zondag 13 december 2015

Mỹ: Trẻ em dưới tuổi thành niên bỏ ra 6-9 tiếng để... "dán mắt" vào màn hình internet hàng ngày

Mỹ: các em dưới tuổi thành niên 6-9 tiếng xem internet hàng ngày
Click image for larger version Name: 26.jpg Views: 0 Size: 79.4 KB ID: 833185  
Thật bất ngờ với thời gian hàng ngày các em xem màn hình. Thật sự không tin nổi các em lại thích thú với công nghệ quá mức như một cơn nghiện. Cùng vietbf.com khám phá thêm.


(Getty Images)

Các thiếu niên Mỹ bỏ ra một lượng thời gian “gây kinh ngạc” là chín giờ một ngày dành cho kỹ thuật điện tử ngày nay. Các em giải trí với streaming video, nghe nhạc và chơi game, theo các nhà nghiên cứu tường trình hôm thứ Ba.

Và các em ở độ tuổi 8-12 dành ra sáu giờ đồng hồ ngồi với các phương tiện truyền thông, theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Common Sense Media.

Đó là chưa nói đến việc sử dụng các thứ máy móc kỹ thuật số để làm bài tập ở nhà. Tổ chức này cho biết như vậy, trong bản báo cáo cập nhật hóa 5 năm về vấn đề trẻ em sử dụng các phương tiện truyền thông.
Trong bản báo cáo, Common Sense Media nói, “Sự kiện các thiếu niên ở Mỹ đang sử dụng một thời lượng trung bình từ sáu đến chín giờ đồng hồ một ngày, cho các phương tiện truyền thông, vẫn còn gây kinh ngạc, mặc dù đã được tiên liệu trước.”

“Sự kiện ấy cho thấy rằng trẻ em dành nhiều thời gian cho các phương tiện truyền thông và công nghệ, nhiều hơn so với số giờ dành cho cha mẹ, thời gian học ở trường, hoặc cho một chuyện gì khác.”
James Steyer, giám đốc điều hành và người sáng lập Common Sense Media, nói với đài NBC News, “Khối lượng của các phương tiện truyền thông và công nghệ, mà trẻ em Mỹ dành thời giờ ra cho, thì hoàn toàn gây kinh ngạc.”

“Điều đó cho thấy rằng trẻ em dành thời gian với phương tiện truyền thông và công nghệ nhiều hơn so với thời gian dành ra với cha mẹ của chúng, thời gian đi học, hoặc một chuyện nào khác. Theo nghĩa đen, các em sống trong một thế giới 24/7 của các phương tiện truyền thông và công nghệ.”
Tổ chức này đã khảo sát 2,658 em, tuổi từ 8 đến 18, trong tháng 2 và tháng 3, để làm bản báo cáo. Họ nói rằng số thiếu niên này đại diện cho các trẻ em trên toàn quốc.

Bản báo cáo nói, “Ngày nào cũng vậy, các thiếu niên Mỹ (13-18 tuổi) tính trung bình bỏ ra khoảng chín giờ sử dụng các phương tiện truyền thông giải trí, không kể thời gian học tại trường hoặc làm bài tập ở nhà. Tính trung bình, các em “tween” (từ 8 đến 12 tuổi) hàng ngày sử dụng chừng sáu giờ cho các phương tiện truyền thông giải trí.”

Phần lớn trong số này có liên quan đến thời gian ngồi trước màn hình: 4.5 giờ cho các tween, và gần 7 giờ cho các thiếu niên lớn hơn.

Một điều phát hiện đáng lo ngại: trẻ em đang tìm cách làm nhiều việc cùng một lúc, khi đang làm bài tập ở nhà và ở trường, Có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng điều này không đem lại hiệu quả, theo Steyer cho biết.

Steyer nói, “Một trong những điều phát hiện thú vị nhất, trong cuộc nghiên cứu cắm mốc quan trọng này, là sự kiện có hai phần ba trong tổng số thiếu niên nghĩ rằng các em có thể làm nhiều việc cùng một lúc, khi các em đang làm bài tập ở về nhà. Nhưng nghĩ như vậy là các em sai lầm rồi. Đơn giản là vì các em không thể làm điều đó được.”

Các em đang làm chính điều mà quá nhiều người lớn cũng làm: Họ chuyển sang các văn bản và các phương tiện truyền thông xã hội trong khi đang làm việc, và làm gián đoạn tiến trình suy nghĩ của họ, theo cuộc khảo sát cho thấy.

Nhưng các trường học đang khuyến khích các em sử dụng máy điện toán, và có lẽ tạo điều kiện cho hành vi ứng xử phản tác dụng này.

Công nghệ được sử dụng một cách khôn ngoan có thể là một dụng cụ học tập phi thường, và là một phần căn bản của việc giáo dục trẻ em của chúng ta. Tuy vậy, chúng ta phải dạy các em nên tập trung vào tiến trình học tập, chứ đừng tập trung vào việc chuyển đổi qua lại giữa Facebook, Instagram, gởi văn bản nhắn tin và bất cứ việc nào khác.

Trớ trêu thay, tất cả công nghệ này cũng có thể làm tổn thương khả năng giao tiếp của trẻ em, theo bản báo cáo kết luận.

Steyer nói, “Không có gì tốt hơn so với việc giao tiếp mặt đối mặt, để có những cảm xúc hiểu biết và sự đồng cảm, và thực sự có thể giao tiếp với người ta.”

http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=935981

Geen opmerkingen:

Een reactie posten