Tin tức / Sức khỏe
Cộng đồng toàn cầu tiến xa trong cuộc chiến chống HIV/AIDS
Một cô gái Kenya 16 tuổi HIV dương tính, có mẹ đã chết do các biến chứng liên quan đến AIDS, kể lại kinh nghiệm của mình với điều kiện giấu tên vì tuổi tác và tránh sự kỳ thị trong cộng đồng.
01.12.2015
Hơn 35 triệu người trên khắp thế giới bị nhiễm HIV, một chứng bệnh vừa phòng ngừa vừa chữa trị được. Y học đã đi được một bước dài kể từ những ngày mà có HIV dương tính tự động đồng nghĩa với án tử hình. Ngày nay, nếu những người bị nhiễm HIV dùng thuốc chống virut, thì số lượng virut trong máu có thể giảm xuống mức nhỏ đến độ không thể nào gây lây nhiễm cho người khác.
Ngoài ra, một loại thuốc viên mới có thể phòng ngừa lây nhiễm HIV cho những người không bị bệnh. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Hoa Kỳ cho hay khi một loại thuốc dự phòng trước khi bị lây nhiễm, còn gọi là thuốc viên Prep (Prep pill) được sử dụng liên tục, thì rủi ro bị lây nhiễm HIV nơi người có nguy cơ cao có thể được cắt giảm tới 92%. Cơ quan này nói Prep có tiềm năng xoay chuyển chiều hướng của HIV.
Chấm dứt Dịch bệnh
Cộng đồng toàn cầu đã tiến rất xa trong cuộc chiến chống HIV/AIDS. Bác sĩ Anthony Fauci đã dành phần lớn cuộc đời mình tại Viện Y học Quốc gia, nơi ông đã làm việc để sản xuất ra một liệu pháp cho virut và một loại thuốc chủng ngừa để chận bệnh. Bác sĩ Fauci nói các loại thuốc chống virut để điều trị bệnh AIDS đã làm thay đổi hướng đi của dịch bệnh, ngay cả ở châu Phi phía nam sa mạc Sahara, là nơi chiếm 70% các ca bệnh AIDS.
Bác sĩ Fauci nói với đài VOA: “Nếu ta nhìn vào hướng đi của dịch bệnh, thì ta đang trên con đường tiến tới việc chấm dứt dịch bệnh trong nghĩa là ‘ở tình trạng mà ta biết’ bởi vì ta luôn biết rằng dịch bệnh có xu hướng đi lên, nay đã đứng yên và bắt đầu đi xuống. Và chúng ta bắt đầu nhìn thấy chiều hướng đi xuống đó. Bác sĩ Fauci cảnh báo rằng chúng ta phải thận trọng về thành quả đó bởi vì dịch bệnh còn lâu mới chấm dứt. Vẫn còn 37 triệu người sống với HIV, 2 triệu ca lây nhiễm mới mỗi năm và hơn 1 triệu cái chết mỗi năm.
UNAIDS báo cáo số ca lây nhiễm HIV mới đã giảm xuống 35% kể từ năm 2000, nhưng chưa đầy một nửa (41%) số người trưởng thành bị lây nhiễm và chưa đầy 1 phần ba trẻ em bị lây nhiễm (32%) đang được trị liệu bằng thuốc chống virut. Trong khi những con số đó chưa đạt được mức lý tưởng, đó vẫn là một sự gia tăng to lớn so với số người được điều trị cách đây 5 năm. Một sự thay đổi khác: bởi vì trên 70% phụ nữ mang thai được cấp thuốc chống virut, nên số trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV đã giảm xuống một cách đáng kể. Đó là lý do vì sao bác sĩ Fauci nói chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm trong việc chấm dứt dịch bệnh.
Sự gia tăng dân số sẽ tác động đến HIV
Một sự thay đổi về dân số có thể hoặc dẫn đến tình trạng giảm thiểu hay lại bùng nổ trở lại ở châu Phi phía nam sa mạc Sahara. Bác sĩ Deborah Birx, Phối hợp viên AIDS Toàn cầu tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói nhờ một chiến dịch toàn cầu giảm nghèo và ngăn chặn sự lây lan bệnh AIDS mà nay số thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi ở châu Phi phía nam sa mạc Sahara tăng thêm từ 30 đến 40% so với lúc bắt đầu thế kỷ thứ 21. Và bà nói với đài VOA rằng, những người trẻ tuổi này có rủi ro bị nhiễm HIV. “Đàn ông lớn tuổi hơn đang gây lây nhiễm cho phụ nữ trẻ, và rồi những người phụ nữ trẻ này 5 hay 6 năm sau đó lại gây lây nhiễm cho các bạn tình nam giới trẻ ở độ tuổi trên 20. Vì thế nếu muốn thay đổi toàn bộ hướng đi của dịch bệnh HIV, ta phải đưa những người đàn ông lớn tuổi vào chương trình trị liệu giúp cho phụ nữ trẻ không bị lây nhiễm HIV.”
Đương nhiên HIV không phải chỉ giới hạn ở châu Phi. UNAIDS báo cáo rằng Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ chiếm 78% số ca lây nhiễm HIV mới ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương, và Thái Lan và Campuchia là 2 nước Á châu duy nhất có tỷ lệ trên 50% những người sống với HIV được điều trị bằng thuốc chống virut.
Biết rõ về hiện trạng là cấp thiết
Một trong những vấn đề có thể gây trở ngại cho các mục tiêu chấm dứt dịch bệnh là đa số người không biết rõ về hiện trạng của mình, có nghĩa là họ không biết họ cần phải trị liệu và có rủi ro gây lây nhiễm cho người khác. Chỉ có 54% trong tất cả những người sống với HIV biết mình mang virut trong người, theo các số liệu thống kê của LHQ. Tại Hoa Kỳ, con số đó vào khoảng 12 phần trăm, theo CDC.
Một nhà hoạt động về bệnh AIDS,ông Rodney McCoy cho rằng một trong những trở ngại lớn nhất cho việc được thử nghiệm và điều trị là thành kiến. “Cách thức chúng ta nhìn những người bị HIV, chúng ta có xu hướng gây hổ thẹn, hay thương hại, hay ghê tởm, hoặc bất cứ điều gì khác. Việc ấy sẽ không gây dễ dàng cho việc nêu vấn đề ra.”
‘Tất cả đều trở lại vấn đề thành kiến. Hãy nghĩ về điều này, khi chúng ta trở về nhà trong những ngày lễ, vì mùa lễ sắp tới, nếu chúng ta gặp gia đình, hay gặp bạn bè, hãy đề cập tới một cách tự nhiên, “Ồ, tôi đã làm một việc có liên quan đến HIV.” Hãy quan sát phản ứng. Có phần chắc là bạn sẽ chứng kiến sự kinh ngạc, hay lúng túng, “Ở đâu thế,” thay vì, “Hãy kể cho tôi nghe thêm, tôi muốn biết rõ hơn. Cái gì vậy?” Mọi người vẫn còn e sợ không muốn nói về HIV. Mọi người vẫn còn e sợ không muốn thừa nhận đó là một vấn đề. Mọi người muốn nói về vấn đề đó bằng tín hiệu, ‘Bạn có sạch không, bạn có tốt không, có OK không?’ Mọi người vẫn còn e sợ nói ba chữ (HIV).”
Ông McCoy nhận thấy mọi người rất miễn cưỡng nói những chữ H-I-V. Ông làm việc với NovaSalud, một tổ chức phi lợi nhuận ở bắc Virginia cung cấp việc xét nghiệm HIV miễn phí, giới thiệu cho các dịch vụ y tế và giáo dục về HIV. Ông McCoy đã bị nhiễm HIV 14 năm nay. Trông ông rất mạnh khỏe. Ông đang cố gắng xây dựng một cộng đồng không có HIV, và ông nói điều đó có thể làm được. Nhưng theo ông trước hết, mọi người phải cảm thấy thoải mái khi nói về virut một cách không phê phán.
“Tôi thực sự trông đợi vào thế hệ kế tiếp. Điều trớ trêu là những người trẻ có nhiều rủi ro nhất, tuổi từ 13 đến 24, 25, nhất là những người thuộc nam giới trẻ tuổi, da đen, đồng tính và lưỡng giới, tôi muốn thế hệ đó sẽ là thế hệ không mắc bệnh AIDS. Tôi muốn họ xét nghiệm. Tôi muốn họ bàn luận về HIV, tôi muốn biến những câu hỏi này thành thường lê, “bạn có giấy tờ chưa? Bạn đã được xét nghiệm chưa” tôi muốn họ nhìn chúng ta và nói, “Anh có vấn đề ư? Anh không biết điều này là có thực à?” Và tôi nói ra điều đó khi tôi nói chuyện với tư cách chuyên môn và cá nhân với những người trẻ. Tôi muốn nói rất rõ ràng rằng, “Các bạn sẽ là một thế hệ không có HIV, và các bạn sẽ kể cho chúng tôi nghe một vài điều.”
Mục tiêu của UNAIDS là chấm dứt dịch bệnh trong 15 năm tới. Sẽ phải mất nhiều tiền hơn, nhiều hậu thuẫn chính trị hơn, nhiều công sức hơn từ phía các bác sĩ, những người hoạt động và các tổ chức AIDS, và nói chung, nhiều sự cam kết hơn từ phía tất cả mọi người.
Bác sĩ Fauci nói trừ phi các nỗ lực chấm dứt dịch bệnh được tăng cường, thì dịch bệnh AIDS “dứt khoát sẽ bùng phát trở lại.”
http://www.voatiengviet.com/content/cong-dong-toan-cau-tien-xa-trong-cuoc-chien-chong-hiv-aids/3082793.html
Ngoài ra, một loại thuốc viên mới có thể phòng ngừa lây nhiễm HIV cho những người không bị bệnh. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Hoa Kỳ cho hay khi một loại thuốc dự phòng trước khi bị lây nhiễm, còn gọi là thuốc viên Prep (Prep pill) được sử dụng liên tục, thì rủi ro bị lây nhiễm HIV nơi người có nguy cơ cao có thể được cắt giảm tới 92%. Cơ quan này nói Prep có tiềm năng xoay chuyển chiều hướng của HIV.
Chấm dứt Dịch bệnh
Cộng đồng toàn cầu đã tiến rất xa trong cuộc chiến chống HIV/AIDS. Bác sĩ Anthony Fauci đã dành phần lớn cuộc đời mình tại Viện Y học Quốc gia, nơi ông đã làm việc để sản xuất ra một liệu pháp cho virut và một loại thuốc chủng ngừa để chận bệnh. Bác sĩ Fauci nói các loại thuốc chống virut để điều trị bệnh AIDS đã làm thay đổi hướng đi của dịch bệnh, ngay cả ở châu Phi phía nam sa mạc Sahara, là nơi chiếm 70% các ca bệnh AIDS.
Bác sĩ Fauci nói với đài VOA: “Nếu ta nhìn vào hướng đi của dịch bệnh, thì ta đang trên con đường tiến tới việc chấm dứt dịch bệnh trong nghĩa là ‘ở tình trạng mà ta biết’ bởi vì ta luôn biết rằng dịch bệnh có xu hướng đi lên, nay đã đứng yên và bắt đầu đi xuống. Và chúng ta bắt đầu nhìn thấy chiều hướng đi xuống đó. Bác sĩ Fauci cảnh báo rằng chúng ta phải thận trọng về thành quả đó bởi vì dịch bệnh còn lâu mới chấm dứt. Vẫn còn 37 triệu người sống với HIV, 2 triệu ca lây nhiễm mới mỗi năm và hơn 1 triệu cái chết mỗi năm.
UNAIDS báo cáo số ca lây nhiễm HIV mới đã giảm xuống 35% kể từ năm 2000, nhưng chưa đầy một nửa (41%) số người trưởng thành bị lây nhiễm và chưa đầy 1 phần ba trẻ em bị lây nhiễm (32%) đang được trị liệu bằng thuốc chống virut. Trong khi những con số đó chưa đạt được mức lý tưởng, đó vẫn là một sự gia tăng to lớn so với số người được điều trị cách đây 5 năm. Một sự thay đổi khác: bởi vì trên 70% phụ nữ mang thai được cấp thuốc chống virut, nên số trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV đã giảm xuống một cách đáng kể. Đó là lý do vì sao bác sĩ Fauci nói chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm trong việc chấm dứt dịch bệnh.
Sự gia tăng dân số sẽ tác động đến HIV
Một sự thay đổi về dân số có thể hoặc dẫn đến tình trạng giảm thiểu hay lại bùng nổ trở lại ở châu Phi phía nam sa mạc Sahara. Bác sĩ Deborah Birx, Phối hợp viên AIDS Toàn cầu tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói nhờ một chiến dịch toàn cầu giảm nghèo và ngăn chặn sự lây lan bệnh AIDS mà nay số thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi ở châu Phi phía nam sa mạc Sahara tăng thêm từ 30 đến 40% so với lúc bắt đầu thế kỷ thứ 21. Và bà nói với đài VOA rằng, những người trẻ tuổi này có rủi ro bị nhiễm HIV. “Đàn ông lớn tuổi hơn đang gây lây nhiễm cho phụ nữ trẻ, và rồi những người phụ nữ trẻ này 5 hay 6 năm sau đó lại gây lây nhiễm cho các bạn tình nam giới trẻ ở độ tuổi trên 20. Vì thế nếu muốn thay đổi toàn bộ hướng đi của dịch bệnh HIV, ta phải đưa những người đàn ông lớn tuổi vào chương trình trị liệu giúp cho phụ nữ trẻ không bị lây nhiễm HIV.”
Đương nhiên HIV không phải chỉ giới hạn ở châu Phi. UNAIDS báo cáo rằng Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ chiếm 78% số ca lây nhiễm HIV mới ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương, và Thái Lan và Campuchia là 2 nước Á châu duy nhất có tỷ lệ trên 50% những người sống với HIV được điều trị bằng thuốc chống virut.
Biết rõ về hiện trạng là cấp thiết
Một trong những vấn đề có thể gây trở ngại cho các mục tiêu chấm dứt dịch bệnh là đa số người không biết rõ về hiện trạng của mình, có nghĩa là họ không biết họ cần phải trị liệu và có rủi ro gây lây nhiễm cho người khác. Chỉ có 54% trong tất cả những người sống với HIV biết mình mang virut trong người, theo các số liệu thống kê của LHQ. Tại Hoa Kỳ, con số đó vào khoảng 12 phần trăm, theo CDC.
Một nhà hoạt động về bệnh AIDS,ông Rodney McCoy cho rằng một trong những trở ngại lớn nhất cho việc được thử nghiệm và điều trị là thành kiến. “Cách thức chúng ta nhìn những người bị HIV, chúng ta có xu hướng gây hổ thẹn, hay thương hại, hay ghê tởm, hoặc bất cứ điều gì khác. Việc ấy sẽ không gây dễ dàng cho việc nêu vấn đề ra.”
‘Tất cả đều trở lại vấn đề thành kiến. Hãy nghĩ về điều này, khi chúng ta trở về nhà trong những ngày lễ, vì mùa lễ sắp tới, nếu chúng ta gặp gia đình, hay gặp bạn bè, hãy đề cập tới một cách tự nhiên, “Ồ, tôi đã làm một việc có liên quan đến HIV.” Hãy quan sát phản ứng. Có phần chắc là bạn sẽ chứng kiến sự kinh ngạc, hay lúng túng, “Ở đâu thế,” thay vì, “Hãy kể cho tôi nghe thêm, tôi muốn biết rõ hơn. Cái gì vậy?” Mọi người vẫn còn e sợ không muốn nói về HIV. Mọi người vẫn còn e sợ không muốn thừa nhận đó là một vấn đề. Mọi người muốn nói về vấn đề đó bằng tín hiệu, ‘Bạn có sạch không, bạn có tốt không, có OK không?’ Mọi người vẫn còn e sợ nói ba chữ (HIV).”
Ông McCoy nhận thấy mọi người rất miễn cưỡng nói những chữ H-I-V. Ông làm việc với NovaSalud, một tổ chức phi lợi nhuận ở bắc Virginia cung cấp việc xét nghiệm HIV miễn phí, giới thiệu cho các dịch vụ y tế và giáo dục về HIV. Ông McCoy đã bị nhiễm HIV 14 năm nay. Trông ông rất mạnh khỏe. Ông đang cố gắng xây dựng một cộng đồng không có HIV, và ông nói điều đó có thể làm được. Nhưng theo ông trước hết, mọi người phải cảm thấy thoải mái khi nói về virut một cách không phê phán.
“Tôi thực sự trông đợi vào thế hệ kế tiếp. Điều trớ trêu là những người trẻ có nhiều rủi ro nhất, tuổi từ 13 đến 24, 25, nhất là những người thuộc nam giới trẻ tuổi, da đen, đồng tính và lưỡng giới, tôi muốn thế hệ đó sẽ là thế hệ không mắc bệnh AIDS. Tôi muốn họ xét nghiệm. Tôi muốn họ bàn luận về HIV, tôi muốn biến những câu hỏi này thành thường lê, “bạn có giấy tờ chưa? Bạn đã được xét nghiệm chưa” tôi muốn họ nhìn chúng ta và nói, “Anh có vấn đề ư? Anh không biết điều này là có thực à?” Và tôi nói ra điều đó khi tôi nói chuyện với tư cách chuyên môn và cá nhân với những người trẻ. Tôi muốn nói rất rõ ràng rằng, “Các bạn sẽ là một thế hệ không có HIV, và các bạn sẽ kể cho chúng tôi nghe một vài điều.”
Mục tiêu của UNAIDS là chấm dứt dịch bệnh trong 15 năm tới. Sẽ phải mất nhiều tiền hơn, nhiều hậu thuẫn chính trị hơn, nhiều công sức hơn từ phía các bác sĩ, những người hoạt động và các tổ chức AIDS, và nói chung, nhiều sự cam kết hơn từ phía tất cả mọi người.
Bác sĩ Fauci nói trừ phi các nỗ lực chấm dứt dịch bệnh được tăng cường, thì dịch bệnh AIDS “dứt khoát sẽ bùng phát trở lại.”
http://www.voatiengviet.com/content/cong-dong-toan-cau-tien-xa-trong-cuoc-chien-chong-hiv-aids/3082793.html
Tin tức / Sức khỏe
WHO kêu gọi dùng thuốc kháng vi rút để chữa lây nhiễm HIV
01.12.2015
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay đánh dấu Ngày AIDS Thế giới với tuyên bố phải nới rộng cách điều trị bằng thuốc kháng vi rút cho tất cả những người nhiễm HIV.
Cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc cho biết khoảng 16 triệu trong số 37 triệu người nhiễm HIV hiện được chữa trị bằng thuốc kháng vi rút, và sự phổ cập liệu pháp này là cách để chấm dứt đại dịch AIDS trong vòng một thế hệ.
Hoa Kỳ hôm nay cũng loan báo một kế hoạch mới, tập trung vào sự nới rộng các cuộc xét nghiệm, dùng thuốc kháng vi rút để chữa trị cho tất cả những người nhiễm HIV, cung cấp thuốc này cho những người có rủi ro nhiễm HIV, và loại bỏ những thiên kiến và sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV.
Trong số 37 triệu người nhiễm HIV, 28 triệu người sinh sống trong vùng phía nam sa mạc Sahara, nơi chiếm 70% các ca lây nhiễm mới.
Ngày AIDS Thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 1 tháng 12 từ năm 1988 như một dịp để bày tỏ sự hỗ trợ cho những người đang sống với HIV/AIDS, tưởng nhớ những người qua đời và ra sức chống lại dịch bệnh nguy hiểm này.
Cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc cho biết khoảng 16 triệu trong số 37 triệu người nhiễm HIV hiện được chữa trị bằng thuốc kháng vi rút, và sự phổ cập liệu pháp này là cách để chấm dứt đại dịch AIDS trong vòng một thế hệ.
Hoa Kỳ hôm nay cũng loan báo một kế hoạch mới, tập trung vào sự nới rộng các cuộc xét nghiệm, dùng thuốc kháng vi rút để chữa trị cho tất cả những người nhiễm HIV, cung cấp thuốc này cho những người có rủi ro nhiễm HIV, và loại bỏ những thiên kiến và sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV.
Trong số 37 triệu người nhiễm HIV, 28 triệu người sinh sống trong vùng phía nam sa mạc Sahara, nơi chiếm 70% các ca lây nhiễm mới.
Ngày AIDS Thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 1 tháng 12 từ năm 1988 như một dịp để bày tỏ sự hỗ trợ cho những người đang sống với HIV/AIDS, tưởng nhớ những người qua đời và ra sức chống lại dịch bệnh nguy hiểm này.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten