donderdag 3 december 2015

Lần đầu phát hiện hố đen mắc nghẹn vì nuốt sao

Thứ năm, 3/12/2015 | 17:53 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ năm, 3/12/2015 | 17:53 GMT+7

Lần đầu phát hiện hố đen mắc nghẹn vì nuốt sao

Các nhà thiên văn học lần đầu tiên ghi được cảnh tượng hố đen to gấp một triệu lần Mặt Trời mắc nghẹn khi nuốt một ngôi sao và phải nhả bớt ra một phần.
ho-den-mac-nghen-vi-nuot-sao
Cột sáng phát ra ngoài hố đen sau khi một ngôi sao bị nuốt. Ảnh: NASA
Theo Independent, trong quá trình theo dõi một ngôi sao có kích thước tương đương Mặt Trời, các nhà khoa học nhận thấy nó bị kéo ra khỏi quỹ đạo quay, lao vào một hố đen siêu lớn rồi bị nuốt chửng, hồi tháng 12/2014.
Từ đó đến cuối tháng 11, nhóm tiếp tục quan sát và thấy một cột sáng bốc lên, thoát ra khỏi rìa hố đen. Đầu tiên các nhà khoa học loại trừ giả thuyết nguồn phát sáng là một đĩa vật chất được gọi là đĩa bồi thêm (accretion disk), hiện tượng thường gặp khi một ngôi sao mới bị nuốt. Sau đó, ánh sáng phát ra ngoài hố đen được nhóm nghiên cứu xác định là của ngôi sao mà nó đã hút vào.
Đây là hiện tượng được quan sát lần đầu tiên. Trước đây, giới khoa học chỉ biết đến hiện tượng hố đen tiêu diệt và nuốt chửng một ngôi sao, chứ chưa từng kết nối sự kiện cột sáng phát ra từ hố đen và ngôi sao bị nuốt chửng với nhau.
"Những sự kiện thế này rất hiếm khi xảy ra", Sjoert van Velzen, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết. "Đây là lần đầu tiên chúng tôi quan sát được tất cả mọi thứ, từ sự phá hủy của một ngôi sao tới sự phóng ra ngoài hố đen của một cột sáng hình nón sau đó. Chúng tôi đã theo dõi cột sáng này trong nhiều tháng. Các nỗ lực trước đây tìm kiếm nó đều không mang lại kết quả nào".
Nhóm nghiên cứu sử dụng kính thiên văn vô tuyến để tìm hiểu các hiệu ứng sau khi một ngôi sao bị phá hủy.
Hố đen siêu lớn được cho là tồn tại ở ngoài rìa (?) các thiên hà khổng lồ. Cái đang được quan sát chỉ có kích thước gấp khoảng một triệu lần Mặt Trời, nhưng đủ để dễ dàng nuốt chửng một ngôi sao. Nó thuộc về một thiên hà cách Trái Đất khoảng 300 triệu năm ánh sáng.
"Hiện tượng hố đen hủy diệt sao rất phức tạp và khó hiểu", van Velzen nói. "Từ các quan sát, chúng tôi thấy rằng, vật chất của ngôi sao bị phá hủy có thể tự tạo thành một dòng chảy nhanh chóng. Đây là dữ liệu có giá trị trong việc xây dựng một lý thuyết giải thích các hiện tượng kiểu này".
Nguyễn Thành Minh
2
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên google+ Email cho bạn bè
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/lan-dau-phat-hien-ho-den-mac-nghen-vi-nuot-sao-3322074.html

Thứ sáu, 23/10/2015 | 09:52 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ sáu, 23/10/2015 | 09:52 GMT+7

Khoảnh khắc siêu hố đen xé toạc và nuốt chửng một ngôi sao

Video do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố cho thấy khoảnh khắc một ngôi sao bị siêu hố đen lớn hơn Mặt Trời vài triệu lần xé toạc và nuốt chửng.

(Video minh họa )

Theo IB Times, video đồ họa do Trung tâm Nghiên cứu Không gian Goddard thuộc NASA sản xuất, hé lộ số phận của ngôi sao khi đến gần hố đen và chịu tác động của lực thủy triều mạnh. Trường hợp này có tên gọi là "sự gián đoạn thủy triều", khi một số mảnh vụn sao lao vụt đi ở tốc độ cao trong khi phần còn lại rơi vào hố đen, tạo ra vầng ánh sáng năng lượng cao dạng tia X lưu lại vài năm.
Video đồ họa ra đời dựa trên những phát hiện từ bộ ba kính viễn vọng xoay quanh quỹ đạo Trái Đất tên Chandra X-ray Observatory, Swift Gamma-ray Burst Explorer và XMM-Newton, có nhiệm vụ thu thập những phần dữ liệu khác nhau về môi trường khắc nghiệt xung quanh hố đen.
Trường hợp gián đoạn thủy triều mà các kính viễn vọng đang theo dõi là ASASSN-14li, gắn liền với một siêu hố đen có trọng lượng lớn gấp vài triệu lần so với Mặt Trời. Nó nằm ở trung tâm của PGC 043234, dải ngân hà cách Trái Đất khoảng 290 triệu năm ánh sáng.
Jon Miller, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học Michigan ở Ann Arbor, chia sẻ về tầm quan trọng của các phát hiện trên tạp chí Nature hôm 21/10. "Chúng tôi đã quan sát dấu hiệu của một số trường hợp gián đoạn thủy triều trong các năm và phát triển nhiều quan điểm về hiện tượng này. ASASSN-14li mang đến cơ hội tốt nhất từ trước đến nay để chúng tôi thực sự hiểu rõ những gì xảy ra khi hố đen xé rách một ngôi sao", Miller nói.
Các nhà thiên văn hy vọng có thể tìm ra nhiều trường hợp như ASASSN-14li để kiểm tra mô hình lý thuyết về cách hố đen tác động đến môi trường xung quanh.
Phương Hoa

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/khoanh-khac-sieu-ho-den-xe-toac-va-nuot-chung-mot-ngoi-sao-3300484.html

Thứ hai, 28/9/2015 | 15:19 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ hai, 28/9/2015 | 15:19 GMT+7

Phát hiện hố đen lớn bất thường : lớn gấp 25 tỷ lần so với Mặt Trời

Hố đen có kích thước lớn gấp nhiều lần những hố đen thông thường tại các thiên hà tương tự.
SAGE0536AGN-VMC-9964-1443409579.jpg
Thiên hà SAGE0536AGN có hình elip nằm giữa khung hình. Ảnh: RAS
Theo CNN, hố đen được tìm thấy nằm trong thiên hà SAGE0536AGN có kích thước lớn gấp 350 triệu lần Mặt Trời. Tuy nhiên, thiên hà này chỉ lớn gấp 25 tỷ lần so với Mặt Trời. Với tỉ lệ này, hố đen trên lớn gấp 30 lần so với những hố đen thông thường tại thiên hà có kích thước tương ứng.
Hố đen này lớn hơn sự tưởng tượng của các nhà khoa học rất nhiều, xét theo lý thuyết hiện đại về sự tiến hóa của thiên hà. Kính viễn vọng không gian Spitzer của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện ra thiên hà khoảng 9 tỷ năm tuổi này.
Các nhà thiên văn học ở đại học Keele và Central Lancashire xác nhận sự tồn tại của hố đen ở trung tâm thiên hà SAGE0536AGN bằng cách đo tốc độ luồng khí xoáy quanh nó, sau đó dùng kính viễn vọng lớn Miền nam châu Phi để thu thập dữ liệu nhằm xác định kích thước hố đen. Nghiên cứu trên được công bố trong nguyệt san tháng 9 của Hiệp hội Thiên văn học Hoàng gia Anh.
"Thiên hà thường có khối lượng rất lớn, hố đen ở lõi của nó cũng vậy. Tuy nhiên, hố đen này thực sự quá lớn so với thiên hà của nó, lẽ ra nó không thể lớn đến mức như vậy", tiến sĩ Jacco van Loon, nhà vật lý thiên văn ở đại học Keele kiêm tác giả chính của báo cáo cho biết.
Trong thiên hà bình thường, hố đen sẽ tăng trưởng cùng tỷ lệ với thiên hà, nhưng hố đen ở SAGE0536AGN phát triển nhanh hơn rất nhiều, hoặc là thiên hà đó đã ngừng phát triển trước thời hạn.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện một thiên hà có hố đen kỳ lạ như vậy. Họ hy vọng sẽ phát hiện thêm được nhiều thiên hà tương tự, để kiểm chứng liệu SAGE0536AGN là "kẻ lập dị", hay đơn giản là đối tượng trong một lớp thiên hà mới.
Hồng Hạnh

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/phat-hien-ho-den-lon-bat-thuong-3286352.html


Geen opmerkingen:

Een reactie posten