donderdag 17 december 2015

Hoa Kỳ tăng lãi suất có hệ lụy toàn cầu?

Hoa Kỳ tăng lãi suất có hệ lụy toàn cầu?

  • 17 tháng 12 2015
Image copyright AFP
Một phần tư của một phần trăm. Nghe thì không nhiều - nhưng nó có ý nghĩa rất lớn.
Sau gần một thập niên được xem là nỗ lực kinh tế toàn cầu - và thử nghiệm - để cứu thế giới khỏi thảm họa tài chính, cuối cùng thì Cục Dự trữ Liên bang (Fed), các ngân hàng trung ương của nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã quyết định cố thử động tác "bình thường hóa".
Đưa các nền kinh tế "trở lại bình thường" luôn là niềm hy vọng trong thời gian thử thách khi hệ thống tài chính đang có nguy cơ sụp đổ.
Các ngân hàng trung ương trên thế giới cắt giảm lãi suất gần bằng không và tạo ra hàng tỷ đôla hỗ trợ cho các chính phủ và các nền kinh tế.
Tôi không chắc rằng có ai đó lại nghĩ rằng, tám năm trôi qua, chúng ta sẽ vẫn ở trong một thế giới gần như lãi suất bằng không. Hoặc, trong trường hợp như khu vực châu Âu là một thế giới với lãi suất âm.

Thiệt hại cơ bản

Cuộc khủng hoảng tài chính - khủng hoảng ngân hàng vốn làm hủy hoại niềm tin và đặt thế giới vào thế “không đùa với rủi ro” - về cơ bản đã gây hại cho nền kinh tế toàn cầu so với nhiều dự đoán ban đầu.
Trả hết nợ - giảm nợ - và không gánh thêm rủi ro hơn đã trở thành mệnh lệnh ngày nay đối với các chính phủ, các ngân hàng và doanh nghiệp đi vay quá nhiều cũng như người tiêu dùng đã trở nghiện tiêu xài bằng tiền đi vay.
Image copyright Getty Images
Image caption Kinh tế Hoa Kỳ được xem là vững chắc hơn trong lúc này.
Bây giờ Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã nâng lãi suất lên một ngưỡng nhỏ.
Việc tăng này là “liều thuốc nhẹ", với tuyên bố của Fed nói rõ rằng bất kỳ việc tăng lãi suất nào trong tương lai sẽ "dần dần".
Về cơ bản, việc tăng lãi suất là một tín hiệu về sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ và cho thấy rằng chủ tịch của Fed, Janet Yellen, tin rằng hành trình dài ngày trở lại với điều kiện kinh tế bình thường hơn có thể được bắt đầu.
Tỷ lệ người việc làm ở Mỹ đang cao và tăng trưởng ở mức chỉ hơn 2%.
Bà Yellen, một thống đốc thận trọng, không muốn vung tay quá chán. Bà cho biết tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ là "khiêm tốn". Và lạm phát là dưới mục tiêu đề ra.

Ảnh hưởng toàn cầu

Khi Mỹ cử động, phần còn lại của thế giới phải để tâm.
Lãi suất tăng của Mỹ có thể có nghĩa là phải trả nợ nhiều hơn đối với các chính phủ đang và doanh nghiệp tại các thị trường đang phát triển – bởi số tiền họ đi vay được tính bằng đôla.
Và với lãi suất cao hơn ở Mỹ, vốn đầu tư sẽ được khuyến khích tại Mỹ và xa rời châu Á để săn tìm lợi nhuận nhiều hơn.
Điều đó cũng có thể ảnh hưởng đến Châu Âu.
Trong khi đó, đồng đôla mạnh hơn nhờ tăng lãi suất có thể tốt cho nền kinh tế châu Âu và châu Á vì xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ tốn ít chi phí hơn.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten