Miến Điện : Thống tướng Than Shwe « ủng hộ » bà Aung San Suu Kyi
Cựu lãnh đạo tập đoàn quân sự, thống tướng Than Shwe, khi còn tại vị.Reuters/Stan Honda/Pool
Cựu lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện, Thống tướng Than Shwe, tuyên bố ủng hộ cựu thù, Aung San Suu Kyi và xem bà như là « nhà lãnh đạo tương lai » của đất nước. Trên mạng xã hội Facebook ngày 05/12/2015, cháu nội người từng cai trị đất nước với bàn tay sắt trong hai thập niên, đã cho biết như trên.
Thống tướng Than Shwe, 82 tuổi, liên tục cầm quyền trong hai thập niên cho tới năm 2010. Ngày 04/12/2015 ông đã có một cuộc tiếp xúc với bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ. Đảng này vừa đắc cử vẻ vang trong đợt tổng tuyển cử ngày 08/11/2015.
Mới chỉ cách nay 5 năm, tướng Than Shwe là người từng ra lệnh quản thúc tại gia giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi trong nhiều năm. Theo lời cháu nội cựu lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện, sau khi tiếp bà Aung San Suu Kyi hôm 04/12/2015, Thống tướng Than Shwe nhấn mạnh : « Tất cả mọi người phải chấp nhận sự thật. Bà Aung San Suu Kyi sẽ là vị lãnh đạo tương lai của đất nước sau thắng lợi trong cuộc bầu cử vừa qua (…) Tôi thực lòng ủng hộ bà trong khả năng của mình nếu bà muốn phát triển đất nước ».
Phát ngôn viên Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ, Win Myint xác nhận tin trên. Đây là lần đầu tiên bà Aung San Suu Kyi và tướng Than Shwe đã có một cuộc tiếp xúc kể từ năm 2003. Trong tuần, bà Aung San Suu Kyi cũng đã hội kiến Tổng thống Thein Sein và lãnh đạo quân đội Miến Điện, tướng Min Aung Hlaing, để chuẩn bị cho giai đoạn « chuyển tiếp » chính trị trong ôn hòa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151206-md-assk-ct
Mới chỉ cách nay 5 năm, tướng Than Shwe là người từng ra lệnh quản thúc tại gia giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi trong nhiều năm. Theo lời cháu nội cựu lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện, sau khi tiếp bà Aung San Suu Kyi hôm 04/12/2015, Thống tướng Than Shwe nhấn mạnh : « Tất cả mọi người phải chấp nhận sự thật. Bà Aung San Suu Kyi sẽ là vị lãnh đạo tương lai của đất nước sau thắng lợi trong cuộc bầu cử vừa qua (…) Tôi thực lòng ủng hộ bà trong khả năng của mình nếu bà muốn phát triển đất nước ».
Phát ngôn viên Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ, Win Myint xác nhận tin trên. Đây là lần đầu tiên bà Aung San Suu Kyi và tướng Than Shwe đã có một cuộc tiếp xúc kể từ năm 2003. Trong tuần, bà Aung San Suu Kyi cũng đã hội kiến Tổng thống Thein Sein và lãnh đạo quân đội Miến Điện, tướng Min Aung Hlaing, để chuẩn bị cho giai đoạn « chuyển tiếp » chính trị trong ôn hòa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151206-md-assk-ct
Lớp kế thừa tập đoàn quân sự Miến Điện chấp nhận đổi mới chính trị
Chủ tịch Quốc hội Shwe Mann (áo thẫm) và bà Aung San Suu Kyi, trong cuộc gặp tại Naypyitaw, ngày 19/11/2015REUTERS
Bị ngọn sóng thần đối lập quét trôi qua cuộc bầu cử Quốc hội 8/11, các dân biểu của đảng cầm quyền, hậu thân của tập đoàn quân phiệt, cam kết sẽ tuân thủ « luật chơi dân chủ » và sẽ nhường chỗ cho thế hệ lãnh đạo mới, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, để giữ vai trò đối lập.
Trong một bài tường thuật từ Naypyidaw, thủ đô hành chính của Miến Điện cách Rangun 6 giờ đường bộ, AFP ghi lại một số động thái và tuyên bố tiêu biểu của những dân biểu thân chính quyền bị mất ghế trong cuộc bầu cử vừa qua.
Khi được phỏng vấn, các vị dân biểu thất cử này không che dấu thất vọng nhưng ngay lập tức họ tuyên bố chấp nhận vì « đây là hệ quả tất yếu của dân chủ ». Rất khó tưởng tượng những người có đặc quyền trong chế độ Miến Điện có thể tuyên bố như trên cách nay vài năm.
Từ thứ Hai tuần này, sinh hoạt Nghị trường Miến Điện diễn ra bình thường cho đến ngày bàn giao vào tháng Giêng 2016 vì còn phải biểu quyết ngân sách chính phủ.
Cho dù bị thua đậm, nhưng các dân biểu của đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển USDP, do các tướng lãnh thành lập năm 2010, trước khi hồi hưu tập thể, vẫn đi họp đầy đủ. Tuy nhiên, ít có người nào đưa ra lời bình luận về thất bại nặng nề vừa qua. Phát ngôn viên của đảng, dân biểu Htay Oo, công nhận là rất thất vọng vì bị thất cử. Ngay tại « thủ đô » Naypyidaw rộng lớn, được xây dựng từ rừng hoang cách nay 10 năm, phe cầm quyền cũng không thoát được ngọn sóng thần của đối lập. Tuy nhiên, ông Htay Oo nhận định « dân chúng đã bầu chọn một cách dân chủ. Thời gian sẽ cho biết sự lựa chọn của dân có đúng hay không ? ».
Thông điệp này không khác chi với tuyên bố của Tổng thống Thein Sein. Chủ nhật vừa qua, ông nhắc lại quyết tâm bàn giao quyền lực cho chính phủ mới.
Theo AFP, tình hình ít ra là trên mặt nổi, mọi việc đều diễn ra theo chiều hướng tốt. Hôm nay, Chủ tịch Quốc hội Shwe Mann tiếp lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi. Đây là cuộc trao đổi « hòa giải » đầu tiên với các cựu tướng lãnh trách nhiệm tiến trình dân chủ hóa.
Tại Quốc hội cũng có những dấu hiệu chuẩn bị bàn giao. Dân biểu Saw Hla Tun, thành viên của Ủy ban Luật pháp khẳng định đang ghi chép những điều cần thiết để trao cho những người kế nhiệm.
Trở thành đối lập
Dân biểu Saw Hla Tun cho biết là phải chấp nhận đổi thay : trong chế độ dân chủ, bầu cử sẽ có kẻ thua người thắng. Một lúc nào đó, phe đa số trở thành đối lập, sẽ mất một số ưu quyền như nhà công vụ ở thủ đô…
Một công chức phục vụ tại Nghị trường cũng cho biết ông rất ngạc nhiên khi thấy đảng USDP thua đậm ngay tại Naypyidaw. Tuy nhiên, cũng như ông, công chức và quân nhân đã dồn phiếu cho Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi vì họ « muốn đổi mới ».
Một cách khách quan, đảng cầm quyền thất bại vì dân chúng chán chê, vì mất hết uy tín. Trở về thế đối lập là cơ hội để phục sinh như tuyên bố của cựu tướng Maung Oo. Cựu Bộ trưởng Nội vụ, dân biểu vừa mất ghế thẩm định là cần phải chỉnh đốn đảng USDP, để ra tranh cử trong năm năm tới.
Một dân biểu thất cử khác tán đồng : Chúng tôi phải chứng tỏ với dân chúng là USDP cũng là một đảng chính trị hoạt động vì nhân dân.
Theo nhà phân tích độc lập Renaud Egreteau, con đường chuyển tiếp chính trị tại Miến Điện sẽ mất thời gian vì không phải đơn thuần là chuyện bàn giao quyền lực. Năm năm tới đây sẽ là thời gian quyết định cho một chính phủ dân sự. Bà Aung San Suu Kyi và Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ phải chứng tỏ đủ khả năng điều hành việc nước mà không gây tổn hại cho sự toàn vẹn lãnh thổ.
Trên thực tế, tuy đảng cầm quyền đại bại, nhưng phe quân nhân vẫn còn chỗ đứng đáng kể trong Nghị trường với 25% ghế dành riêng. Trong nội các, họ nắm hai bộ Quốc phòng và Nội vụ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151119-lop-ke-thua-tap-doan-quan-su-mien-dien-chap-nhan-doi-moi-chinh-tri
Khi được phỏng vấn, các vị dân biểu thất cử này không che dấu thất vọng nhưng ngay lập tức họ tuyên bố chấp nhận vì « đây là hệ quả tất yếu của dân chủ ». Rất khó tưởng tượng những người có đặc quyền trong chế độ Miến Điện có thể tuyên bố như trên cách nay vài năm.
Từ thứ Hai tuần này, sinh hoạt Nghị trường Miến Điện diễn ra bình thường cho đến ngày bàn giao vào tháng Giêng 2016 vì còn phải biểu quyết ngân sách chính phủ.
Cho dù bị thua đậm, nhưng các dân biểu của đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển USDP, do các tướng lãnh thành lập năm 2010, trước khi hồi hưu tập thể, vẫn đi họp đầy đủ. Tuy nhiên, ít có người nào đưa ra lời bình luận về thất bại nặng nề vừa qua. Phát ngôn viên của đảng, dân biểu Htay Oo, công nhận là rất thất vọng vì bị thất cử. Ngay tại « thủ đô » Naypyidaw rộng lớn, được xây dựng từ rừng hoang cách nay 10 năm, phe cầm quyền cũng không thoát được ngọn sóng thần của đối lập. Tuy nhiên, ông Htay Oo nhận định « dân chúng đã bầu chọn một cách dân chủ. Thời gian sẽ cho biết sự lựa chọn của dân có đúng hay không ? ».
Thông điệp này không khác chi với tuyên bố của Tổng thống Thein Sein. Chủ nhật vừa qua, ông nhắc lại quyết tâm bàn giao quyền lực cho chính phủ mới.
Theo AFP, tình hình ít ra là trên mặt nổi, mọi việc đều diễn ra theo chiều hướng tốt. Hôm nay, Chủ tịch Quốc hội Shwe Mann tiếp lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi. Đây là cuộc trao đổi « hòa giải » đầu tiên với các cựu tướng lãnh trách nhiệm tiến trình dân chủ hóa.
Tại Quốc hội cũng có những dấu hiệu chuẩn bị bàn giao. Dân biểu Saw Hla Tun, thành viên của Ủy ban Luật pháp khẳng định đang ghi chép những điều cần thiết để trao cho những người kế nhiệm.
Trở thành đối lập
Dân biểu Saw Hla Tun cho biết là phải chấp nhận đổi thay : trong chế độ dân chủ, bầu cử sẽ có kẻ thua người thắng. Một lúc nào đó, phe đa số trở thành đối lập, sẽ mất một số ưu quyền như nhà công vụ ở thủ đô…
Một công chức phục vụ tại Nghị trường cũng cho biết ông rất ngạc nhiên khi thấy đảng USDP thua đậm ngay tại Naypyidaw. Tuy nhiên, cũng như ông, công chức và quân nhân đã dồn phiếu cho Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi vì họ « muốn đổi mới ».
Một cách khách quan, đảng cầm quyền thất bại vì dân chúng chán chê, vì mất hết uy tín. Trở về thế đối lập là cơ hội để phục sinh như tuyên bố của cựu tướng Maung Oo. Cựu Bộ trưởng Nội vụ, dân biểu vừa mất ghế thẩm định là cần phải chỉnh đốn đảng USDP, để ra tranh cử trong năm năm tới.
Một dân biểu thất cử khác tán đồng : Chúng tôi phải chứng tỏ với dân chúng là USDP cũng là một đảng chính trị hoạt động vì nhân dân.
Theo nhà phân tích độc lập Renaud Egreteau, con đường chuyển tiếp chính trị tại Miến Điện sẽ mất thời gian vì không phải đơn thuần là chuyện bàn giao quyền lực. Năm năm tới đây sẽ là thời gian quyết định cho một chính phủ dân sự. Bà Aung San Suu Kyi và Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ phải chứng tỏ đủ khả năng điều hành việc nước mà không gây tổn hại cho sự toàn vẹn lãnh thổ.
Trên thực tế, tuy đảng cầm quyền đại bại, nhưng phe quân nhân vẫn còn chỗ đứng đáng kể trong Nghị trường với 25% ghế dành riêng. Trong nội các, họ nắm hai bộ Quốc phòng và Nội vụ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151119-lop-ke-thua-tap-doan-quan-su-mien-dien-chap-nhan-doi-moi-chinh-tri
Geen opmerkingen:
Een reactie posten