woensdag 2 december 2015

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ tham gia giỏ các đồng tiền dự trữ chính

Nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ quốc tế

  • 1 tháng 12 2015

Image copyright .

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ tham gia giỏ các đồng tiền dự trữ chính của tổ chức này.
Hiện nay chỉ có đồng đô la Mỹ, euro, yên và bảng Anh đang ở trong nhóm này.
IMF cho biết nhân dân tệ ''đáp ứng tất cả các tiêu chí hiện nay'' và nên trở thành một phần của giỏ các loại tiền tệ chính vào tháng 10 năm 2016.
Giám đốc IMF Christine Lagarde nói rằng đây là "một cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập của nền kinh tế Trung Quốc vào hệ thống tài chính toàn cầu".
Bà nói thêm đó cũng là sự công nhận các tiến bộ mà nhà chức trách Trung Quốc đã đạt được trong những năm qua trong nỗ lực cải cách hệ thống tiền tệ và tài chính của Trung Quốc.
Đồng nhân dân tệ sẽ tạo nên một phần của Quyền rút Vốn Đặc biệt của IMF (SDR) - một tài sản được IMF tạo ra, đóng vai trò gần như là một loại tiền tệ.
SDR được sử dụng cho các giao dịch giữa các ngân hàng trung ương và IMF, và được sử dụng để quyết định các khoản vay hỗn hợp như khi Hy Lạp nhận hỗ trợ tài chính từ IMF.
Việc thay đổi cuối cùng được thực hiện trong giỏ tiền tệ này là vào năm 2000, khi đồng euro thay thế đồng franc của Pháp và đồng mark của Đức.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ và vào năm ngoái Bắc Kinh đề nghị để nhân dân tệ trở thành một đồng tiền dự trữ.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/business/2015/12/151201_china_yuan_becomes_international_reserves

Giá trị quốc tế thực sự của đồng tiền Trung Quốc lệ thuộc vào cải tổ

mediaNhân dân tệ và Đô laReuters
Đồng nhân dân tệ Trung Quốc đã được  IMF chính thức công nhận là một ngoại tệ chủ chốt của thế giới, ngang hàng với đồng Đô la Mỹ hay đồng Euro Châu Âu. Tuy nhiên,  điều đó hoàn toàn không có nghĩa là đồng Yuan -nhân dân tệ sẽ đương nhiên trở thành ngoại tệ quốc tế.
Vào hôm qua, 30/11/2015, như vậy là Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã chính thức công nhận rằng đồng nhân dân tệ Trung Quốc là một ngoại tệ chủ chốt của thế giới, ngang hàng với đồng Đô la Mỹ hay đồng Euro Châu Âu… Hệ quả tất yếu của quyết định nói trên là việc sử dụng đồng Yuan làm phương tiện thanh toán ngoài Trung Quốc sẽ gia tăng, vị trí của đồng tiền Trung Quốc trong tư cách là ngoại trệ dự trữ của các ngân hàng trung ương sẽ được đôn lên. Tuy nhiên, theo giới phân tích, vai trò ngoại tệ quốc tế của đồng Yuan chỉ thực sự phát triển nếu đồng tiền này được hoán đổi tự do, và nếu Trung Quốc tiến hành các cải tổ tài chánh cần thiết.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, quyết định của IMF công nhận tính chất quốc tế của đồng nhân dân tệ sẽ khuyến khích ngân hàng trung ương của các nước, đặc biệt là các nền kinh tế lớn, đẩy mạnh việc đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối của mình, bằng cách mua trái phiếu Trung Quốc, không chỉ tập trung trên Đô la hay Euro. Hiện nay, theo AFP, đã có khoảng 30 ngân hàng trung ương có thỏa thuận hoán đổi ngoại tệ với Trung Quốc.
Theo ông Dariusz Kowalczyk, chuyên gia về chiến lược của ngân hàng Pháp Crédit Agricole : « Các ngân hàng trung ương không bị buộc phải căn cứ vào cấu tạo của giỏ tiền tệ của IMF, nhưng trong thực tế, họ thường dựa trên cơ sở đó. Trường hợp đồng nhân dân tệ có lẽ cũng như vậy ».
Chuyên gia này ước tính là trong vòng sáu năm, tỷ trọng của đồng Yuan trong các kho dự trữ ngoại tệ có thể tăng từ 1,4% hiện nay lên khoảng từ 4,7% đến 10%", có nghĩa là sẽ có khoảng 110 tỷ đô la nhân dân tệ được mua vào hàng năm.
Thế nhưng, đà vươn lên của đồng Yuan trên trường quốc tế không thể diễn ra trong « một sớm một chiều », theo như nhận định của ông Raymond Yeung, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng ANZ, vì điều đó tùy thuộc vào niềm tin của các tổ chức tài chính vào đồng tiền này.
Vấn đề đối với đồng nhân dân tệ là nó chưa hoàn toàn được hoán đổi tự do, như các ngoại tệ chủ chốt khác như Đô la, Yen hoặc Euro...Theo ông Andrew Kenningham, thuộc văn phòng tham vấn kinh tế Capital Economics thì : « Các ngân hàng trung ương, cũng như giới quản lý các loại quỹ, đều thích các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi » có thể mua bán dễ dàng trên mọi thị trường tài chánh.
Đối với chuyên gia này, khuyết điểm của đồng Yuan là không chuyển đổi được, và thanh khoản hạn chế. Bên cạnh đó còn có mối lo ngại về nguy cơ kinh tế Trung Quốc khựng lại.
Trong thực tế, đồng tiền Trung Quốc vào lúc này chưa được tự do chuyển đổi, chỉ được phép dao động trong một khoảng cách do Nhà nước Trung Quốc quy định bên trên và bên dưới một mức trung bình so với đồng Đô la Mỹ.
Mặt khác, Bắc Kinh tiếp tục áp đặt các hạn chế không cho tiền tệ thoát ra bên ngoài. Việc Bắc Kinh loan báo phá vỡ được các mạng lưới chuyển ngân trái phép hàng trăm tỷ nhân dân tệ ra nước ngoài phản ánh thái độ không khoan nhượng của nhà cầm quyền.
Tóm lại, đối với các chuyên gia, việc được IMF chính thức công nhận là ngoại tệ quốc tế hoàn toàn không có nghĩa là đồng Yuan sẽ đương nhiên trở thành ngoại tệ quốc tế.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20151201-gia-tri-quoc-te-thuc-su-cua-dong-yuan-trung-quoc-le-thuoc-vao-cai-to

Geen opmerkingen:

Een reactie posten