong Vietnam về các quyền lao động và thành lập công đoàn độc lập. Minh Hạnh và Minh Đức thuộc tổ chức Lao Động Việt ngoài nhà nước không được công nhận, chuyên bảo vệ quyền lợi công nhân.
TPP: Tin mừng cho lao động Việt?
Công nhân bị chi phối bởi giới chủ và chính quyền. Họ luôn gây khó khăn cho công nhân. Khi công nhân hợp tác với nhau đấu tranh đòi quyền lợi thì luôn bị áp lực từ chính quyền địa phương, bị công an cho là tụ tập gây rối, kích động. Khi công nhân có bức xúc với giới chủ, nhiều khi bị chủ thuê côn đồ đe dọa. Đó là thực tế mà công nhân Việt Nam đang đối mặt.
Minh Hạnh: Công nhân hiện nay thường bị chấm dứt hợp đồng từ phía công ty. Nhiều công ty còn hạ nhục, xúc phạm nhân phẩm công nhân. Đồng lương thấp, người công nhân không đủ khả năng nuôi gia đình. Con của họ nhiều trường hợp không được đến trường. Có những trường hợp hai vợ chồng lên thành thị làm công nhân mà không đủ gửi tiền về quê nuôi con.
Minh Đức: Công nhân bị chi phối bởi giới chủ và chính quyền. Họ luôn gây khó khăn cho công nhân. Khi công nhân hợp tác với nhau đấu tranh đòi quyền lợi thì luôn bị áp lực từ chính quyền địa phương, bị công an cho là tụ tập gây rối, kích động. Khi công nhân có bức xúc với giới chủ, nhiều khi bị chủ thuê côn đồ đe dọa. Đó là thực tế mà công nhân Việt Nam đang đối mặt.
Trà Mi: Tổng Liên đoàn lao động, Liên đoàn lao động, và các tổ chức lao động cơ sở giúp ích như thế nào?
Minh Hạnh: Một công đoàn của một công ty, một là do chính công ty lập ra rồi trả lương, hai là công ty cử người ra để công nhân bầu. Do vậy, công nhân có bầu ai thì cũng nằm trong danh sách chịu sự chi phối của công ty. Công đoàn phí công nhân vẫn phải đóng hằng tháng. Đến cuối năm, công đoàn trích tiền đó ra mua vài ký đường hay vài lít dầu ăn cho công nhân, bảo là công đoàn lo cho công nhân. Thực tế không phải vậy, đó giống như là một sự ‘bỏ ống heo’ của công nhân để mua những thứ đó. Nhưng thật ra công nhân không cần những điều đó, họ cần bảo vệ quyền và lợi ích thực sự của họ. Quyền và lợi ích của công đoàn gắn liền với giới chủ và bị chi phối bởi nhà nước. Công đoàn lệ thuộc vào giới chủ, cho nên, khi xảy ra tranh chấp công đoàn không đủ khả năng để bảo vệ công nhân.
Trà Mi: Công đoàn độc lập tại Việt Nam cho tới thời điểm này đã sẵn sàng ra đời hay chưa?
Minh Hạnh: Chưa. Họ sẵn sàng ra tay trù dập, đánh đập, sử dụng côn đồ để trấn áp. Như vụ Minh Hạnh và anh Đức bị đánh vừa qua, họ còn trắng trợn hơn khi cho công an bắt Hạnh về đồn đánh đập như vậy. Công nhân Việt Nam chưa biết những quyền lợi của họ trong TPP. Họ phải công khai hóa các điều khoản của TPP cho công nhân hiểu rõ hơn về quyền thành lập công đoàn độc lập. Công nhân khát khao có được một nghiệp đoàn như vậy, nhưng còn nhiều khó khăn. Họ chưa biết phải làm thế nào khi vẫn còn nỗi lo sợ vì sự đàn áp, bắt bớ. Cho nên, lý thuyết là một chuyện, nhưng thực tế không phải đơn giản làm được.
Trà Mi: Vậy nên làm thế nào để Việt Nam có công đoàn độc lập thực chất? Điều kiện tiên quyết hiện nay các bạn nhìn thấy là gì?
Minh Đức: Thứ nhất, nhà nước phải công bố minh bạch về quyền lợi của công nhân khi lập công đoàn độc lập. Thứ hai, công nhân phải mạnh dạn kết nối lại với nhau. Việt Nam nếu có thiện chí như cam kết trong TPP, nên sớm luật hóa việc thành lập công đoàn độc lập và thay đổi những luật lệ về công đoàn.
Minh Hạnh: Trước mắt phải có sự quan tâm của nhiều người. Chẳng hạn như các nước tham gia TPP cần có tiếng nói và hành động cụ thể để công nhân Việt Nam tin tưởng vào đó mà thành lập nghiệp đoàn của riêng mình. Nếu Việt Nam vi phạm quyền của công nhân thì phải có tiếng nói bảo vệ cho công nhân. Hơn nữa, công nhân cần hiểu biết luật pháp, kiến thức về nghiệp đoàn. Chúng ta thấy hiện nay tiếng nói của công nhân Việt Nam chưa ra được bên ngoài. Những sự chèn ép, bóc lột công nhân cần phải được phơi bày ra thế giới bên ngoài để nhận được sự hỗ trợ để tạo niềm tin và hy vọng cho công nhân.
Họ sẵn sàng ra tay trù dập, đánh đập, sử dụng côn đồ để trấn áp. Như vụ Minh Hạnh và anh Đức bị đánh vừa qua, họ còn trắng trợn hơn khi cho công an bắt Hạnh về đồn đánh đập như vậy. Công nhân Việt Nam chưa biết những quyền lợi của họ trong TPP. Họ phải công khai hóa các điều khoản của TPP cho công nhân hiểu rõ hơn về quyền thành lập công đoàn độc lập...
Minh Hạnh: Những người đấu tranh cho nhân quyền và các tổ chức xã hội dân sự đã bắt đầu quan tâm tới công nhân, nhưng chỉ quan tâm giống như một hiện tượng mới do TPP mang lại, chứ chưa thật sự sâu sắc lắm.
Trà Mi: Có cách nào nâng cao ý thức, sự quan tâm của xã hội Việt Nam đối với quyền của người lao động?
Minh Đức: Muốn làm những việc này, nhà nước Việt Nam cần xem các tổ chức xã hội dân sự là các tổ chức giúp đỡ người dân, trong đó có tổ chức Lao động Việt. Nhà nước cần cởi mở hơn, cần coi lại lời nói và hành động của họ.
Minh Hạnh: Nói cam kết thì Việt Nam đã cam kết nhiều rồi chứ không phải tới TPP mới có. Quan trọng là sự trừng phạt thế nào nếu vi phạm. Mới đây thôi, ngay sau khi vừa ký kết TPP, họ đã đánh đập các nhà hoạt động công đoàn như vậy, thử hỏi sắp tới các công đoàn độc lập sẽ được hình thành thế nào, sẽ phải trải qua những khó khăn gì?
Minh Đức: Tôi mong sự giám sát, chế tài phải được thực hiện rất cụ thể thì mới mong đem lại thành quả tốt.
Minh Hạnh: Các tòa án thường nghiêng về giới chủ nhiều hơn vì họ chịu sự chi phối, ảnh hưởng của đảng và nhà nước. Cần có những cụ thể hóa trong vấn đề kiện tụng tranh chấp công đoàn. Công đoàn độc lập, nếu được thành lập, phải có quyền hạn tương đương với công đoàn nhà nước, được tham gia vào quá trình đề xuất và thay đổi luật lao động.
Trà Mi: Vậy công đoàn độc lập tại Việt Nam còn đề ra vấn đề tòa án độc lập?
Minh Đức: Đúng vậy. Nói về tòa án độc lập tại Việt Nam thì quả là một vấn đề nan giải. Muốn có tòa án độc lập tại Việt Nam đòi hỏi cơ chế của Việt Nam phải thay đổi nhiều hơn nữa. Công đoàn độc lập khi xảy ra tranh tụng mà xét xử không độc lập thì tôi e rằng chưa đi tới cái lợi cho người công nhân theo đúng nghĩa của nó. Việc ‘độc lập’ trong các lĩnh vực là điều rất mâu thuẫn và khó khăn cho xã hội Việt Nam hiện nay.
Trà Mi: Các bạn nhìn thấy viễn ảnh và triển vọng của công đoàn độc lập tại Việt Nam hậu TPP thế nào?
Minh Hạnh: Tuy khó khăn nhưng vẫn có kỳ vọng. Những cái trong TPP đã mở ra một thế giới mới. Dù khó khăn thế nào, chúng ta sẽ vẫn tiếp tục khơi dậy trong lòng những người công nhân ý thức và kiến thức để họ hiểu biết rõ ràng về công đoàn độc lập.
Minh Đức: Tôi mong các tổ chức lao động trên thế giới quan tâm hơn nữa tình hình lao động tại Việt Nam sau khi Việt Nam vào TPP, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội dân sự trong nước giúp đỡ công nhân, hướng dẫn công nhân thành lập công đoàn độc lập. Dù khó khăn nhưng chúng tôi có nhiều phương cách để bảo vệ và hướng dẫn công nhân trong xu hướng sắp tới với xu hướng truyền thông và phong trào phát triển internet mạnh mẽ hiện nay. Mong các cơ quan truyền thông cũng quan tâm và giúp đỡ chúng tôi hơn nữa. Một khi các nước đã ký kết TPP với Việt Nam có những chế tài, tôi hy vọng rằng người công nhân Việt Nam có thể thay đổi được cuộc sống.
Trà Mi: Dù viễn ảnh công đoàn độc lập tại Việt Nam khó khăn, nhưng không phải vô vọng vì ngoài những áp lực từ quốc tế còn có những tiếng nói can đảm đã đổi bằng máu và sự tự do của riêng mình để bênh vực cho người lao động trong nước như các bạn đây. Mong nguyện vọng của các bạn sớm trở thành hiện thực với sự gia tăng nỗ lực và hợp đoàn với nhau trong những ngày hậu TPP. Xin chân thành cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten