zaterdag 19 december 2015

Thổ Nhĩ Kỳ quật khởi + Công ước Montreux trong tranh chấp Nga-Thổ (Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa_Giờ Giải ảo)

Thổ Nhĩ Kỳ quật khởi

Thổ Nhĩ Kỳ quật khởi

10,715 Views0 Comments
Trong lịch sử, Đế quốc Nga và Đế quốc Ottoman từng có nhiều tranh chấp, thậm chí 12 lần chinh chiến từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19. Qua hậu bán thế kỷ 20, kế thừa Đế quốc Ottoman, Thổ ngả theo Tây phương để tự vệ và trở thành hội viên Hồi giáo duy nhất của Minh ước NATO trong 40 năm Chiến tranh lạnh giữa hai khối Tư bản-Cộng sản. Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ đang vùng dậy tìm lại vai trò cường quốc trong khu vực thì ngoài nước Nga ở xa, Thổ phải nghĩ đến Iran ở gần. Thuộc hệ phái Shia, xứ Iran của sắc tộc Ba Tư tất nhiên rất gờm xứ Thổ, theo hệ phái Sunni, và rất vui khi Nga nhập cuộc mà Mỹ lại buông tay và còn muốn hòa giải với mình. Những chi tiết rắc rối ấy cho thấy lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ mở ra một cuộc cờ rất lớn vì liên quan tới nhiều quốc gia khác. Liên bang Nga không phải là đối thủ duy nhất. Ngược lại, Thổ cũng còn nhiều đồng minh, từ các nước Đông Âu và Trung Âu tới Hoa Kỳ và Minh ước NATO.
Người Việt TV (c) 2015 – http://NGUOIVIETTV.com
Người Việt Online – http://NGUOI-VIET.com


http://www.nguoiviettv.com/thonhi-ky-quat-khoi/

Công ước Montreux trong tranh chấp Nga-Thổ

Công ước Montreux trong tranh chấp Nga-Thổ

4,947 Views0 Comments
Chương trình “Giờ Giải Ảo” với Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, mỗi Thứ Bảy hàng tuần.
Thực hiện: Đinh Quang Anh Thái
Đề tài kỳ này: Công ước Montreux trong tranh chấp Nga-Thổ
Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) là quốc gia còn lại của Đế quốc Ottoman được thành lập từ 1299 và bị tan rã sau Thế chiến I, từ năm 1919 đến 1921.
Qua Thế chiến II (1939-1945), xứ Thổ cố gom lại các mảnh vụn của một đế quốc tiêu vong, lại gặp quá nhiều khó khăn kinh tế nên tránh bị lôi vào trận chiến của liệt cường. Thổ giữ thế trung lập. Nhưng sau khi Thế chiến Thứ hai kết thúc, 10 năm trước đấy, khi Đức quốc xã của Hitler tấn công vùng Phi quân sự Rhineland và Phát xít Ý của Mussolini tỏ ý muốn chiếm đóng khu vực Anatolia (vùng đất Á Châu của nước Thổ), Chính quyền Thổ lo ngại và yêu cầu các nước cùng duyệt lại chính sách quản trị các eo biển Dardanelles và Bosporus trong khu vực, bằng quy chế kiểm soát quân sự. Đấy là nguồn gốc của văn kiện gọi là Công ước Montreux ký kết ngày 20 Tháng Bảy 1946 và được Hội Quốc Liên chính thức ban hành từ ngày chín Tháng 11 năm 1936. Ngày nay, văn kiện ấy vẫn còn giá trị.
Người Việt TV (c) 2015 – http://NGUOIVIETTV.com
Người Việt Online – http://NGUOI-VIET.com

http://www.nguoiviettv.com/cong-uoc-montreux-trong-tranh-chap-nga-tho/
View:

Hoa Kỳ Không Thể Rút Khỏi Trung Đông

699 Views0 Comments
Năm 2001, Mỹ đưa quân vào Afghanistan, rồi hai năm sau đó, đưa quân vào Iraq nhằm tiêu trừ khủng bố. Năm 2009 khi lên nhậm chức đầu, Tổng thống Barack Obama tìm cách hòa giải với thế giới Hồi giáo và triệt thoái quân ...

Khi Đồng Minh Tháo Chạy – Mà Không Được!

1,679 Views0 Comments
Chương trình "Giờ Giải Ảo" với Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, mỗi Thứ Bảy hàng tuần. Thực hiện: Đinh Quang Anh Thái Đề tài kỳ này: Khi Đồng Minh Tháo Chạy – Mà Không Được! Liên Xô bắt đầu tan rã năm 1990 nên buộc...

Trong lịch sử, Đế quốc Nga và Đế quốc Ottoman từng có nhiều tranh chấp, thậm chí 12 lần chinh chiến từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19. Qua hậu bán thế kỷ 20, kế thừa Đế quốc Ottoman, Thổ ngả theo Tây phương để tự vệ và ...

Syria, chuyện 80 năm trước

10,951 Views0 Comments
Sau Thế chiến II, Pháp được ủy quyền giám hộ một mảnh vụn của Đế quốc Ottoman tại vùng Cận Đông, trong đó có xứ Syria ngày nay. Khi ấy, Pháp dự tính tổ chức một hệ thống nhiều «quốc gia» cho từng nhóm sắc tộc và tôn g...

Geen opmerkingen:

Een reactie posten